2 Đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) hay nhất

0
63
Rate this post

Cùng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống của tác giả Hoàng Cầm để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu trong các kì thi sắp tới.

Đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống – Đề số 1

Đọc đoạn thơ trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và thực hiện các yêu cầu:

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2. Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3. Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo

Câu 2.

* Biện pháp tu từ:

– Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

– Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng.

* Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng.

Câu 3.

Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

……………………………………

Đề đọc hiểu Bên kia sông Đuống – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.17)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả.

Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ?

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay.

Lời giải chi tiết

Câu 1 (0,5 điểm):

Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2 (0,5 điểm):

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả: khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 3 (1,0 điểm):

Tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ:

– Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

– Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.

– Lòng căm thù quân xâm lược.

Câu 4 (1,0 điểm):

Thí sinh có thể trình bàu suy nghĩ theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các nội dung:

Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương (hiện nay: thời bình)

Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.

………………………………..

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-doc-hieu-ben-kia-song-duong-hoang-cam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp