4 Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết

0
8413
5/5 - (1 bình chọn)

4 Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết được tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Đò Lèn đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm.

Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà.

Lời giải:

Từ “lảo đảo” gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say; từ “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.

Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó?

Lời giải:

Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”.

Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh.

=> Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lẫn niềm ân hận về sự vô tình vô tâm đối với bà qua những hình ảnh tương phản đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng.

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Lời giải:

Có thể trình bày một trong các thông điệp sau:

  • Sống trong đời sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên sống vô tình, vô tâm.
  • Hãy sống và quan tâm đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân.
  • Sống hãy biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm.
  • Lỗi lầm vì vô tình vô tâm là khó tránh khỏi trong đời. Điều quan trọng là hãy biết cảnh tỉnh.

Những hình ảnh đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng đã gửi gắm thông điệp: hãy luôn quan tâm và yêu thương những người thân yêu, dù trong hoàn cảnh nào cũng đừng sống vô tình, vô nghĩa.

Đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên là gì?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả

Câu 2. Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả được tái hiện qua những từ ngữ nào?

Lời giải:

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả được tái hiện qua những từ ngữ: Câu cá, níu váy bà đi chợ, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, ….

Câu 3. Từ láy “thập thững” trong câu thơ “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” gợi tả đều gì?

Lời giải:

Từ “thập thững”: gợi tả dáng đi không vững chãi, thậm chí siêu vẹo….

Câu 4. Cảm nhận của em về hình ảnh người bà qua bài thơ.

Lời giải:

Hình ảnh người bà hiện lên lầm lụi, tảo tần, nhọc nhằn một nắng hai sương. Bà lặng lẽ nhận lấy mọi nổi chìm, lận đận để giữ cho cháu một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, trong trẻo. Bà bao bọc cháu trong tình yêu thương…

Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) nêu lên suy nghĩ của em về 4 câu thơ cuối

Lời giải:

Học sinh nêu được:

– Hai dòng đầu: điểm nhìn là người lính từng trải, khung cảnh quen thuộc làm sống dậy cả một thời quá khứ…

– Hai dòng cuối: tâm trạng xót xa, ngậm ngùi, ân hận, tiếc nuối… thể hiện niềm yêu kính, lòng biết ơn đối với bà.

* Lưu ý: câu 4, 5 HS có thể trả lời khác với hướng dẫn chấm, miễn hợp lí và thuyết phục vẫn cho điểm tối đa.

Đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ thứ ba.

Lời giải:

– Từ láy “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong tâm trí và.cảm xúc nhớ thương của tác giả về bà.

– Phép liệt kê các hành động: bà mò cua, xúc tép, gánh chè; các địa danh: đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao. Tác dụng tăng tính biểu cảm, nhấn mạnh nỗi cơ cực của bà trong những đêm đông lạnh.

– Phép đối lập: giữa cái hồn nhiên, vô tư tinh nghịch của cháu khi còn thơ bé với sự nhọc nhằn, lam lũ, vất vả của bà. Tác dụng thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng và ngậm ngùi, day dứt của tác giả trong nỗi nhớ bà.

Câu 2. Trong đoạn thơ tác giả nhắc đến những địa danh nào ? Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ dành cho bà và quê hương Thanh Hóa?

Lời giải:

– Các địa danh được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ: cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Ba Trại.

– Các địa danh trên đã bộc lộ tình cảm của nhà thơ: nhớ thương kỉ niệm tuổi thơ; thấu hiểu, xót xa, trân trọng, yêu kính bà tảo tần; tự hào, gắn bó máu thịt đối với mảnh đất Thanh Hoá quê ông.

Câu 3. Thông điệp tình cảm sâu sắc nhất em nhận được từ đoạn thơ trên là gì ? Lý giải vì sao em chọn thông điệp đó ?(Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)

Lời giải:

Có thể rút ra một trong các thông điệp tình cảm sâu sắc sau:

– Đoạn thơ của Nguyễn Duy nhắc nhở mỗi người biết trân quý và hướng tới cái đẹp của hiện thực đời sống tâm hồn, tình cảm, đến những điều thật giản dị nhưng lại có giá trị vĩnh hằng. Bởi đó là những gì gần gũi nhưng có sức mạnh toả sáng, nâng đỡ tâm hồn ta trên hành trình cuộc đời.

– Một trong những tình cảm đẹp nhất ở mỗi người là tình cảm gia đình, quê hương. Bởi đó là khởi nguồn cho tình yêu đất nước.

– Hãy luôn yêu quý, kính trọng những đấng sinh thành (ông bà, cha mẹ…), trân trọng kí ức tuổi thơ, những tình cảm bền vững của quê hương khi còn có thể. Vì đó là nền tảng để con người trưởng thành, đừng vô tâm để phải ân hạn, tiếc nuối.

Đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) – Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

Câu 1. Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào trong kí ức của nhà thơ?

Lời giải:

Cần làm nổi bật các ý chính về hình ảnh người bà trong kí ức của nhà thơ: cuộc sống vất vả, cơ cực và tình yêu thương, đức hi sinh của bà.

Câu 2. Vì sao hình ảnh người bà trong bài thơ có sức ám ảnh, cuốn hút với người đọc?

Lời giải:

Hình ảnh người bà trong bài thơ có sức ám ảnh, cuốn hút với người đọc vì vẻ đẹp chân thực, bình dị, gần gũi; vì tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ… Mỗi người đọc đều có thể tìm thấy ở đó những kỉ niệm, những cảm xúc, trải nghiệm, suy ngẫm của chính mình…

Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện những nhận thức và tình cảm gì của nhân vật trữ tình khi nhớ về bà?

Lời giải:

Có thể khái quát những nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình khi nhớ về bà qua hai khoảng thời gian: thời thơ ấu và khi đã khôn lớn, trưởng thành.

Câu 4. Trong bài Đò Lèn, tác giả chỉ viết hoa một từ mở đầu mỗi khổ thơ. Theo anh/ chị, cách trình bày đó nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Trong tác phẩm Đò Lèn, tác giả chỉ viết hoa từ mở đầu mỗi khổ thơ. Giống với tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy. Cách trình bày này cho thấy sự liền mạch và dòng cảm xúc tuôn trào của tác giả. Những kỉ niệm về tuổi thơ, về bà, về những kỉ niệm hái me, nghịch tượng phật, hái nhãn cứ thế mà tuôn về trong kí ức, thành dòng, thành dòng.

Câu 5. Xác định tên và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp trong đoạn thơ cuối.

Lời giải:

– Phép điệp ngữ: bà

– Phép liệt kê: mò cua xúc tép ở đồng Quan,đi gánh chè xanh Ba Trại

– Đảo ngữ: thập thững

Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc sống vất vả, cơ cực và đức hi sinh cao cả của bà.

Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Từ những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh bà tảo tần, lam lũ, tác giả đã bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn lẫn xót xa, day dứt của mình đối với người bà kính yêu. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương sâu nặng trong ông.

Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn thơ:

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Lời giải:

Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu: thích vui chơi, nghịch ngợm những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá,…Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quê hương và nỗi nhớ bà tha thiết.

Câu 8. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.

Lời giải:

Trường từ vựng về hoạt động của con người: níu, bắt, ăn trộm, chơi, đi, mò, xúc, gánh.

Câu 9. Xác định từ loại của các từ sau:

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Lời giải:

– Danh từ: cống Na, cá, chim sẻ, vành tai tượng Phật, nhãn, chùa Trần

– Động từ: ra, câu, bắt, ăn trộm

– Tính từ: nhỏ

Câu 10. Xác định tên và chỉ ra mô hình cấu tạo của các cụm từ sau:

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

Lời giải:

Cụm tính từ: cơ cực (TTN) thế (PS)

Cụm động từ: mò (TTN) cua (PS), xúc (TTN) tép (PS), gánh (TTN) chè xanh (PS), thập thững (TTN) những đêm hàn (PS)

Câu 11. Phân biệt từ láy và từ ghép trong các từ sau: cơ cực, thập thững, lảo đảo.

Lời giải:

Từ láy: cơ cực, thập thững, lảo đảo

Câu 12. Xét về cấu tạo, câu Níu váy bà đi chợ Bình Lâm thuộc kiểu câu gì?

Lời giải:

Xét về cấu tạo, câu “Níu váy bà đi chợ Bình Lâm” là câu rút gọn, lược bớt thành phần chủ ngữ “tôi”

Câu 13. Xét về mục đích nói, câu Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá thuộc kiểu câu gì?

Lời giải:

Xét về mục đích nói, câu “Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá” thuộc kiểu câu trần thuật

9 Câu hỏi bài Đò Lèn thường gặp trong đề đọc hiểu

Câu 1. Thể loại của bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Thể loại của bài thơ Đò lèn là thể thơ 8 chữ.

Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đò lèn:

– Bài thơ được sáng tác vào tháng 9 – 1983 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.

– In trong tập thơ Ánh Trăng (1984).

Câu 3. Giá trị nội dung của bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Giá trị nội dung của bài thơ Đò lèn:

– Những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy đã gợi ra một miền quê cơ cực, từng phải chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của chiến tranh.

– Tình cảm yêu thương sâu sắc giữa hai bà cháu

– Hình bóng người lao động Việt Nam ở mọi miền quê: lam lũ, nghèo khó mà cần cù, nhân hậu, rất giàu tình cảm đối với cội nguồn, với văn hóa truyền thống…

Câu 4. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn:

– Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.

– Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian.

Câu 5. Chủ đề của bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Chủ đề của bài thơ Đò lèn qua những kí ức tuổi thơ gắn liền với người bà và địa danh thân thuộc quê hương, tác giả đã bộc lộ tình yêu quê hương và bộc lộ những giá trị thức tỉnh rất nhân bản.

Câu 6. Cách nhìn quen thuộc và mới mẻ về cái tôi thời nhỏ của tác giả trong bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Cách nhìn của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình:

– Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm xem hội… níu váy bà đòi đi chợ…

=> Kỉ niệm tuổi thơ vui tươi, tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên. Những địa danh cụ thể, thân quen gắn liền với những hiếu động, nghịch ngợm của trẻ nhỏ được nhắc đến, hiện lên đầy sinh động và gần gũi, như mở ra vùng kí ức thơ dại, chạm đến những kỉ niệm sâu lắng nhất trong lòng người.

– Nét mới: kể những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ và được nhắc tới một cách chân thực rất sinh động Ăn trộm nhãn chùa Trần, khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua => Cách nhìn thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp.

Câu 7. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình trong bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

Tình cảm sâu nặng đối với người bà:

– Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm.

  • Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .

=> Lam lũ, vất vả, cơ cực, tần tảo, yêu thương.

– Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:

  • Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
  • Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng: khi tôi biết thương bà thì đã muộn/bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

Câu 8. Cách thể hiện tình thương bà của tác giả trong bài thơ Đò lèn?

Lời giải:

– Sử dụng thủ pháp đối lập:

  • Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
  • Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
  • Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.

=> Thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.

– Sử dụng phép so sánh đối chiếu:

  • Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần => tương đồng.
  • Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản.

=> Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.

– Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.

Câu 9. So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn).

Lời giải:

* Nguyễn Duy:

– Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật => bộc lộ tình cảm trực tiếp, thẳng thắn, không che đậy dưới bất kì hình ảnh biểu tượng nào.

– Tâm trạng nuối tiếc, ăn năn, hối lỗi muộn màng.

– Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.

* Bằng Việt:

– Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa → làm sống lại những hồi ức, kỉ niệm thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu.

– Thấu hiểu những công lao khó nhọc, vất vả và tình thương muôn vàn của bà.

– Giọng thơ trang trọng, mực thước.

22 Câu hỏi Trắc nghiệm bài Đò Lèn

Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Đò Lèn”:

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ 6 chữ

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ tự do

Câu 2: Giá trị nội dung của bài thơ “Đò Lèn”:

A. Gợi lên những kí ức đẹp đẽ về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần

B. Bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất

C. Sự ân hận của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn:

A. HÌnh ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh của dân gian

B. Vận dụng sáng tạo các thành ngữ và hình ảnh dân gian

C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

D. Sự hòa quyện giữa tính dân gian và phong vị cổ điển

E. Thơ giàu chất suy tưởng

Câu 4: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1983

B. 1984

C. 1985

D. 1986

Câu 5: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu

B. Khi nhà thơ đi công tác, ông nhớ về quê hương của mình, nhớ về những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu

C. Khi nhà thơ tham gia kháng chiến, nhớ về quê hương và người bà của mình

D. Khi nhà thơ sống và công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, ông nhớ về quê hương và người bà của mình, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời ấu thơ.

Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

A. Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tảo tần của bà

B. Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7: Nội dung chính của các đoạn thơ dưới đây:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

A. Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà

B. Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8: Nội dung dưới đây về bài thơ “Đò Lèn” đúng hay sai?

“Hình ảnh người bà hiền lành, đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà”

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi” mang hàm nghĩa:

A. Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ

B. Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10: Câu thơ cuối của bài thơ Đò Lèn thể hiện điều gì?

A. Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ

B. Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 11: Tên một bài thơ em đã được học kể vể hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1?

A. Bếp lửa

B. Ánh trăng

C. Làng

D. Chiếc lược ngà

Câu 12: Hai khổ thơ đầu bài thơ “Đò Lèn”, Nguyễn Duy đã tái hiện lại:

A. Những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

B. Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 13: Những trò chơi tuổi thơ nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ “Đò Lèn”?

A. Bắt chim

B. Trộm nhãn

C. Câu cá

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Việc gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ thể hiện tâm trạng, thái độ gì của tác giả Nguyễn Duy?

A. Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu

B. Cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 15: Những câu thơ nào dưới đây tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý của tác giả Nguyễn Duy?

A. “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

B. “bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đếm hàn”

C. “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

Bà tôi đi bán trứng ở gà Lèn”

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 16: Bài thơ Đò lèn gợi nhắc em nhớ đến tình cảm bà-cháu được thể hiện trong bài thơ nào của nhà thơ Bằng Việt?

A. Tiếng gà trưa

B. Ánh trăng

C. Bếp lửa

D. Mùa xuân nho nhỏ

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy?

A. Có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.

B. Trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm

C. Giàu chất sử thi, chất anh hùng và chất chính luận.

D. Hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta và ở đó ta thấy được sự lắng kết những giá trị vĩnh hằng.

Câu 18: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 19: Nguyễn Duy từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với chùm thơ nào sau đây?

A. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.

B. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Ánh trăng.

C. Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Đãi cát tìm vàng.

D. Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em.

Câu 20: Nội dung chính của bài thơ Đò Lèn là:

A. Gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn.

B. Diễn tả sự ân hận, xót xa của người cháu đối với người bà đã khuất.

C. Hồi ức về tuổi thơ của Nguyễn Duy.

D. Nỗi cơ cực, tần tảo, vất vả của người bà trong những năm đói kém.

Câu 21: Ý nào chính xác nhất về cách thể hiện tình cảm của Nguyễn Duy với bà?

A. Tác giả kể lại những kỉ niệm thiêng liêng về tình cảm bà – cháu

B. Tác giả nhắc lại những ngày tháng bà và cháu cùng trải qua gian khổ.

C. Tác giả tự trách mình khi chưa đền đáp được công ơn nuôi dưỡng của bà. Đó là sự hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua.

D. Tác giả nhớ đến bà với những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm và tình thương vô hạn bà dành cho cháu.

Câu 22: Những địa danh trong kí ức tuổi thơ của tác giả được nhắc tới trong 3 khổ thơ đầu của bài thơ?

A. Đền Cây Thị, cống Na, , Bình Lâm, Ba Trại, Đồng Giao, Quán Cháo, chùa Trần

B. Chợ Bình Lâm, đền Cây Thị, đền Sòng, chùa Trần.

C. Đồng Quan, đền Cây Thị , Đồng Giao, Đồng Quan, chùa Trần, Quán Thơ

D. Đồng Quan, Chợ Bình Lâm, Đồng Giao, đền Sòng, Cây Thi, Đồng Giao

***************

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Đò Lèn (Nguyễn Duy) có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doc-hieu-do-len-nguyen-duy/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp