Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2 (Khởi ngữ và các thành phần biệt lập)

0
37
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Khởi ngữ và các thành phần biệt lập, soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.

Trả lời bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Bài văn tham khảo 1

Bạn đang xem: Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2 (Khởi ngữ và các thành phần biệt lập)

Quê nhà! Có phải ai cũng có một miền quê, nơi đó ta có một mát nhà từng nương náu với bao tình thân tha thiết?

Quê nhà! có phải nơi đó luôn có một dòng sông, và một bờ bến đưa chân ta đi, đón bước ta về? Ôi quê nhà thân yêu! Đó là đề tài tha thiết của bao người! Và của Nguyễn Minh Châu nữa!

Truyện “Bến quê” thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ, có lúc anh phải “thu hết tàn lực” mới “lết dần lết dần” ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy “như mình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất”. Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét”.

Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị, “bằng phẳng” nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Quan nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”,sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.

Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”; “anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ…” mới hai năm trước đây, anh còn đi Công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.

Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở “màu sắc đã nhợt nhạt”. Vòm trời và con sông Hồng, bờ bãi, bến đò… có gì xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ, khi nhà anh ở gần dòng  sông ấy. Sớm nay Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: anh cảm thấy hoa bằng lặng trong tiết lập thu đẹp hơn, “đậm sắc hơn”. Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sống như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sớm đầu thu đang phô ra “một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non-những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. Và bầu trời, vòm trời quê nhà “như cao hơn”…

Bài văn tham khảo 2

Truyện ngắn Bến quê là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Thông qua Bến quê, nhà văn đã gửi gắm những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của mình về con người và cuộc đời. Với bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu tượng, tạo dựng tình huống độc đáo và lối trần thuật đi theo dòng tâm trạng nhân vật, chắc chắn tác phẩm sẽ còn đọng mãi trong lòng những người yêu vẻ đẹp văn chương, thích thú với những tìm tòi, thể nghiệm mới mẻ.

Ghi nhớ

– Khởi ngữ

  • Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  • Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với. Khởi ngữ trong quan hệ với các thành phần câu còn lại

– Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. … Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…).

————-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 SGK ngữ văn 9 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-110-sgk-ngu-van-9-tap-2-khoi-ngu-va-cac-thanh-phan-biet-lap/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp