Bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
78
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô, soạn bài Xưng hô trong hội thoại chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc đoạn trích sau (Trích từ tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài) và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không chút bân tâm.

(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy

.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên. Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó

Trả lời bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày mà biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

-Từ ngữ xưng hô: anh, em (Dế Choắt nói với Dế Mèn), chú mày, ta (Dế Mèn nói với Dế Choắt).

-Từ ngữ xưng hô: tôi, anh (Dế Choắt với Dế Mèn và Dế Mèn nói với Dế Choắt).

  • Đoạn (a): xưng hô bất bình đẳng giữa kẻ ở vị thế yếu (Dế Choắt) cần nhờ và kẻ ở vị thế mạnh, hách dịch (Dế Mèn).
  • Đoạn (b): xưng hô bình đẳng.

Có sự thay đổi về xưng hô từ đoạn (a) sang đoạn (b) vì tình huống giao tiếp thay đổi: vị thế của Dế Choắt và Dế Mèn trở nên bình đẳng vì trước khi chết, Dế Choắt còn khuyên với Dế Mèn với tư cách là một người bạn.

Cách trình bày 2

– Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích:

  • Đoạn (a): Em – anh (Dế Choắt nói với Dế Mèn);
  • Đoạn (b): Ta – chú mày (Dế Mèn nói với Dế Choắt).

– Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô cua Dế Choắt trong hai đoạn trích:

  • Trong đoạn trích (a), sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch.
  • Trong đoạn trích (b), sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng (tôi – anh), không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đôi thoại.

– Giải thích sự thay đổi đó: Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

Cách trình bày 3

– Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn:

+/ Dế Mèn – nhân vật kể chuyện xưng “tôi”

+/ Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ta – chú mày trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).

+/ Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: em – anh trong đoạn trích (1), tôi – anh trong đoạn trích (2).

– Phân tích và giải thích sự thay đổi từ ngữ xưng hô.

+/ Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng và hách dịch. Nhưng trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng (tôi – anh), không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đôi thoại.

+/ Có sự thay đổi về xưng hô như vậy vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

Ghi nhớ

– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hộ cho thích hợp.

—————–

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Xưng hô trong hội thoại trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-38-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp