hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội “thượng lưu” thành thị trước Cách mạng?
Bạn đang xem: Bài 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trả lời bài 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
* Nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
– Nghệ thuật tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.
– Khai thác và sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật đối lập nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để làm nổi bật lên tiếng cười.
– Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt.
– Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.
* Số đỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ trọng Phụng và được đánh giá là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam, kể từ khi có chữ quốc ngữ. Thông qua tác phẩm, nhà văn đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời.
Cách trình bày 2
Nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Số đỏ”:
– Là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối, chạy theo đồng tiền
– Xã hội tri thức, bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng thể hiện:
+ Nhan đề chứa tính hài hước
+ Một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa
+ Thủ phá đối lập làm nổi bật bản chất của nhân vật, xã hội
+ Giọng điệu miêu tả, mỉa mai, giễu nhại
+ Cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo
→ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén trong Hạnh phúc một tang gia, tác giả phê phán thói trưởng giả, sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ
Cách trình bày 3
a) Những nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
– Nhan đề chương đã hàm chứa tính chất hài hước.
– Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá.
– Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người, để từ đó làm bật lên tiếng cười.
– Nghệ thuật miêu tả đám tang.
– Ngôn ngữ mang giọng mỉa mai, giễu nhại.
– Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, những cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo,… đều được sử dụng một cách đan xen linh hoạt. Và tất cả đều đem lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Chẳng hạn, cụ cố tổ chết khiến cho cái đại gia đình bất hiếu này đều hạnh phúc, nhưng mổi người lại có niềm hạnh phúc riêng, tuỳ theo hoàn cảnh của từng người, rất phong phú và đa dạng; từ con cháu trong nhà tới bạn bè của cụ, thậm chí đến cả bọn cảnh sát. Đặc biệt, đám ma được tổ chức rất nhố nhăng, lố bịch và cái đám ma này thực chất là một đám rước; đi đưa ma là cơ hội để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, đùa cợt nhau, tán tỉnh nhau.
b) Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ớ thành thị ngày ấy.
Cách trình bày 4
– Trào phúng là thủ pháp nghệ thuật được xây dựng dựa trên những tương phản, đối lập, mâu thuẫn từ đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Đồng thời cũng làm nên giáo trị phê phán, tố cáo sâu sắc với hiện thực xã hội, con người trong tác phẩm.
– Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
+ Nhan đề trào phúng “Hạnh phúc của một tang gia”: Hạnh phúc – niềm vui tột cùng của con người khi đạt được điều gì đó như mong muốn; tang gia – nỗi đau lớn nhất của một người khi phải mất đi người thân yêu nhất.
=> Nhan đề đầy mâu thuẫn, hai trạng thái cảm xúc tưởng như đối lập và không thể đặt cạnh nay nay lại đứng cạnh nhau để dựng nên một bức tranh khôi hài về xã hội thượng lưu. Nỗi đau đớn lớn nhất của một người lại trở thành niềm hạnh phúc tột cùng của họ. Mỉa mai, châm biếm làm sao!
+ Tình huống trào phúng: Cái chết của cụ tổ cố Hồng lại chính là niềm hạnh phúc cho lũ con cháu. Đây chính là phông nền cho lũ con cháu bộc lộ suy nghĩ và bản chất đồi bại, khốn nạn của mình.
+ Nhân vật trào phúng: Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một hệ thống các nhân vật trào phúng cả bên trong tang quyến lẫn bên ngoài tang quyến. Mỗi người một mục đích, một suy nghĩ khi đến đám tang nhưng đều là những suy nghĩ ích kỉ, đê hèn cho lợi ích cá nhân chứ không hề mảy may thương xót cho người vừa nằm xuống kia.
+ Cảnh tượng trào phúng: Cảnh hạ huyệt ở cuối tác phẩm đã hoàn tất bức tranh của xã hội thương lưu giả dối, thối nát.
– Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán sự đồi bại, thối nát, lố lăng của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những kẻ tự nhận mình là văn minh, là Âu hóa thực chất chỉ là những kẻ với bản chất giả dối, máu lạnh, khốn nạn mà thôi. Trong con người chúng không hề có cảm xúc, các giá trị đạo đức cũng đã không còn.
>>Tham khảo: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Bài 5 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp