Bài 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
33
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.

Đề bài: Tìm hiểu đoạn kết (Từ “xã tắc từ đây…” đến ai nấy đều hay

“):

– Giọng văn ở đoạn này có gì khác với những đoạn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?

Bạn đang xem: Bài 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại, Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

Trả lời bài 5 trang 23 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

– Giọng văn ở đoạn này trịnh trọng hơn các đoạn trên, phù hợp với lời tuyên bố độc lập bởi:

+ Đoạn văn là lời tuyên bố trang nghiêm trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước nay đã được lặp lại. Tương lai tốt đẹp đang chờ đón.

+ Nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh – suy, bĩ – thái mang đậm triết lí phương Đông.

– Bài học lịch sử: Có được chiến công, có nền độc lập là bởi “Nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”… cách nói đề cao truyền thống, khẳng định sức mạnh bền bỉ, ý thức tự tôn của cả dân tộc. Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là người được sống trong hoà bình, độc lập.

Cách trả lời 2:

Đoạn cuối, giọng văn trầm lắng, tự hào. Bởi những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

– Lời tuyên bố độc lập được tác giả đồng thời rút ra bài học lịch sử: thế sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Vị thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc.

– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống, sức mạnh thời đại: hiện thực hôm nay, tương lai ngày mai “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”.

– Càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta.

Tham khảo thêm: Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Cách trả lời 3:

– Giọng văn ở đoạn này khác với đoạn văn trên là nó đã chuyển từ hào hùng sang trầm lắng, tự hào, trang trọng. Có sự khác nhau đó là vì: đây là lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

– Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại, Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử. Đó là hướng tới sự tươi sáng, phát triển và niềm tin, lòng quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

Với 3 cách trả lời câu hỏi bài 5 trang 23 SGK ngữ văn 10 tập 2 do tổng hợp và biên soạn trên đây, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Đại cáo bình Ngô tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô ngữ văn 10.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-5-trang-23-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp