Câu ghép là gì? Phân loại câu ghép – Cách nối câu đơn thành câu ghép

0
127
Rate this post

Cùng tìm hiểu câu ghép là gì? Ví dụ câu ghép, Cách nối câu đơn thành câu ghép,…

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất diễn đạt một ý trọn vẹn. Xét về ngữ pháp thì câu có chủ ngữ và vị ngữ, có thể có trạng ngữ. Tuy nhiên có những câu có nhiều hơn một chủ ngữ và vị ngữ được gọi là câu ghép. Để hiểu rõ hơn về câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép, các em học sinh có thể theo dõi bài viết dưới đây của .

Câu ghép là gì?

– Câu ghép là câu có nhiều vế ghép lại với nhau. Mỗi vế câu đều có cấu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

(Hiểu đơn giản là – Câu ghép là câu có 2 cụm chủ vị trở nên không bao gồm nhau tạo thành)

– Không thể tách mỗi cụm chữ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu ghép đều có ý nghĩa quan hệ chặt chẽ với những vế câu khác. Tách mỗi vế trong câu ghép thành 1 câu đơn sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Ví dụ câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụ về câu ghép để các em dễ hình dung.

Ví dụ:

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, hồi ấy tôi không biết ghi ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

Tác dụng của câu ghép

– Câu ghép giúp chúng ta sẽ tránh được tình trạng bị hụt ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt.

– Trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế.

=> Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Cách nối câu đơn thành câu ghép

Nối bằng từ ngữ nối (hay nối trực tiếp)

– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

– Ví dụ minh họa:

+) Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+) Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

– Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm.

– Ví dụ minh họa:

Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

– Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.

– Một số quan hệ từ:

+ Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

+ Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

– Ví dụ minh họa:

+) Vì Quân dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.

+) Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.

Phân loại câu ghép

Trong câu ghép chúng ta có thể phân loại ra thành 5 loại cơ bản bao gồm: Câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập, câu ghép hỗn hợp, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi. Mỗi loại câu ghép sẽ có mục đích và cách sử dụng khác nhau. Tìm hiểu về từng loại vừa nêu sẽ giúp cho các bạn nhanh chóng biết cách sử dụng câu ghép sao cho hiệu quả và phục vụ tốt nhất cho ý đồ ngôn ngữ của mình.

Câu ghép đẳng lập

Khái niệm câu ghép đẳng lập là gì?

Câu ghép đẳng lập là câu ghép bao gồm hai vế câu có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ từ đẳng lập do đó mối quan hệ giữa chúng khá lỏng lẻo.

Ví dụ như: Lan nấu cơm trưa hoặc tôi nấu

Phân loại câu ghép đẳng lập

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê

– Mỗi một vế câu sẽ biểu thị các quá trình, sự vật, hiện tượng, tính chất cùng loại với nhau

– Các vế được liên kết lại bằng quan hệ từ thể hiện cho sự liên hợp, chủ yếu sử dụng từ “và”

– Ví dụ: Cây xanh và trái ngọt

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn

– Mỗi một vế câu biểu thị khả năng riêng của sự việc

– Các vế liên kết bằng quan hệ từ biểu thị mối quan hệ lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thường là từ “hay, hoặc”, nhằm biểu đạt ít nhất sẽ có một khả năng được nói tới sẽ thực hiện được.

– Ví dụ: Bạn nói hoặc tôi nói

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối

Những vế trong câu ghép loại này thể hiện sự việc tiếp nối nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng được liên kết bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, thông qua quan hệ từ chủ yếu là “và”

Ví dụ như: Tôi vừa đỗ xe lại và người khác cũng đỗ xe ngay cạnh tôi

* Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu

Giữa những vế câu biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Quan hệ từ sử dụng để kết nối các vế câu lại sẽ thể hiện quan hệ tương phản, đối chiếu, đó là từ “nhưng, mà, song”.

Ví dụ: Nó không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng không bảo gì.

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính – phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc một cặp từ hô ứng (định nghĩa theo Wikipedia). Cũng có hai vế giống như câu ghép đẳng lập nhưng những vế trong câu ghép chính phụ lại có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được liên kết với nhau bằng quan hệ từ chính phụ do đó mối quan hệ trong câu ghép loại này thường rất chặt chẽ.

Câu ghép chính phụ là gì?

Câu ghép chính phụ là gì?

Bạn có thể lấy nhiều ví dụ về câu ghép chính phụ tương tự với ví dụ chúng tôi đưa ra: Nếu em chăm chỉ học tập thì kết quả thi học kỳ sẽ rất cao.

Trong câu ghép chính phụ sẽ bao gồm các mối quan hệ:

– Nguyên nhân

– Mục đích

– Điều kiện

– Nhượng bộ và tăng tiến

Để biểu hiện các mối quan hệ trên thì chúng ta thường sử dụng từ nối hay là các cặp từ nối (cặp từ liên kết). Nếu có ai đó hỏi bạn câu ghép quan hệ bổ sung là gì? thì bạn hãy tự tin khẳng định rằng đó chính là câu ghép chính phụ.

Câu ghép hô ứng

Câu ghép qua lại là gì? Đó chính là cách gọi khác của câu ghép hô ứng, là câu ghép mà ở giữa hai vế câu luôn tồn tại  kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa những vế câu này vô cùng chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu ra thành những câu đơn.

Để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng, người ta có thể sử dụng:

– Các phụ từ: chưa…đã, vừa…vừa, càng…càng, mới…đã,…

– Các cặp đại từ: nào…nấy, bao nhiêu…bấy nhiêu,…

Có thể lấy ví dụ cho loại câu ghép này như sau: Người thế nào thì vật thế ấy.

Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi là gì?

Bạn đang xem: Câu ghép là gì? Phân loại câu ghép – Cách nối câu đơn thành câu ghép

Câu ghép chuỗi là câu ghép có hai vế trở lên. Giữa các vế của câu ghép loại này có quan hệ chuỗi, tức theo kiểu liệt kê cho nên chúng ta mới có cách gọi tên kiểu câu ghép này như vậy.

Giữa các vế câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu, đó là dấu chấm (.), dấu phẩy (,) và dấu hai chấm (:). Và chúng cũng chỉ liên kết với nhau bằng dấu chứ không sử dụng từ liên kết.

Đọc ví dụ sau để hiểu hơn về điều đó: Trời mưa, gió lớn, cây đổ.

Phân loại câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi được phân ra những loại sau đây:

– Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung: Trời tạnh mưa, những tia nắng nhạt dần hé ra ở phía chân trời

– Câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả: Bạn không học tiếng Anh, bạn sẽ không đủ điều kiện xin việc tại công ty nước ngoài

– Câu ghép chính phụ nguyên nhân: Trời mưa to, điện bị cúp, nhà tối om.

– Câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch: Nó đói, nó vẫn nhất định không ăn cơm

Câu ghép hỗn hợp

Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp có mối quan hệ tầng bậc, có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ như: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng học hành cẩn thận nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn thất nghiệp. Ở ví dụ này có ba vế câu, giữa những vế câu đó chứa hai kiểu quan hệ ngữ pháp trở lên.

Hướng dẫn phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức

Để phân biệt rõ ràng câu ghép với hai loại câu chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm câu đơn câu ghép câu phức là gì.

Câu đơn là gì?

Câu đơn là câu có một nòng cốt câu, không chứa nhiều hơn một kết cấu chủ – vị. Tức là đây là loại câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ  Chẳng hạn như: Công việc này thú vị thật.

Người ta chia câu đơn thành 4 loại. Bao gồm:

– Câu đơn bình thường

– Câu một thành phần

– Câu đặc biệt

– Câu ngữ cảnh

Câu phức là gì?

Câu phức là câu có từ 2 cụm C – V trở lên và trong đó có một cụm C – V làm nòng cốt, các cụm còn lại thì đóng vai trò là thành phần trong câu.

Câu phức là gì?

Câu phức là gì?

Tùy vào kết cấu C – V để biết câu đó giữ chức năng gì? Dựa vào các chức năng để gọi tên cho câu phức. Ví dụ: Tay cầm tập hồ sơ xin việc, Nam đi khắp các công ty, văn phòng để ứng tuyển việc làm.

Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu phức

Dựa vào khái niệm của ba loại câu này, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt lớn nhất trong cấu tạo và chức năng của chúng. Một câu được xem là câu ghép khi nó đảm bảo những tiêu chí sau:

– Có từ hai vế trở lên và tất cả các vế câu đều có kết cấu C – V

– Khi mà mỗi vế câu đều chỉ có một động từ, tính từ, danh từ hoặc là cụm động từ, cụm tính từ và các vế đều có từ ngữ liên kết

– Khi vế câu phụ mang kết cấu C – V còn vế câu chính sẽ là một động từ/tính từ hay cụm động từ/cụm tính từ hoặc ngược lại.

Hướng dẫn bạn cách đặt câu ghép

Dựa vào những kiến thức về câu ghép mà chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể đặt câu ghép theo nội dung hướng dẫn ngay sau đây.

Sử dụng từ nối hay là cặp từ liên kết để đặt câu ghép

Dựa vào các loại câu ghép chúng ta phân chia ở trên thì có thể thấy, có những câu ghép được liên kết với nhau bằng các từ có ý nghĩa kết nối, liên kết với nhau về nội dung. Nếu bạn đặt câu có quan hệ ngang bằng thì có thể sử dụng từ liên kết “và”, nếu đặt câu có quan hệ giữa các vế là nguyên nhân – kết quả thì sử dụng cặp từ liên kết “vì…nên”

Cách đặt câu ghép

Cách đặt câu ghép

Cứ như vậy, tùy vào mục đích đặt câu của bạn là gì thì lựa chọn những từ liên kết đó để đặt câu.

Đặt câu theo mô hình mẫu

Thông qua các mô hình đặt câu ghép chính phụ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về phương pháp đặt câu theo mô hình mẫu nói chung

Mô hình 1: (Từ nối) C – V (Từ nối) C – V: Vì bạn chăm chỉ nên bạn nhanh chóng tìm được việc.

Mô hình 2: C – V (Từ nối) C – V: Anh tìm được việc làm nhanh chóng vì anh có tinh thần quyết tâm cao.

Mô hình 3: C (Phó từ) V, C (Phó từ) V: Trời càng mưa nhiều, cây cối càng tốt tươi.

Qua bài viết ở trên, đã giúp các em học sinh hiểu rõ câu ghép là gì? Các loại câu ghép phổ biến? Cách nối câu đơn thành câu ghép? Các em học sinh có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cau-ghep-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp