Dàn ý bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn…

0
59
Rate this post

dan y ban ve moi quan he giua noi dung va hinh thuc qua cau tuc ngu tot go hon tot nuoc son

Dàn ý bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

I. Dàn ý bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn…

Giới thiệu hai câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”: Để nói về mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và hình thức, không chỉ có các học thuyết và quan điểm hiện đại mà ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã nhắc đến mối quan hệ này qua hai câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”

2. Thân bài

– Giải thích hai câu tục ngữ:
+ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: So sánh giữa gỗ tốt và nước sơn tốt; thông thường các loại đồ gỗ sau khi hoàn thiện sẽ được phủ một lớp sơn để thêm phần bóng đẹp, bảo vệ lớp gỗ và bắt mắt hơn
+ “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”: Phần “người” chính là vẻ đẹp hình thức bên ngoài hay chính là “nước sơn”, còn “nết” chính là những phẩm chất, tính cách và đạo đức bên trong con người hay chính là “gỗ”
– Ý nghĩa hai câu tục ngữ: Nói về cách nhìn nhận sự vật, sự việc và con người, ở trong bất cứ thứ gì đều tồn tại hai mặt hình thức và nội dung, chúng ta cần phải nhìn nhận chính xác đâu là hình thức và đâu là nội dung để đánh giá cũng như dung hòa hai mặt này một cách hài hòa, hợp lý
– Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức: Nội dung và hình thức có sự thống nhất chặt chẽ với nhau dù ở trong sự vật hay con người; hình thức sẽ chứa đựng nội dung và nội dung sẽ tồn tại dưới một hình thức nào đó

3. Kết bài

Liên hệ thực tiễn: Chính vì vậy, trong bản thân mỗi con người cần phải biết tìm cách dung hòa, hoàn thiện cả về phẩm chất (nội dung) và vẻ bề ngoài (hình thức), không nên quá coi trọng hình thức mà quên đi việc trau dồi nội dung, và cũng không nên chỉ quan tâm nội dung bên trong mà thờ ơ, bỏ mặc hình thức bên ngoài…
 

II. Bài văn mẫu Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Để nói về mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và hình thức, không chỉ có các học thuyết khoa học và quan điểm hiện đại mà ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã nhắc đến mối quan hệ này qua hai câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Các câu tục ngữ đã khẳng định mối quan hệ biện chứng gắn bó khăng khít giữa hình thức và nội dung, cặp phạm trù này có sự thống nhất với nhau trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức có tính độc lập sẽ tác động ngược trở lại nội dung.

Hai câu tục ngữ trên đã phản ánh rất rõ tầm quan trọng cũng như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tồn tại trong xã hội, vậy chúng ta cùng tìm hiểu và giải thích ý nghĩa của hai câu tục ngữ này. Đầu tiên là câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ý nói so sánh giữa gỗ tốt và nước sơn tốt, thông thường các loại đồ gỗ sau khi hoàn thiện sẽ được phủ một lớp sơn để thêm phần bóng đẹp, bảo vệ lớp gỗ và đồ dùng được bắt mắt hơn. Khi chọn đồ gỗ, chúng ta nên quan tâm chất lượng gỗ làm nên sản phẩm chứ không nên nhìn vào lớp sơn bên ngoài, bởi gỗ tốt thì đồ dùng sẽ chắc chắn và bền lâu hơn, còn lớp sơn dù tốt cũng chỉ là vẻ bên ngoài, dần sẽ hao mòn đi, sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ dùng đó cũng không bền và giá trị không cao…(Còn tiếp)

>> Bài văn mẫu đầy đủ Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức qua câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-ban-ve-moi-quan-he-giua-noi-dung-va-hinh-thuc-qua-cau-tuc-ngu-tot-go-hon-tot-nuoc-son/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp