Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy

0
70
Rate this post

cam nhan bai tho tu ay cua to huu

Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy
 

I. Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy

Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.

2. Thân bài

a. Cảm nhận về khổ 1 bài thơ- niềm hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp lý tưởng Đảng
– Thời gian: “từ ấy”: đánh dấu thời điểm, hoàn cảnh mà tác giả có những thay đổi trong nhận thức và tâm hồn mình. Vào năm 1938, tác giả được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Tâm trạng: vui sướng, hạnh phúc mãnh liệt khi được giác ngộ ánh sáng Đảng:
+ “Bừng nắng hạ”: diễn tả nỗi rạo rực trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
+ Những lý tưởng đẹp đẽ, đúng đắn của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người yêu nước “chói qua tim”.
+ “Hồn tôi – “vườn hoa lá” – “đậm hương và rộn tiếng chim”: một tâm hồn phong phú với sự trẻ trung, sôi nổi, rạo rực, mê say, tin yêu Đảng, khát khao tận hiến cho cuộc đời.

b. Cảm nhận về khổ 2 bài thơ- những chuyển biến trong nhận thức của tác giả khi giác ngộ  ánh sáng của Đảng.
+ Đại từ nhân xưng “tôi” đứng đầu câu kết hợp với động từ “buộc”: sự chủ động kết sợi dây gắn bó của người chiến sĩ với nhân dân mình.
+ Người chiến sĩ tự nhận thức được trách nhiệm, lẽ sống và sứ mệnh của mình trong cuộc đời làm cách mạng: gắn bó với mọi người, với nhân dân mình.
+ Mong muốn được thấu hiểu nhân dân mình, được cùng nhân dân mình gắn bó, tạo nên sức mạnh bất diệt đánh tan quân thù.

c. Cảm nhận về khổ 3 bài thơ- những chuyện biến trong tình cảm của tác giả khi giác ngộ Đảng
+ Tình cảm gắn bó lâu bền và thắm thiết của người chiến sĩ với nhân dân.
+ Phép liệt kê cùng điệp từ “là” đã nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết của “tôi” với nhân dân mình.
+ Tinh thần sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ nhân dân, sẻ chia với những khổ cùng của nhân dân.
+ Lòng nhân ái, muốn được chở che, bảo vệ những cảnh đời khốn khó.
=> Cái “tôi” riêng hoà trong cái “ta” chung=> tình cảm lớn hoà trong sự ý thức về trách nhiệm và lẽ sống của một người cộng sản.

3. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
 

II. Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

2. Thân bài: 

* Cảm nhận niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng
– Niềm hân hoan khi được đón nhận ánh sáng cách mạng.
– Thái độ thành kính, tình cảm tha thiết và chân thành với lý tưởng cách mạng
– Tràn đầy sức sống mới của tâm hồn và cả hồn thơ Tố Hữu

* Nhận thức mới mẻ về lẽ sống, giữa cái ta và cái tôi
– Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung
– Sự đồng cảm sâu sắc, tình yêu thương con người đặc biệt là quần chúng lao khổ
– Mối liên hệ giữa văn học và cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của quần chúng nhân dân

* Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm và nhận thức của Tố Hữu
– Cảm nhận sâu sắc bản thân đã trở thành một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ
– Lòng căm giận trước những bất công, trái ngang của cuộc đời cũ, xã hội cũ
– Quần chúng cần lao là động lực để Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ.

3. Kết bài: 

Khẳng định giá trị ý nghĩa bài thơ
 

III. Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Khổ đầu: Niềm hạnh phúc, vui sướng khi bắt gặp lý tưởng Đảng:
– “Từ ấy” là hai từ phiếm chỉ mốc thời gian thiêng liêng và đáng nhớ nhất trong cuộc đời cách mạng mấy mươi năm của mình, đánh dấu sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng, mở ra con đường chiến đấu và giải phóng dân tộc mới mẻ, vẻ vang nhưng cũng đầy gian khó.
– “nắng hạ”, một nguồn sáng dồi dào và mạnh mẽ, có sức lan tỏa, soi rọi đến từng ngóc ngách để ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng, đó là một hình ảnh đẹp và ấn tượng, thể hiện sức ảnh hưởng của Đảng đến sự biến đổi trong tâm hồn tác giả, từ chỗ tối tăm lạc lõng, sang việc được khai sáng, mở ra những tầm nhìn, những nhận thức mới.
– Từ “bừng” bộc lộ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng một cách toàn diện, toàn tâm, toàn ý, toàn hồn, cũng như niềm vui, niềm phấn khởi mạnh mẽ đang chảy trôi trong suốt huyết quản người chiến sĩ trẻ.
– “mặt trời chân lý” cũng lại là một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng cách mạng, mà Tố Hữu đã nâng niu đặt ngang tầm vóc vũ trụ, để khẳng định sự vĩ đại của Đảng trong công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
– “chói qua tim” thể hiện sức xuyên thấu mạnh mẽ, khả năng khai mở, đánh thức con người từ trong tối tăm, lạc lõng, mang lý tưởng chiếu thẳng vào trái tim ấm nóng, đưa đến từng tế bào trong cơ thể.

– “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và đậm tiếng chim”:
+ Dùng cái vô hình “hồn tôi” so sánh với cái hữu hình “vườn hoa lá”, bộc lộ sự rạo rực, hào hứng, tràn đây sức sống, nhiệt huyết tựa như một vườn hoa với đầy đủ sắc màu rực rỡ, gắn với từng cung bậc cảm xúc đang bừng bừng trong lòng người chiến sĩ trẻ tuổi.
+  Lý tưởng cách mạng dường như đã mang đến cho tâm hồn khô cằn, tối tăm bấy lâu nay một nguồn sống mới thật dồi dào, mở ra một cuộc đời mới tràn đầy hy vọng tươi sáng.
+“Rất đậm hương và rộn tiếng chim” là cách thể hiện sự tăng tiến, sự phát triển rực rỡ và toàn diện đến cực hạn “rất đậm hương”. Là sự náo nhiệt, rộn rã, là những tiếng reo vui của toàn thân thể, toàn trái tim được ví như những tiếng chim đang cất khúc ca tưng bừng.

b. Nhận thức về lẽ sống mới:
– Tố Hữu đã nhận thức được trách nhiệm, cũng như xác định hướng đi mới sao cho xứng đáng với cuộc đời người Đảng viên, khát khao được cống hiến, được giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc với nhiều những số phận khốn khổ trong xã hội.
– Cái tôi cá nhân, trí thức tiểu tư sản xưa cũ đã không còn hiện diện nữa, mà thay vào đó là sự rộng mở trong hồn, với một tâm thế sẵn sàng, tự nguyện kết nối của người chiến sĩ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
– Thấu hiểu, để đồng cảm và cùng sẻ chia, sống không chỉ vì cá nhân mà hơn hết là sống vì cả một cộng đồng, “để tình trang trải khắp muôn nơi”, mở rộng trái tim “để hồn tôi với bao hồn khổ”, làm tốt công tác gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

c. Nhận thức về tình cảm lớn:
– Biện pháp lặp cấu trúc “là…của…” nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó như keo sơn ruột thịt của người chiến sĩ cách mạng khi đứng giữa đời, bằng tấm lòng bao dung, cái ta chung rộng lớn anh đã trở thành con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ.
– Lượng từ “vạn” là một con số ước lệ vô cùng, có ý nghĩa chỉ sự rộng lớn, bao la của tình cảm trong trái tim tác giả.
=> Người chiến sĩ cách mạng đứng giữa đời khiêm tốn, ý thức được trách nhiệm của bản thân, tự nguyện, sẵn sàng gắn bó một cách sâu sắc với từng số phận trong xã hội, biết đồng cảm, sẻ chia, căm giận trước những bất công ngang trái.

 

IV. Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Từ ấy”
– Giới thiệu chung về nội dung, giá trị của tác phẩm

2. Thân bài

a. Bài thơ được gợi mở bằng những cảm xúc về niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng (Khổ thơ đầu)

– Hai câu thơ đầu
+ “Từ ấy”: trạng từ chỉ thời gian phiếm chỉ, đánh dấu, nhấn mạnh cột mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả.
+ Hình ảnh “nắng hạ” ẩn dụ cho ánh sáng cách mạng của Đảng.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng
+ Động từ “bừng”, “chói”: khẳng định sức mạnh, sức lan tỏa của ánh sáng cách mạng đối với tâm hồn của tác giả.

– Hai câu thơ sau:
+ Biện pháp so sánh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”: nhấn mạnh cảm xúc hân hoan, vui sướng đến mức tột cùng
+ “đậm hương và rộn tiếng chim”: Niềm vui sướng, rộn rã trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ khi được giác ngộ cách mạng.

b. Nhận thức mới về lẽ sống của tác giả (Khổ thơ thứ hai)
– Đại từ xưng hô “tôi”: cái tôi gắn bó với mọi người.
– Phép điệp ngữ “để” (nhắc lại hai lần): tạo nên hình thức thơ vắt dòng, nhấn mạnh ý thức tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời của dân tộc, nhân dân.
– Động từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ với nhân dân và sự nghiệp cách mạng một cách dứt khoát của người chiến sĩ, người thanh niên yêu nước đã tìm thấy lẽ sống, lí tưởng cao cả của cuộc đời mình.
– Cái “tôi” của tác giả đã hòa chung với cái “ta”, cá nhân hòa chung cộng đồng một cách tự nguyện, quyết liệt và dứt khoát để “mạnh khối đời” – khối đại đoàn kết dân tộc.
→ Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng

c. Sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả (Khổ thơ cuối)
– Điệp cấu trúc “đã là/ là”: khẳng định sự chuyển biến lớn trong tình cảm, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.
– Danh từ: “con”, “em”, “anh” gợi ra mối quan hệ ruột thịt đối với “vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ” thể hiện sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với đông đảo của quần chúng nhân dân, nhấn mạnh tình hữu ái giai cấp.

3. Kết bài

Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 

V. Dàn ý cảm nhận bài thơ Từ ấy, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

 Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy”.

2. Thân bài

– Khổ 1: Cảm xúc của Tố Hữu khi giác ngộ và đứng trong hàng ngũ cách mạng.
+ “Từ ấy”: Năm 1938, khi tác giả được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam – một dấu mốc thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời một con người.
+ Hình ảnh “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”: Ánh sáng cách mạng soi tỏa, xua tan những ngày tăm tối, giúp hàng triệu người dân Việt Nam thoát khỏi bóng tối tù đày, nô lệ.
+ Động từ “bừng’, “chói”: Cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ, bùng phát sự vui sướng đến khó có thể kìm nén.
+ So sánh: “hồn tôi – vườn hoa lá đậm hương và rộn tiếng chim”: Hữu hình hóa phần hồn như một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, rộn ràng, tươi vui.

– Khổ 2: Chuyển biến mạnh mẽ về lẽ sống
+ Cái “tôi” Tố Hữu đã được bộc bạch thẳng thắn, chẳng hề e dè ngần ngại
+ Tố Hữu lấy cái “tôi” riêng lẻ để hòa nhập gắn kết vào cái chung của tập thể, càng ngày càng hòa nhập, càng ngày càng xích lại gần nhau.
+ Từ ngữ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi”: Chỉ sự gắn kết keo sơn đặc biệt giữa cá nhân với cộng đồng.
+ Khổ thơ âm vang sức mạnh đồng cam cộng khổ của những con người đang sống, chiến đấu cho công cuộc cứu quốc.

Khổ 3: Chuyển biến mạnh mẽ về tình cảm
+ Tố Hữu gạt bỏ cái chủ nghĩa cá nhân để hòa nhập vào quần chúng lao khổ
+ Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc: Mối quan hệ gắn bó khăng khít như máu mủ ruột thịt của nhà thơ với cộng đồng

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Từ ấy”
 

VI. Bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Từ ấy (Chuẩn)

“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi…”- mỗi khi nghe bài hát ấy cất lên từ tiếng radio, lòng tôi lại xúc động, bồi hồi nghĩ về nhà thơ Tố Hữu. Một con người suốt cuộc đời cách mạng, suốt cuộc đời thơ dành cho Đảng một tình thương với niềm tin yêu mãnh liệt. Những vần thơ ông viết về Đảng đều thật đẹp, thật đáng trân trọng và gìn giữ. Một trong số đó phải kể đến tác phẩm Từ ấy được tác giả viết vào năm 1938, trong buổi đầu giác ngộ lý tưởng Đảng. 

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”

 Câu thơ đầu mở ra thời điểm, hoàn cảnh mà tác giả có những thay đổi trong nhận thức và tâm hồn mình. Trạng ngữ “từ ấy” được đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh thời gian có ý nghĩa trọng đại với “tôi”,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu Cảm nhận bài thơ Từ ấy tại đây.

——————-HẾT———————

Bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu được biên soạn trong chương trình học SKG ngữ văn lớp 11 vào tuần 24, bên cạnh làm bài văn cảm nhận bài thơ Từ ấy, các em học sinh thường được giáo viên ra các đề bài như: Phân tích bài thơ Từ ấy, Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, Bình giảng bài thơ Từ ấy, Hoàn cảnh và tâm trạng của Tố Hữu khi viết bài thơ Từ ấy

 

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-cam-nhan-bai-tho-tu-ay/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp