Đăng kiểm là gì? Hậu quả pháp lý khi không đăng kiểm

0
104
Rate this post

Đăng kiểm là gì?

Đăng kiểm là (Cơ quan nhà nước) kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó.

Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.

Đăng kiểm xe là việc các cơ quan chuyên ngành kiểm định việc chất lượng xe về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có đảm bảo theo quy đinh hay không. Đăng kiểm xe giúp nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng xe hiện hành. Hiện nay, nhằm đảm bảo sự an toàn khi lưu thông, nắm bắt tình hình các phương tiện giao thông, nhà nước đã giao cho mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 1 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Việc đăng kiểm xe ô tô sẽ tùy thuộc vào từng loại xe cụ thể, tuổi thọ hiện có của xe để đưa ra thời hạn đăng kiểm theo đúng quy định. Theo thông lệ, thời hạn đăng kiểm xe ô tô sẽ được ghi cụ thể trên tem đăng kiểm xe và dán trực tiếp lên chắn gió phía trên.

Cơ quan đăng kiểm làm nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra kĩ thuật, thiết kế, công nghệ đóng tàu mới và tình trạng kĩ thuật của tàu thuyền sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, bảo đảm đủ điều kiện cho phép trở lại hoạt động.

Đăng kiểm có tác dụng gì?

Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.

Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.

Đăng kiểm là gì?
Đăng kiểm là gì?

Quy trình đăng kiểm xe ô tô

Đăng kiểm lần đầu với xe mới cũng không quá phức tạp, chỉ cần nẵm rõ quy trình dưới đây, chủ xe có thể tự làm mà không cần qua dịch vụ. Trước khi đăng kiểm ô tô mới, chúng ta cần phải tiến hành đăng ký xe theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)

– Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)

– Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định

– Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường)

– Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính

Bước 2: Đóng thuế trước bạ

– Tờ khai thuế trước bạ 2 bản chính (Theo mẫu qui định, điền đúng, đầy đủ)

– Giấy tờ xe nguyên bộ (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường … kèm theo 1 bản photo cho mỗi chứng từ)

– Tiền đóng thuế trước bạ: Tùy theo loại xe và địa phương mà mức đóng khác nhau: Xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, thuế trước bạ là 10%/tổng giá trị xe (Hà Nội 12%). Trên 9 chỗ ngồi/xe tải/các loại xe khác, thuế trước bạ là 2% /tổng giá trị xe)

– Biên lai nộp thuế: Bản chính, lấy từ kho bạc

Bước 3: Đăng ký xe

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ bên trên, chủ sở hữu xe xuất trình lên phòng CSGTĐB theo quy trình: Nộp hồ sơ -> Chờ kiểm tra xe -> Nộp tiền lệ phí đăng ký -> Bốc số tự động -> Lấy biển số -> Giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.

Bước 4: Đăng kiểm xe

Chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.

– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.

– Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).

– Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.

– Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Sau khi nộp đủ giấy tờ, chủ xe đóng lệ phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ. Sau đó chờ xe đăng kiểm xong và dán tem đăng kiểm là có thể lưu thông tự do trên đường.

Thời hạn đăng kiểm ô tô

Kể từ ngày 01/10/2021, quy định về đăng kiểm xe ô tô được áp dụng theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT như sau:

Ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải:

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu: 30 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất dưới 7 năm: 18 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất từ 7 – 12 năm: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất trên 12 năm: 6 tháng

Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải:

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu với xe sản xuất đến 05 năm không cải tạo: 24 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ xe sản xuất đến 05 năm không cải tạo: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ xe sản xuất trên 05 năm không cải tạo: 6 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu với xe có cải tạo: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe có cải tạo: 6 tháng

Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ:

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu với xe không cải tạo: 18 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu với xe có cải tạo và không cải tạo: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe không cải tạo: 6 tháng

Xe có cải tạo là xe đã được thay đổi tính năng sử dụng, thay đổi trong các hệ thống như: hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống truyền lực…

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dụng, ô tô đầu kéo:

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu: 24 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất dưới 7 năm: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất trên 7 năm: 6 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất trên 20 năm: 3 tháng

Ô tô rơ moóc, sơmi rơ moóc:

– Chu kỳ đăng kiểm lần đầu: 24 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất dưới 12 năm: 12 tháng

– Chu kỳ đăng kiểm định kỳ với xe sản xuất trên 12 năm: 6 tháng

*Lưu ý:

– Chu kỳ lần đầu chỉ áp dụng với xe chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 2 năm kể từ năm sản xuất.

– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm luôn cả người lái.

Chi phí đăng kiểm ô tô

Căn cứ Biểu giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư 238/2016/TT-BTC, mức giá dịch vụ kiểm định đối với xe cơ giới đang lưu hành như sau:

Loại phương tiện Phí kiểm định (nghìn đồng) Lệ phí cấp chứng nhận (nghìn đồng)
Xe tải, đoàn ôtô (ôtô đầu kéo, sơmi rơ-moóc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại ôtô chuyên dụng. 560 50
Xe tải, đoàn ôtô (ôtô đầu kéo, sơmi rơ-moóc), có trọng tải đến 20 tấn và các loại ôtô chuyên dụng. 350 50
Ôtô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn. 320 50
Ôtô tải có trọng tải đến 2 tấn. 328 50
Máy kéo bông sen, công nông và các loại vận chuyển tương tự. 180 50
Rơ-moóc và sơmi rơ-moóc. 180 50
Xe khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt. 350 50
Xe khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe). 320 50
Xe khách từ 10 đến 24 ghế (kể cả lái xe). 280 100
Xe dưới 10 chỗ. 240 50
Xe cứu thương. 240 50
Kiểm định tạm thời (tính theo % giá trị phí của xe tương tự). 100% 70%

Lưu ý: Những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sửa chữa để kiểm định lại. Giá các lần kiểm định lại được tính như sau:

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành cùng ngày (trong giờ làm việc) với lần kiểm định đầu tiên thì: Miễn thu đối với kiểm định lại lần 1 và 2; kiểm định lại từ lần thứ 3 trở đi mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức giá quy định tại bảng trên.

– Việc kiểm định lại được tiến hành sau 01 ngày và trong thời hạn 07 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% giá quy định tại bảng trên.

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 07 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu thì giá kiểm định được tính như kiểm định lần đầu.

– Kiểm định xe cơ giới để cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (có thời hạn không quá 15 ngày) thu bằng 100% giá quy định tại bảng trên.

– Kiểm định mang tính giám định kỹ thuật, đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thu với mức giá thỏa thuận nhưng không vượt quá ba (03) lần mức giá quy định tại bảng trên.

Những thông tin cần biết khi đăng kiểm xe ô tô
Những thông tin cần biết khi đăng kiểm xe ô tô

Hậu quả pháp lý khi không đăng kiểm

Bên cạnh đó, đối với những xe không qua đăng kiểm cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 19 về xử phạt người điều khiển ô tô hay các loại xe tương tự vi phạm quy định khi tham gia giao thông như: Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc theo quy định; Không gắn biển số; Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;… Sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Việc đăng kiểm ô tô là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo đảm an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho xe còn giúp người lái và khách hàng cảm thấy an tâm hơn trong quá trình lưu thông.

Lỗi quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng:

– Mức phạt đối với lái xe: 2 – 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

– Mức phạt đối với chủ xe: 4 – 6 triệu đồng với chủ xe là cá nhân, 8 – 12 triệu đồng với chủ xe là tổ chức.

Lỗi quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng:

– Mức phạt đối với lái xe: 4 – 6 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

– Mức phạt đối với chủ xe: 6 – 8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân, 12 – 16 triệu đồng với chủ xe là tổ chức.

Trong trường hợp chủ xe cũng là người điều khiển xe thì mức phạt tiền áp dụng như đối với chủ xe, đồng thời chủ xe cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Quy định của chính phủ về đăng kiểm ô tô

Theo điều 55, chương IV, luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định chi tiết về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).

Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.

Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Dựa trên đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của chính phủ cũng quy định mức phạt đối với trường hợp không đăng kiểm hoặc đăng kiểm trễ với phương tiện giao thông đường bộ. Tại khoản 4, điều 16, mục 3 của Nghị định 46, phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô nếu điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn sử dụng dưới 1 tháng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Nếu hết hạn hơn 1 tháng, khoản 5, điều 16, mục 3, Nghị định 46 quy định mức phạt sẽ từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Và người lái xe sẽ bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho các hành vi mượn tem đăng kiểm của xe khác, có dấu hiệu tẩy xóa hoặc giả mạo tem đăng kiểm của cơ quan thẩm quyền cấp.

Do đó, chủ xe cần lên lịch để đưa xe đi đăng kiểm đúng thời hạn. Trường hợp bận công tác đột xuất, chủ xe có thể nhờ người thân

Xe máy có phải tiến hành đăng kiểm không?

Đăng kiểm xe nói chung cũng như đăng kiểm xe máy nói riêng, được hiểu là việc tiến hành thực hiện một chuỗi các quy trình thực hiện việc kiểm tra tính an toàn của xe nói chung, xe máy nói riêng. Việc kiểm định được thực hiện dựa trên các yếu tố yêu cầu như sau: yếu tố về độ an toàn của phanh xe hoạt động có đạt chuẩn hay không?, phần lái xe hoạt động đạt yêu cầu hay không? Ngoài ra yếu tố về mức độ bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đăng kiểm đối với xe máy.

Theo quy định tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 việc đăng kiểm xe máy có những mục đích sau:

Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xe ô tô,và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).

Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.

Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Như vậy, ta có thể thấy việc đăng kiểm xe máy là một trong những thủ tục bắt buộc người sở hữu phương tiện phải thực hiện. Bởi thủ tục đăng kiểm chính là hình thức hợp thức hóa việc lưu thông phương tiện trong quá trình sử dụng phương tiện. Việc đăng kiểm xe phải được thực hiện đối với cả xe mua mới hoặc hình thức mua lại xe có thực hiện việc sang tên đổi chủ, di chuyển xe máy từ tỉnh thành này, sang tỉnh thành khác.

Thời hạn đăng kiểm xe là bao lâu?
Thời hạn đăng kiểm xe là bao lâu?

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới

Căn cứ pháp lý: Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, bao gồm các điều kiện cụ thể như sau:

Về điều kiện chung

Điều 5 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện chung đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới, cụ thể như sau:

Tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định tại Nghị định này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới”.

Điều kiện về cơ sở vật chất, dây truyền, kiểm định

Điều 6 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở vật chất, dây truyền kiểm định khi kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới, cụ thể như sau:

“Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định

1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:

a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;

b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;

c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;

d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

2. Xưởng kiểm định

a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);

b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);

c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;

d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ”.

Điều kiện về nhân lực

Điều 7 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện nhân lực khi kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới, cụ thể như sau:

“Điều 7. Điều kiện về nhân lực

Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.

2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này”.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, cụ thể như sau:

“Điều 8. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm, tổ chức lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;

b) Danh sách trích ngang kèm theo bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định; quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (nếu có);

c) Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

d) Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí các dây chuyền và thiết bị kiểm tra;

đ) Tài liệu về bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

a) Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho tổ chức về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo cho tổ chức bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do;

b) Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế. Kết quả đánh giá được lập thành Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong thời hạn 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc để tổ chức khắc phục và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.

3. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Thành phần hồ sơ đối với từng hình thức tiếp nhận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này”.

Thủ tục ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới

Điều 13 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 13. Thủ tục ngừng hoạt động kiểm định xe cơ giới

1. Trường hợp dừng hoạt động đột ngột từ 01 ngày liên tục trở lên thì đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam nêu rõ lý do ngừng hoạt động và phương án khắc phục; thông báo tại phòng chờ cho chủ xe và duy trì bộ phận giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ về việc kiểm định.

2. Trường hợp đơn vị đăng kiểm đề nghị ngừng hoạt động đến 12 tháng liên tục.

a) Đơn vị đăng kiểm phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng văn bản, nêu rõ lý do và thời gian ngừng hoạt động trước thời điểm ngừng hoạt động 30 ngày, đồng thời thông báo tại phòng chờ và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho chủ xe được biết;

b) Phải duy trì bộ phận giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ về kiểm định.

3. Trường hợp đơn vị đăng kiểm đề nghị ngừng hoạt động trên 12 tháng liên tục.

a) Đơn vị đăng kiểm phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương, Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng văn bản, nêu rõ lý do và thời gian ngừng hoạt động trước thời điểm ngừng hoạt động 30 ngày, đồng thời thông báo tại phòng chờ và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho chủ xe được biết;

b) Nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;

c) Chuyển toàn bộ hồ sơ của xe cơ giới do đơn vị quản lý đến đơn vị đăng kiểm khác theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam”.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dang-kiem-la-gi-hau-qua-phap-ly-khi-khong-dang-kiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp