Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 7 năm 2021 – 2022

0
37
Rate this post

Đề cương ôn tập GDCD 7 giữa kì 2 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập Công dân 7.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học Công dân có thể ôn tập tốt cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi giữa HK2 Công dân 7 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương GDCD 7 giữa kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Bài tập tự luận ôn thi giữa kì 2 GDCD 7

Câu 1: Câu tục ngữ: “việc hôm nay chớ để ngày mai”.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 7 năm 2021 – 2022

a) Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì?

b) Em hãy cho biết sống và làm việc có kế hoạch là gì?

c) Em hãy nêu ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?

Câu 2: Hãy kể ra những việc làm, hành vi đã vi phạm quyền cơ bản của trẻ em.

Câu 3: Câu thành ngữ: “Con dại cái mang”

a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

b) Em hãy nêu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam?

Câu 4: Em hãy kể ra những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Câu 5: Tình huống

Công dân ra trong một gia đình nghèo, đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng cho anh em Tú đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi,Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.

a) Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?

b) Em hãy kể ra một số quyền mà trẻ em được hưởng

Câu 6: Môi trường là gì?

ĐÁP ÁN:

Câu 1:

a) Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết lập kế hoạch cho mọi công việc của mình một cách cụ thể, chu đáo. Ngoài ra, sau khi đã có kế hoạch thì điều quan trọng là phải quyết tâm thực hiện nó. Ở mỗi công việc, tuyệt đối không được dây dưa, hẹn rày, hẹn mai ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc khác.

b) Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

c) Ý nghĩa:

  • Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Đạt kết quả cao trong công việc.
  • Không cản trở, ảnh hưởng tới người khác.

Câu 2: Các hành vi vi phạm quyền cơ bản của trẻ em

  • Trẻ sơ Công dân bị cha mẹ bỏ rơi.
  • Trẻ em bị đau ốm nhưng không được cha mẹ đưa đi khám chữa bệnh.
  • Trẻ em hư nhưng không được cha mẹ dạy dỗ, uốn nắn.
  • Trong thời gian nghĩ hè, các em phải đi học, không được vui chơi, giải trí.
  • Chửi bới, mắng nhiếc trẻ em một cách thậm tệ.
  • Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện…..

Câu 3:

a) Câu thành ngữ trên muốn nói đến trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em

b)* Quyền được bảo vệ:

Trẻ em có quyền được khai Công dân và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.

* Quyền được chăm sóc:

Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, bảo vệ sức khỏe, được chung sống với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình…

* Quyền được giáo dục:

Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao…

Câu 4: Những việc làm của nhà nước, xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Ban hành luật pháp quy định các quyền của trẻ em nhằm bảo vệ lợi ích và chăm sóc, giáo dục cho trẻ em. Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người cơng dân có ích cho đất nước

Câu 5:

a) Những quyền và bổn phận mà Tú đã không làm tròn là:

  • Quyền được chăm sóc và bổn phận của người con vì bạn đã không kính trọng, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ, đua đòi ham chơi.
  • Quyền được giáo dục và bổn phận của một người học Công dân, vì bạn đã không chăm chỉ học tập, nhiều lần bỏ học và không đủ điểm để lên lớp.

b) Một số quyền mà trẻ em được hưởng là:

  • Trẻ em được quyền bảo vệ sức khỏe.
  • Trẻ em được khai Công dân và có quốc tịch.
  • Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ
  • Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi day để phát triển.
  • Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí..

Câu 6: Môi trường là: toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

II. Trắc nghiệm giữa kì 2 Công dân 7

Câu 1:  Ý kiến đúng về “sống và làm việc có kế hoạch”:

1. Việc làm đến đâu biết đến đó vì chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày hàng tuần không thể xây dựng kế hoạch cả đời.

2. Làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động, không bỏ sót việc gì và làm được nhiều việc

3. Biết cân đối thời gian học và chơi. Khi đã có kế hoạch học tập và làm việc, phải quyết tâm thực hiện đúng

4. Vừa học vừa chơi cho thỏa thích, hích thì làm dở thì bỏ.

5. Làm việc theo kế hoạch chỉ tốn thời gian, vậy nên thay vì xây dụng kế hoạc ta hãy dành thời gian cho công việc khác.

A. 1, 2

B. 1, 3

C. 2, 3

D. 3,4,5

Câu 2: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B,C

Câu 3: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 4: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 5: Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A,B,C.

Câu 6: Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D . Cả A,B,C.

Câu 7: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A,B,C

Câu 8: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Câu 9: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 10: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B,C.

Câu 11: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A,B,C.

Câu 12: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A,B,C.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-gdcd-7-nam-2021-2022/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp