Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021

0
26
Rate this post

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị tinh thần cũng như kiến thức tốt nhất trước khi bước vào kì thi giữa học kì 2 sắp tới. xin giới thiệu đến bạn đọc Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Văn tổng hợp toàn bộ các kiến thức cơ bản giúp các bạn nhanh chóng nắm vững được kiến thức trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

I. Phần Văn

1. Học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020 – 2021

Nắm vững tác giả, thể loại, giá trị nội dung chủ yếu của các bài thơ trên.

2. Đọc lại văn bản “Chiếu dời đô”.

Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu và đặc điểm riêng của bài “Chiếu dời đô”.

– Chứng minh “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục mạnh mẽ.

– Vì sao nói “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.

II. Phần Tiếng Việt

* Lý thuyết:

Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

* Thực hành:

1. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

– Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

– Nêu cụ thể chức năng từng câu.

– Trong các câu phủ định, câu nào là phủ định miêu tả, câu nào là phủ định bác bỏ?

a) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!

b) Tôi bật cười bảo lão:

– Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

– Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

2. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi, một câu yêu cầu và một câu bộc lộ tình cảm.

3. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).

III. Phần tập làm văn

* Lý thuyết:

1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì?

4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

* Thực hành:

Lập dàn ý của các đề bài sau đây:

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.

2. Giới thiệu một loài hoa ngày Tết.

3. Thuyết minh một trò chơi dân gian.

Trả lời

1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.

I. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Ví dụ:

Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.

II. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

  • Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long
  • Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế
  • Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên
  • Được công nhận là di sản văn hóa thế giới

2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

– Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

  • Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt
  • Có truyền thuyết nói rằng khi nước ta bị xâm lược thì có một con rồng cuộn mình tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn giặc ngoại xâm
  • Nhưng theo địa lí học thì đây là do kiến tạo địa chất

– Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long:

  • Hòn Gà Chọi
  • Hòn Con Cóc
  • Đảo Ngọc Vừng
  • Đảo Ti Tốp
  • Đảo Tuần Châu
  • Động Thiên Cung
  • Hang Đầu Gỗ

– Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

  • Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
  • Là nơi du khách đến thăm quan du lịch

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Ví dụ:

Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam.

2. Giới thiệu một loài hoa ngày Tết.

I. Mở bài:

– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.

Ví dụ:

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào

– Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng minh.

– Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.

2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào

– Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.

– Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.

– Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.

– Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.

– Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.

– Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.

3. Phân loại hoa đào

– Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.

– Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.

– Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.

– Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.

– Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đào phai mọc trong rừng sâu, núi cao…

4. Ý nghĩa của hoa đào

– Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.

– Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.

– Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.

5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào

– Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.

– Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

3. Thuyết minh một trò chơi dân gian.

I. Mở bài: giới thiệu về trò chơi kéo co

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó, bất kỳ việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trò chơi dân gian bị lãng quên, không ai nhắc tới hay chơi nó. Trò chơi dân gian rất thú vị và có tính giải trí rất cao nhưng bị lãng quên. Một trò chơi dân gian ngày xưa nhiều người chơi như trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.

II. Thân bài: thuyết minh về trò chơi kéo co

1. Lịch sử trò chơi kéo co:

– Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại

– Thời Ai Cập người ta không dung dây thừng để chơi

– Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường

– Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

2. Luật chơi trò kéo co:

– Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau

– Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng

– Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

– Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co

– Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ

– Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.

Giáo Dục, Lớp 8

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-ngu-van-lop-8-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp