Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

0
58
Rate this post

Đề bài: Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

em hay so sanh dieu van doc truoc mo mac cua ang ghen voi van te phan chau trinh cua phan boi chau

Bạn đang xem: Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

2 bài văn mẫu Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

Bài mẫu số 1: Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

(…) Nét tương đồng đầu tiên là cả hai bài điếu văn đều hướng tới ca ngợi và gợi nhơ về một con người đã mất. Tiếp theo, họ là những nhà hoạt động cách mạng. Cái khác nhau cơ bản là Các Mác thuộc về một thế giới ở đó có một phương thức sản xuất khác, có một nền khoa học – kĩ thuật, phát triển, có một nền tảng tư duy triết học bề thế, còn Phan Châu Trinh, sinh trưởng trong một nước thuộc địa phong kiến, nơi tư tưởng trung quân ngự trị. Nhưng sự khác nhau này không tạo ra sự hạn chế bởi hai người không cùng một tổ chức, không cùng một thời đại (Các Mác gắn với thế kỉ XIX, Phan Châu Trinh gắn với những năm đầu thế kỉ XX). Hiển nhiên, điều chủ yếu không phải để rút ra sự giống nhau hay khác nhau giữa hai nhà cách mạng mà diều quan trọng là so sánh cách viết của hai bài: Bài “Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen và bài Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu về hai con người đặc biệt của hai dân tộc, hai thời đại là Các Mác là Phan Châu Trinh.

Cả hai đều thuộc dạng văn tế hay điếu văn, tức là bài văn đọc trước linh cữu hay mộ của người chết khi an táng, là loại văn dùng để thể hiện tình cảm của tác giả đối với người đã khuất. Bài văn tế thường gồm hai phần chính kế lại cuộc đời, những đức tính, phẩm chất của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống đối với người đã khuất. Âm điệu của văn tế thường mang tính chất trữ tình, bi thương. Đối với các vĩ nhân gắn cuộc đời mình với sự nghiệp chung của nhân dân, dân tộc thì bài văn tế thường có màu sắc chính luận, bi tráng. Do đó, các bài điếu văn – văn tế trở thành nguồn động viên, khích lệ, cố vũ cho cuộc đấu tranh chung.

Có thể tìm hiểu một vài nét chính về bài Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng- ghen như sau:

Phần mở đầu: giới thiệu về cái chết của Các Mác, qua đó giới thiệu tầm vóc vĩ nhân của ông. Thời khắc Mác qua đời, nơi Mác trút hơi thở cuối cùng.

Phần thân bài:

+ Nhấn mạnh những cống hiến quan trọng của Mác: Chú ý cách so sánh các cống hiến này, so sánh Mác như một vĩ nhân với các vĩ nhân khác. Hình thức diễn dạt, cách thức nhấn mạnh bằng kết cấu tầng bậc, kết hợp so sánh.

+ Ăng-ghen nhấn mạnh tầm vóc vĩ nhân của Mác trên hai phương diện: Nhà khoa học với những phát minh kì tài quan trọng, những phát minh tạo ra sức mạnh đột phá, thúc đẩy sự phát triển của thời đại và nhà hoạt động cách mạng không mệt mỏi qua hoạt động nhiều mặt trận lĩnh vực báo chí nhằm xây dựng ý thức hệ tư tưởng cho giai cấp vô sản. ,

Phần kết luận: Kết luận ngắn gọn về sự bất tử của Mác.

Và sau đây là những nét chính về bài Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu:

Nếu căn cứ vào bố cục bài Văn tế thì tác phẩm này có phần lung khởi gồm sáu câu (từ Than ôi… cho tới…kêu người chín suối). Ở đây, cần chú ý tới điều mà Phan Bội Châu muốn bàn tới:

Vẫn biết tinh thần di tại hóa, sống là còn mà thác cũng như còn.

Chỉ vì thời thế khuất anh hùng, xưa đã rủi mà nay càng thêm rủi.

Cách bàn đó mang tính chất truyền thốn, tức là bàn chung về lẽ tử sinh, bàn về sự sinh li tử biệt nhưng kèm theo đó là một băn khoăn lớn vì sự mất mát do cái chết của Phan Châu Trinh tạo ra: Lấy ai dây nối gót ngàn thu – Vậy ta phải kêu người chín suối.

Còn cách nói của Ăng-ghen là ngay trong đoạn mơ đầu ông không dùng chữ chết, mà ông dùng các từ ngừng suy nghĩ, ngủ thiếp đi thanh thản […] – nhưng là giấc ngủ ngàn thu rồi.

Các phần thích thực và ai vãn là nội dung cơ bản của bài văn tế này. Ở đây Phan Bội Châu nhấn mạnh cuộc đời của Phan Châu Trinh với những cách làm cách nghĩ khác người (Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu áo mũ xênh xang- Thói nhà văn nghiệp bút nghiên, giấu mặt hào hùng, thì cũng tạm khoa trướng theo đuổi. Cậy Tây học dặn dò phường tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa – Mượn Đông Du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đưòg mới). Từ đó dẫn tới khí phách của một anh hùng thực sự có năng lực phi thường:

Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê.

Một ngòi lòng, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chòi.

Phần này góp phần tạo dựng chân dung của người anh hùng cứu nước, không quản ngại hi sinh: Bước chân đi tìm Âu châu, đôi tay trắng quyết phất cờ xã hội. Từ đấy tác giả bày tỏ nỗi đau mất mát: Ngại ngùng thay người ngọc mù sa. Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối.

Nhưng đóng góp của Phan Châu Trinh được kể lại qua cuộc hành trình tìm đường cứu nước, qua những tư tưởng mới mà Phan Châu Trinh tiếp thu. Còn cách nói của Ăng-ghen khi đề cập tới những cống hiến vô giá của Các Mác là ông chỉ ra những đóng góp đó, nhấn mạnh tầm vóc lịch sử của chúng. Hai cách làm không khác nhau, song thuộc về hai loại kiểu thức tư duy: Tư duy phương Đông thường nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức của hành động cứu dân cứu nước, còn tư duy phương Tây nghiêng về tính duy lí, thể hiện ở cách định giá lịch sử.

Có thể thấy rõ điều này ở Văn tế Phan Châu Trinh (từ Thương ôi!… đến hết bài, cũng gồm 6 câu với lời hứa quyết tâm noi dấu tiền nhân:

Trước đã giỏi mà sau còn giỏi nữa, dấu cộng hòa xin ráng sức theo đòi.

Sống còn thiêng thời thác phải thiêng hơn, thang độc lập quyết ra tay vin vói.

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu, các em có thể tìm hiểu thêm một số nội dung Soạn bài Chữ người tử tù và cùng với phần Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh để học tốt môn Ngữ Văn hơn

 

Bài mẫu số 2: Em hãy so sánh Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen với Văn tế Phan Châu Trinh của Phan Bội Châu

Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen, là tình cảm của những người cộng sản Đức và quốc tế mà Ăng-ghen thay mặt viết và đọc trước mộ của Các Mác, còn Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là tình cảm của một Đăng, một dân tộc đối với lãnh tụ kính yêu của mình. Cách làm của tác giả, các bài Điếu văn đã thể hiện tình cảm của người viết và thể hiện sự đánh giá công lao của lãnh tụ ấy.

Cách thể hiện ở đây tương đối giống nhau. Trước hết, trong phần mở dầu đều có cách thức giới thiệu giống nhau: Đối với Các Mác thì sự ra đi của Người là “một tổn thất không sao lường hết được”, “là một nỗi trống trải” đối với “giai cấp vô sản” châu Âu và châu Mĩ. Còn đối với sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì ngay câu mở đầu của bài Điếu văn với âm hưởng rất gia đình nhưng có tác dụng chỉ ra một sự thật đau lòng mà không một người Việt Nam nào muốn nghĩ tới: “Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta không còn nữa”; để từ đó đi tới khẳng định: “tổn thất này thật là lớn lao, đau thương này thật là vô hạn”. Khi phân tích, cần chú ý đến sự nhấn mạnh trùng lặp này: Vừa tổn thất vừa đau thương, tức là tạo ra cách nhân lên nỗi đau mất mát, nỗi đau mà dân tộc phải gánh chịu. Tại sao như vậy? Có điều đó là bởi tầm vóc lịch sử của vĩ nhân Hồ Chí Minh: “Non sông ta, đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại mà chính Người đủ làm rạng cho non sông ta, đất nước ta”. Cách giới thiệu như vậy cho thấy tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc: Người anh hùng giải phóng dân tộc (Người tìm ra con đường đúng đắn để cứu nước cứu dân, để khai sinh ra một Việt Nam độc lập có chủ quyền) và danh nhân văn hóa thế giới (Người làm rạng rỡ. Người tạo ra giá trị văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế).

Từ đó dẫn tới bố cục của bài Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam. Bài Điếu văn giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Người bằng cách tái hiện cuộc hành trinh tìm đường đầy gian khổ, hi sinh mà không bút mực nào tả xiết, tái hiện những đóng góp quan trọng của Người trong việc xây dựng nền móng của Đảng ta, vạch ra các bước đi cho cách mạng Việt Nam.

Bài Điếu văn cũng làm nổi bật lối sống giản dị và nhân cách cộng sản Hồ Chí Minh, tạo ra một chân dung về một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân. Một biện pháp nghệ thuật dễ nhận thấy là cách kể theo lối liệt kê trên trục thời gian với những mốc lớn lao tạo ra sự hoàn thiện chân dung và cuộc đời đầy vất vả, gian lao nhưng cũng đầy khí phách của một người chiến sĩ suốt đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Cách kể liệt kê như thế cũng là cách thức mang đậm tính dân tộc, thể hiện sự kính trọng người đã khuất. Điều đó cho thấy tầm vóc của vĩ nhân Hồ Chí Minh là một con người giàu lòng vị tha, giàu lòng nhân ái, suốt đời quên mình cho sự nghiệp của Tổ quốc, của nhân dân. Cách liệt kê này cũng gặp chủ yếu ở phần hai của Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen và cũng nhằm tái hiện lại những hoạt động quan trọng trong cuộc đời Các Mác.

Cách kể để thể hiện chân dung hoàn chỉnh được tạo ra bằng cách liệt kê các mặt khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều tư cách khác nhau của Người (Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn bọc trăm dòng máu nhỏ) – (Tố Hữu) Chân dung Người được tạo ra từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó có một tình cảm lớn – đó là tình cảm của Bác dành cho đồng bào miền Nam yêu quý:

Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha.

(Tố Hữu)

Chính từ cái nhìn đa diện ấy mà bài Điếu văn đã thể hiện được các cung bậc tình cảm của một Đảng, của một dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu và cũng là người con ưu tú của mình. Đây là một cách nhìn tạo ra tính chất bi hùng.

Bài Điếu văn kết thúc bằng lời thề. Đây là lời thề thiêng liêng của một dân tộc anh hùng vào thời điểm vĩnh biệt đau thương và trọng đại. Điều này tạo ra âm hưởng cho khúc ca bi tráng của một dân tộc đang hành quân, đang đứng trên tuyến đầu chống Mĩ.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Ngữ Cảnh để có sự chuẩn bị tốt cho bài Ngữ cảnh.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 11 phần Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/em-hay-so-sanh-dieu-van-doc-truoc-mo-mac-cua-ang-ghen-voi-van-te-phan-chau-trinh-cua-phan-boi-chau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp