Giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất? Ý nghĩa của giờ trái đất

0
65
Rate this post

Cùng tìm hiểu giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất? Ý nghĩa của giờ trái đất,…

Giờ Trái Đất được coi là một trong những sự kiện lớn nhất, được nhiều người tham gia nhất hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết được nguồn gốc và ý nghĩa của sự kiện này. Trong bài viết dưới đây, THPR Sóc Trăng sẽ giúp các bạn tìm hiểu Giờ Trái Đất là gì, Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào và mục đích của Giờ Trái Đất là gì?

Sự kiện Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Nhiều năm trở lại đây, cứ vào dịp tháng 3, chúng ta lại được kêu gọi hưởng ứng Giờ Trái Đất. Vậy bạn biết gì về sự kiện Giờ Trái Đất? Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Giờ Trái Đất (có tên tiếng Anh là Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình thực hiện hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện, thiết bị gia dụng không cần thiết trong vòng 60 phút.

Theo đó, Giờ Trái Đất được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hằng năm. Năm 2021 này, Giờ Trái Đất sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 27/3 Dương lịch (tức ngày 15/2/2021 Âm lịch).

Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào?

Sự kiện Giờ Trái Đất được khởi xướng lần đầu tiên tại Sydney – Úc vào năm 2007. Số người tham gia sự kiện này khi đó chỉ khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện truyền thông, sự kêu gọi của các tổ chức mà đến năm 2008 số người tham gia đã lên tới con số 50 triệu người; năm 2009 là hơn 1 tỷ người thuộc hơn 4.000 thành phố trên thế giới và tới năm 2010 đã có tới 126 quốc gia tham dự sự kiện này.

Theo con số thống kê tới thời điểm hiện tại, sự kiện Giờ Trái Đất đã thu hút được sự tham gia của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia với trên 2,2 tỷ người.

Mục đích, ý nghĩa của Giờ Trái Đất là gì?

Mục tiêu to lớn của chiến dịch Giờ Trái Đất chính là nhằm khẳng định mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng sẽ có sự lan tỏa và có thể giúp thay đổi được môi trường sống tốt hơn.

Giờ Trái Đất cũng là dịp để khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau nhằm chia sẻ những cơ hội và thách thức để tạo nên một thế giới phát triển bền vững hơn.

Đây cũng chính là một sáng kiến nhằm nâng cao ý thức của mỗi người về việc tiết kiệm năng lượng cũng như tình hình biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện không cần thiết góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giúp giảm thiểu khí CO2, chống biến đổi khí hậu và làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Giờ Trái Đất

Giờ Trái Đất ở Việt Nam diễn ra vào năm nào?

Từ năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất. Sau 1 giờ tắt đèn của sự kiện Giờ Trái đất 2019 (20h30 đến 21h30 ngày 30/3/2019), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, trên phạm vi cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 492.000kWh, tương đương số tiền khoảng 917 triệu đồng.

Chỉ riêng tại Việt Nam, con số tiết kiệm điện năng nhờ sự kiện Giờ Trái Đất đã là rất ấn tượng. Chính vì vậy, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện này. Hãy chia sẻ, lan tỏa với những người xung quanh bạn để cùng nhau hưởng ứng sự kiện đầy ý nghĩa này, góp phần giúp hành tinh của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bạn nhé.

Giờ Trái Đất

Một số câu hỏi liên quan đến giờ trái đất

Giờ Trái Đất có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?

Giờ Trái Đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Giờ Trái Đất nhắc nhở mọi người tiết kiệm điện không chỉ trong 1 giờ đồng hồ của ngày này mà mọi người hãy tiết kiệm điện bất cứ lúc nào có thể để bảo vệ Trái Đất.

Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?

Nếu bạn tắt đèn 1 giờ/ngày và dùng số tiền đó để xây đập thủy điện ta có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu trong khoảng thời gian là  8 tháng và 10 ngày (250 ngày).

Sử dụng nến như thế nào cho sự kiện Giờ Trái Đất?

Nếu bạn có kế hoạch dùng ánh sáng thay thế của nến trong Giờ Trái Đất, hãy sử dụng nến 100% sáp ong hoặc đậu nành vì nó không độc hại và không gây dị ứng và không ảnh hưởng đến môi trường. Chúng được làm từ các sản phẩm tự nhiên, không phải từ dầu mỏ, do đó có hiệu quả carbon trung tính (CO2 chúng phát ra đã được lấy từ không khí để sản xuất sáp). Nhiều nơi trên thế giới đã thay thế việc sử dụng nến với đèn LED cho sự kiện giờ trái đất như một cách để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng chiếu sáng hiệu quả, một chìa khóa sự phát triển bền vững.

Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?

Vì đây là khoảng thời gian của Mùa Xuân và Mùa Thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu ‘tắt đèn’.

Qua bài viết ở trên, đã giúp các em học sinh hiểu rõ giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất, ý nghĩa của giờ trái đất,… Các em học sinh có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

 

 Giáo Dục

Bạn đang xem: Giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất? Ý nghĩa của giờ trái đất

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/gio-trai-dat-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp