Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà (5 Mẫu)

0
329
2.7/5 - (3 bình chọn)

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà bao gồm 5 bài mẫu hay nhất được thầy cô biên soạn và chọn lọc sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập trên lớp. Đồng thời sẽ giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng đọc của mình trở nên tốt hơn.

Đề bài: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà – Mẫu 1

Hoàng Xuân Vinh (sinh 6 tháng 10 năm 1974 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một vận động viên bắn súng của Việt Nam. Nhờ thành tích huy chương vàng ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Thế vận hội.

Để có được vinh quang như ngày hôm nay, xạ thủ số 1 Việt Nam đã phải trải qua tuổi thơ đầy gian khó.

Bố Vinh là bộ đội quê Quảng Trị tập kết ra Bắc những năm 1960, mẹ là công nhân. Gia đình Vinh hồi ấy ở quê ngoại Sơn Tây. Năm Vinh lên 3 tuổi (Vinh là con cả), mẹ anh qua đời vì căn bệnh nan y. Sau đó, bố đưa Vinh và em của Vinh mới hơn 1 tuổi về Hà Nội ở trong một căn nhà nhỏ trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ.

Những ngày ấy, cả ba bố con phải tự vật lộn với cuộc sống, tự lo lắng cho nhau khi trong nhà không có hình bóng của người phụ nữ. Tuổi thơ của Vinh khi ấy gắn với bột sắn, bột mì, ngô khoai mỗi bữa thay cơm.

Về Hà Nội, Vinh được người mẹ kế chăm sóc nhưng cũng chẳng được bao lâu. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, hai lần mất mẹ nên khi học hết cấp ba anh vẫn là cậu bé “cao chưa nổi mét sáu”. Kinh tế gia đình quá khó khăn khiến Vinh chẳng rời được cơ cực. Tan học là anh chạy ngay về nhà làm việc phụ giúp gia đình.

Mới chỉ hơn tuổi, mỗi ngày Vinh phải gánh 30-40 gánh nước từ tầng 1 lên tầng 3 để cả nhà có nước dùng. Do thiếu thốn vất vả nên trông Vinh như trái khổ qua đèo. Tốt nghiệp cấp 3 và tình nguyện nhập ngũ.

Sau khi nhập ngũ, anh thi vào Trường Sĩ quan công binh (Bình Dương), trong đó có một năm rưỡi học tập và huấn luyện tại Trường Sĩ quan lục quân II (Đồng Nai). Lúc này, những khó khăn trong cuộc sống có lúc đã khiến Vinh nản chí và muốn bỏ học để trở về với bố mẹ.

Nhưng những ngày đi lao động đốn củi, đào kênh mương, chặt mía, rẫy cỏ hạt điều… những đêm dài hành quân không ngủ và kỷ luật thép của quân đội đã khiến anh cứng cỏi và vững vàng hơn.

Khác với phần lớn các xạ thủ, Hoàng Xuân Vinh theo nghiệp bắn súng chuyên nghiệp khá muộn. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Công binh, anh về làm việc tại Lữ đoàn 239 Công binh tại Thường Tín, Hà Tây. Trong quân đội, việc phải biết sử dụng súng gần như là điều bắt buộc. Hoàng Xuân Vinh được cử đi tham dự các giải phong trào và thường mang thành tích tốt về cho đơn vị.

Mùa hè 2016, anh trở thành vận động viên thể thao Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến nay giành được huy chương vàng tại đấu trường Thế vận hội.

Từ SEA Games 21 cho đến SEA Games 26, không một kỳ SEA Games nào anh không đoạt huy chương. Vào cuối năm 2012, anh vô địch châu Á. Và đến đầu năm 2013, anh vô địch thế giới, đều ở nội dung 10m súng ngắn hơi. Vì hai lần liên tiếp giành chức vô địch đấu trường châu lục và thế giới nên anh là người đầu tiên đã đem về những chức vô địch thế giới và châu Á đầu tiên cho các xạ thủ bắn súng của Việt Nam.

Hoàng Xuân Vinh được bình chọn là “Vận động viên tiêu biểu” năm 2016 của thể thao Việt Nam. Do có những thành tích đóng góp vào sự nghiệp thể thao nước nhà, anh được phong cấp bậc quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà – Mẫu 2

Bố em là một người rất yêu thích thể thao. Có lẽ vì là con trai và hay chơi với bố nên em cũng hay xem các chương trình thể thao lắm. Năm ngoái em đã cùng bố xem một trận đấu cử tạ trên tivi của Paralympic 2016. Một vận động viên cử tạ cho em nhiều ấn tượng nhất là vận động viên Lê Văn Công.

Bố em nói Paralympic là một lễ vận hội thể thao dành cho các vận động viên là người khuyết tật. Anh Công có dáng người đậm, nước da của anh ngăm ngăm đen. Đôi mắt của anh to tròn và đen. Anh có hai hàng lông mày đen đậm, sống mũi cao và thẳng. Bờ vai của anh to khỏe, chắc nịch, đó là một điều quan trọng mà mỗi một lực sĩ của tạ cần phải có. Hai cơ bắp của anh Công cuồn cuộn lên mỗi lần anh nâng tạ. Bàn tay anh thô và sần có lẽ bởi tập luyện và thi đấu quá nhiều. Đôi chân của anh bị tật không thể đi lại được như người bình thường. Anh thường phải di chuyển bằng xe lăn. Bố nói anh sinh ra đã bị bẩm sinh như vậy rồi. Dù không có được một đôi chân như người bình thường nhưng bù lại đôi bàn tay anh thật chắc và khỏe.

Anh Công dù có gặp khó khăn bao nhiêu nhưng trên môi vẫn luôn luôn nở nụ cười thân thiện. Vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Qủa là một người giàu nghị lực và đáng kính trọng. Luwcja sĩ Công đã giành rất nhiều thành tích cao trên đấu trường quốc tế. Một trong số đó là giải vàng đại hội thể thao Châu Á 2014, huy chương vàng Châu Á 2015 và đặc biệt là phá kỷ lục thế giới tại Paralympic 2016 Một bảng thành tích thật đáng ngưỡng mộ. Em rất yêu quý và cảm phục lực sĩ Lê Văn Công. Anh không chỉ là một lực sĩ tài năng mà còn là một tâm gương vươn lên vượt khóa thật đáng kính trọng.

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà – Mẫu 3

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà

Năm Glin lên 7, cậu bị bỏng nặng cả hai chân. Các bác sĩ cứu sống được cậu bé. Nhưng họ nói với bố mẹ cậu rằng cậu sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời, không đi lại được nữa.

Nhưng vết thương vừa lành, câu bé kiên cường đã bắt đầu tập đi trở lại. Mỗi bước đi đều làm cậu đau buốt. Mặt cậu nhăn lại, mồ hôi túa ra như tắm. Nhưng cậu bé không chịu bỏ cuộc.

Dần dần, Glin đã đi được từng bước ngắn. Chẳng bao lâu sau, trước sự kinh ngạc của mọi người, cậu đã đi lại được bình thường. Nhưng Glin vẫn không dừng ở đó. Cậu quyết tâm tập chạy trên đôi chân chằng chịt vết sẹo.

Sau nhiều năm kiên trì tập chạy, Glin đã trở thành vận động viên chạy đường dài. Rồi cậu bé tàn tật ngày nào trở thành nhà vô địch. Năm 1934. Glin lập kỉ lục thế giới chạy 1 dặm hết 4 phút và 6 giây. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên tiêu biểu nhất thế kỉ 20 của nước Mỹ.

Theo sách Truyện kể về ý chí và nghị lực

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà – Mẫu 4

Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe-là một câu chuyện có thật, chính mắt tôi nhìn thấy. Câu chuyện nói về khả năng đặc biệt của con người. Đó chính là anh Bùi Văn Đông ở xã Hồng Giang, huyện Long Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cũng như bao người dân khác ở trong xã, nhìn bề ngoài của anh trông không có một điểm gì đặc biệt. Thế nhưng anh lại có hàm răng rất khoẻ. Biệt tài của anh là có thể nhai nát bát đĩa, chén cốc bằng sành sứ. Trong khoảng thời gian ngắn, anh có thể nhai liền mấy cái đĩa và chén cốc. Khó tin phải không các bạn, bởi bình thường chúng ta ăn cơm, chẳng may nhai phải hạt sạn, ta cảm thấy đau răng và rợn người. Thế mà anh Đông lại nhai nát vụn sành sứ thì quả là một người tài giỏi.

Việc ăn sành sứ chỉ là một trong những biệt tài của anh. Anh còn dùng hàm răng chắc khoẻ của mình mở nắp 35 chai bia liền một lúc trong vòng 42, 43 giây trước sự chứng kiến đông đảo của bà con. Hôm đó, dân làng rất vui vì không những được chứng kiến tài năng của anh, mà sau đó họ còn được hả hê uống những chai bia do hàm răng của anh mở nắp. Thế nhưng chưa hết ngạc nhiên này họ lại chứng kiến ngạc nhiên khác. Đó là việc anh Bùi Văn Đông dùng hàm răng chắc khoẻ của mình đế nhấc bổng một chiếc xe đạp nặng 10kg và đi một đoạn đường dài là 67,2 mét.

Anh Bùi Văn Đông quả thật là một người có khả năng đặc biệt phải không các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về những người có năng lực đặc biệt, các bạn hãy đến với các buổi phát hình của Đài truyền hình Việt Nam trên kênh VTV3, lúc 11 giờ 30, chủ nhật hàng tuần để chứng kiến những chuyện lạ Việt Nam. Câu chuyện mà tôi vừa kể cho các bạn nghe được Đài truyền hình Việt Nam quay trực tiếp và phát sóng vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2005 đấy các bạn ạ!

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện về một vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà em đã đọc ở nhà – Mẫu 5

Là người dân Việt Nam,chắc hẳn không ai là không biết đến những kì tích,những phép màu giữa đời thường do chính những vận động viên ,những cầu thủ trẻ của đất nước chúng ta tạo nên.Đó chính là thành công của đội tuyển U23 VN đã xuất sắc, lần đầu tiên vào đến vòng chung kết và càng tự hào hơn khi vượt qua rất nhiều đối thủ mạnh để mang về ngôi vị Á quân của giải Vô địch bóng đá U23 Châu Á năm 2018 diễn ra tại Thường Châu.Trong đó,1 trong những gương mặt để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cầu thủ Nguyễn Quang Hải.

Nguyễn Quang Hải có lẽ đã trở thành cầu thủ quen thuộc đối vs người hâm mộ bóng đá nói riêng cũng như người dân VN nói chung.Anh sinh ngày 12/4/1997 tại huyện Đông Anh,thành phố Hà Nội .Hiện nay,Quang Hải đang chơi cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và cũng là tuyển thủ của Đội tuyển Quốc gia VN với số áo 19 .

Quang Hải hồi nhỏ vốn có niềm đam mê bóng đá từ nhỏ, ước mơ có một trái bóng để đá mỗi ngày là cũng làm mất đi hẳn hai ngày công của mẹ. Dù thế, bố mẹ Quang Hải vẫn tạo mọi điều kiện cho con trai mình thực hiện được niềm đam mê đối với sự nghiệp chơi bóng.Ngay từ nhỏ, cầu thủ Nguyễn Quang Hải đã chứng tỏ mình là người có duyên và có khiếu đối với trái bóng khi giành được danh hiệu cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong vòng loại Bắc Giang dành cho tuổi nhi đồng do nhà tài trợ Yamaha tổ chức. Đó chính là bước ngoặt đầu tiên chắp cánh cho sự nghiệp của anh sau này.

Sự nghiệp bóng đá của cầu thủ Quang Hải khởi đầu bằng việc gia nhập lò đào tạo trẻ Hà Nội T&T khi mới 9 tuổi vào năm 2006.Anh là một người thi đấu xuất sắc trong nhiều cấp độ đội tuyển cũng như đạt được nhiều giải thưởng quý giá.Năm 2013, Nguyễn Quang Hải giành chức vô địch U21 quốc gia 2013 cùng với đội trẻ Hà Nội T&T và trở thành cầu thủ 16 tuổi đầu tiên giành được danh hiệu vô địch U21 quốc gia. trong năm 2014 anh đã giành liên tiếp 2 danh hiệu cá nhân “Cầu thủ xuất sắc nhất giải” tại U17 quốc gia 2014 và U19 quốc gia 2014 đồng thời cùng U17 Hà Nội T&T giành danh hiệu Á quân U17 quốc gia 2014 và cùng U19 Hà Nội T&T giành chức vô địch. Anh cũng giành được danh hiệu cá nhân “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất” của mùa giải V-League 2017 và và danh hiệu “Quả bóng đồng Việt Nam” 2017.

Quang Hải lần đầu được ra sân trong màu áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vào tháng 6 năm 2017.Khi huấn luyện trưởng đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo mới được bổ nhiệm, Nguyễn Quang Hải nhanh chóng giành được sự tin tưởng của vị tân huấn luyện viên người Hàn Quốc. Nguyễn Quang Hải bắt đầu trở nên nổi tiếng, được truyền thông quốc tế ca ngợi nhờ màn trình diễn ấn tượng tại Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2018 với 5 bàn thắng giúp đội nhà đi đến tận trận đấu chung kết. Đó là những bàn thắng quan trọng giúp VN làm nên cơn chấn động với bóng đá Châu Á.Quang Hải cũng nhận được rất nhiều các giải thưởng như:Bàn thắng đẹp nhất giải U23 châu Á 2018 ,Cầu thủ xuất sắc nhất AFF Suzuki Cup 2018,Quả bóng vàng Việt Nam năm 2018,Bàn thắng đẹp nhất Asian Cup 2019…

Quang Hải xứng đáng là một trong những vận động viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam với những gì mà anh đã cống hiến cho bóng đá nước nhà cũng như cho người hâm mộ.

*******************

Trên đây là 5 bài mẫu Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà. Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập cô giao về nhà nhé.

 

 Giáo dục

Bạn đang xem: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà (5 Mẫu)

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ke-hoac-doc-lai-mot-cau-chuyen-bai-tho-bai-van-ve-mot-van-dong-vien-hoac-mot-nguoi-yeu-the-thao-ma-em-da-doc-o-nha/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp