Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết

0
48
Rate this post

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết

ke lai mot cau chuyen ve cuoc song va con nguoi noi rung xa vung xa ma em biet

Bạn đang xem: Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết

 

Phần 1: Dàn ý Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết

Xem chi tiết Dàn ý Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết

 

Bài mẫu số 1:

Trong chuyến đi từ thiện lên vùng cao biên giới Tây Bắc, em đã được đi cùng mẹ trải nghiệm cuộc sống và làm quen với những con người nơi vùng sâu vùng xa của Tổ quốc.

Trải qua quãng đường hàng trăm cây số từ Hà Nội phải mất nửa ngày mới lên được đến nơi, khi đi vào sâu bên trong, đường sá rất khó khăn và nguy hiểm, toàn là đường đèo, dốc và hẹp, nhiều đoạn đường đất gồ ghề rất khó đi. Thế mới biết người dân sống trong vùng đi lại khó khăn vất vả như thế nào. Đoàn của em dừng chân tại một xóm nhỏ, xóm có khá đông dân cư nhưng đa số chỉ có trẻ em, người già và phụ nữ ở nhà, còn những thanh niên trai tráng và đàn ông đều làm trên nương hoặc đi làm ăn xa. Những ngôi nhà nơi đây vẫn chỉ là nhà sàn vách gỗ được lợp bằng mái cọ đã mục nát, nền sân vẫn là nền đất chứ đâu được nền bê tông hay gạch đá hoa như người miền xuôi, ấy thế mà các bạn nhỏ vẫn hồn nhiên và mải mê chơi bắn bi, cù quay trên nền đất ấy. Con người nơi đây rất mến khách, khi thấy những đoàn khách đến thăm, họ tay bắt mặt mừng nở những nụ cười rất tươi, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, nhà nào cũng có sẵn ngô, khoai để trên gác bếp và góc nhà để phòng những bữa thiếu tiền đong gạo. Mùa đông trên vùng cao lạnh hơn dưới xuôi rất nhiều, ấy vậy mà người lớn hay trẻ nhỏ đều mặc rất ít áo, cũng bởi họ không có nhiều quần áo để mặc.

Mang món quà là những bộ quần áo ấm tới cho mọi người, ai cũng cảm ơn bằng tấm lòng chân thành nhất, em hy vọng sẽ có nhiều chuyến đi như thế này hơn nữa và có thể giúp đỡ người dân được nhiều hơn thế.

 

Bài mẫu số 2:

Nếu có cơ hội bạn hãy đi đến những vùng sâu, vùng xa nơi biên giới rừng sâu của mảnh đất Việt Nam, bạn sẽ được trải nghiệm về một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, được cảm nhận tấm lòng nhiệt thành, nồng hậu của những người dân nơi đây.

Là một người sống ở đô thị, lần đầu em được nhìn thấy đồi núi trùng điệp, rừng xanh bát ngát vô tận đến thế, những con đường nhỏ trên núi chỉ nhỏ như những nét vẽ trong bức tranh thiên nhiên núi rừng. Vẻ đẹp rừng núi không nhiều hoa sặc sỡ nhưng lại hùng vĩ và rộng lớn, những cánh rừng mơ phủ trắng xóa, những cánh đồng hoa tam giác mạch mê đắm lòng người, chỉ cần đặt chân tới nơi đây, con người như được hòa mình vào thiên nhiên, choáng ngợp trong không gian trong lành. Điều làm em ấn tượng không chỉ có khung cảnh thiên nhiên mà còn ở những vẻ đẹp của con người nơi đây, họ đều là người dân tộc thiểu số, mặc trên mình bộ trang phục dân tộc đầy nét văn hóa. Tính cách chân chất, thật thà của họ làm mến khách với cả những vị khách khó tính nhất, họ đem chính những sản vật của núi rừng mà phải mất nhiều công sức mới lấy được để bán cho những vị khách, vừa để làm quà lại vừa để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Đó có thể là những củ măng rừng, hoa chuối rừng và đào, mơ, mận…

Đối với riêng em, cuộc sống nơi đây tuy còn nhiều khó khăn nhưng lối sống của người dân thật đáng khâm phục và học hỏi.

 

Bài mẫu số 3:

Trong khi những người miền xuôi ở nơi phồn hoa đô thị luôn muốn tìm về nơi yên bình, thoáng đãng để sống cuộc sống thảnh thơi, an nhàn, thì những con người vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới không thiếu sự thanh bình yên ả lại muốn được sống tiện nghi, phồn vinh như người miền xuôi. Bởi có đặt chân đến những mảnh đất rừng sâu, vùng xa, ta mới thấu rõ hoàn cảnh sống sinh hoạt của người dân nơi đây, đó là một sự cách biệt khá lớn với cuộc sống miền xuôi của chúng ta.

Ở nơi vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những vùng nằm sâu trong những cánh rừng, quả núi làm sao có được những đường phố rộng thênh thang toàn bằng bê tông, rải nhựa, chủ yếu vẫn là đường đất, thi thoảng có đường được rải đá. Từ ngôi làng này sang ngôi làng khác có khi cách nhau cả một quả đồi, đi lại rất khó khăn và bất tiện, từ nhà ra chợ, ra trung tâm xã hoặc thị trấn phải mất nửa ngày đến một ngày đường. Thiếu thốn và khó khăn là vậy nhưng người dân nơi đây vẫn đang khắc phục từng ngày, ngoài làm nương rẫy trên đồi, họ còn làm nghề thủ công như dệt vải, một số người vì nghèo khó mà phải bỏ xuống miền xuôi làm ăn. Nhìn các bạn nhỏ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết đến con chữ khiến em rất xót xa và mong muốn được sẻ chia một phần cuộc sống tiện nghi của mình cho các bạn.

Em cũng cảm thấy mình đã may mắn hơn rất nhiều người, không phải sống trong khó khăn, gian khổ lại được ăn học đầy đủ không lo nghĩ gì. Điều đó thôi thúc em phải phấn đấu học tập, sau này sẽ giúp ích cho xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn.

Trên đây là bài Kể lại một câu chuyện về cuộc sống và con người nơi rừng xa, vùng xa mà em biết, để củng cố kĩ năng viết bài kể chuyện, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn đặc sắc khác như: Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng, Kể câu chuyện nói về một loài chim, Kể chuyện về một gia đình hạnh phúc, Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ke-lai-mot-cau-chuyen-ve-cuoc-song-va-con-nguoi-noi-rung-xa-vung-xa-ma-em-biet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp