Khối hiệp ước bao gồm những nước nào?

0
107
Rate this post

Khối Hiệp ước là tên gọi quen thuộc với những ai yêu thích lịch sử, đặc biệt là lịch sử thế giới, đây là một trong những cái tên không thể quên của thế chiến thứ nhất. Vậy khối hiệp ước bao gồm những nước nào? Xin mới các bạn cùng trường tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Khối hiệp ước bao gồm những nước nào?

Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất - THPT Ninh Châu Quảng Bình

Khối hiệp ước bao gồm những nước là Anh, Pháp, Nga, do sự phát triển không đều về kinh tế và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguồn gốc và sự phát triển của khối Hiệp ước

Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt.cac

Từ đó hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

Sự kiện ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát đã châm ngòi cho chiến tranh bùng nổ.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (1914 -1916)

+ Ngày 28 – 7 – 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ.

+ Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.

+ Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.

+ Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh đế quốc bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.

Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)

+ Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.

+ Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng

+ Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.

– Hậu quả của chiến tranh:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ.

Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Thông tin về thế chiến thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhấtĐệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.

Bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này. Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.

Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung (được coi là “ngòi nổ” của cuộc chiến tranh), dẫn đến việc Áo – Hung tuyên chiến với Serbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen. Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử. Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp. Một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công. Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh – Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức, trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.

Tất cả những đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc Cách mạng Tháng Mười lật đổ Nga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc Xã lên nắm quyền nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn, vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Không một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở các nước bại trận. Điển hình là tại Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Hiệp Ước phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt. Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.

Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ “Đại chiến” (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đương thời, nó còn được gọi với cái tên “Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh” (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra. Chính những vấn đề liên quan tới Hoà ước Versailles 1919 đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Mục đích của thế chiến I

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ 4 đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và “thế giới mới” mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo Chủ nghĩa Cộng sản tại Nga, Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc… Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức.

Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa 2 khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: 1 bên là liên minh 3 đế quốc Anh – Pháp – Nga, hay được gọi là khối Hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh 3 nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ottoman.

Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente 3 bên nhưng Liên minh Trung tâm lại có thêm đồng minh là Đế quốc Ottoman và Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente 3 bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì ở bên phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh chính là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế của đế quốc Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, 2 cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Anh.

Quy mô và tính chất của thế chiến I

Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệt quân đội Đức vẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vì xã hội kiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – 1 kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.

100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất | baotintuc.vn

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v… Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời Napoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.

Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuật đội hình tản mác không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuông dày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa 2 phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động, ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.

Video về Khối hiệp ước bao gồm những nước nào? Tóm tắt thế chiến I

Kết luận

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi Khối hiệp ước bao gồm những nước nào?  cùng với những thông tin liên quan đến Thế Chiến I nơi tên gọi Khối Hiệp ước ra đời và hoạt động. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/khoi-hiep-uoc-bao-gom-nhung-nuoc-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp