Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”

0
75
Rate this post

Đề bài: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”

lay nhan de tinh doi trong chiec la neu suy nghi cua minh ve doan trich chiec la cuoi cung

Bài văn Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”

Bạn đang xem: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”

Bài làm:

Hình ảnh về chiếc lá cuối cùng neo đậu lại trên cành cây như ranh giới giữa những điều mong manh, dễ tan biến vẫn luôn ấn tượng trong tâm trí tôi. Hình ảnh đó thậm chí còn ám ảnh tôi một quãng thời gian sau khi gấp lại những trang sách của nhà văn Ô Hen-ri. Đó là câu chuyện về niềm tin từ một chiếc lá không rơi.Từ cái chết của cụ họa sĩ già đến sự hồi sinh của một cô gái mang trong mình căn bệnh quái ác là một hành trình của niềm tin, của tình yêu thương giữa con người với con người. Tôi gọi đó là “Tình đời trong chiếc lá”.

Câu chuyện nói về cuộc sống cơ cực, vất vả của hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn trong cuộc sống đời thường khiến họ lâm vào cảnh khốn cùng. Giôn-xi là một người có tài năng, cô khao khát khi được sống với đam mê của mình với nghệ thuật nhưng trớ trêu thay, cô lại bị bệnh sưng phổi hiểm nghèo. Cụ Bơ-men bốn chục năm trời có ước mơ vẽ được một kiệt tác nghệ thuật nhưng cũng không thực hiện được. Không gian, cuộc sống của những con người làm nghệ thuật ấy đang lạnh lẽo, u ám, ảm đạm với những nỗi lo gánh nặng cơm áo gạo tiền và bệnh tật. Mỗi ngày trôi qua, Giôn-xi phải đối mặt với cái chết đang cận kề.Cô không biết mình còn sống được bao nhiêu ngày. Trong cơn lạnh của bão tuyết và mưa gió, những chiếc lá thường xuân trên cây gần khung cửa sổ cứ rụng dần, chỉ còn sót lại duy nhất một chiếc lá trơ trọi trên cây. Giôn-xi ngày đêm không rời mắt khỏi chiếc lá ấy.Cô tin vào sự tồn tại của chiếc lá như tin vào sự sống của chính bản thân mình. Nhưng cô vô cùng sợ khi chẳng may chiếc lá cuối cùng kia rơi xuống, rồi cũng như sự sống của cô sẽ kết thúc vĩnh viễn. Nỗi lo của Giôn-xi không lớn bằng nỗi lo lắng của Xiu và của cụ Bơ-men.Họ sợ rằng sự thật ấy sẽ xảy ra, sự thật chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân sẽ rụng xuống sau cái đêm định mệnh ấy, sau đêm mưa gió bão tuyết ấy. Họ đau khổ và sẽ cảm thấy vô cùng bất lực nếu sáng sớm hôm sau, khi thức giấc, Giôn-xi sẽ chứng kiến điều đó và suy sụp. Câu chuyện sẽ có thể sẽ kết thúc khi Giôn-xi tỉnh dậy không thấy chiếc lá sau sự hủy hoại của thiên nhiên nhưng không, một tình huống hoàn toàn mới, bất ngờ đã được tái hiện. Ngày hôm sau, khi Xiu vén chiếc màn lên, vẫn còn một chiếc lá thường xuân cuối cùng trên cây: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Chiếc lá ấy vẫn kiên cường bám lấy cành cây.Đến hôm sau, hôm sau nữa chiếc lá ấy vẫn ở đó.Đó như một phép màu với Giôn-xi.Nó đã thắp lên trong cô một hi vọng, tạo ra một sự thay đổi trong suy nghĩ của cô gái trẻ. Chiếc lá cuối cùng ấy như cứu sống lấy mạng của cô, để cô nhận ra rằng: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”.Cô đã nhận ra sự sai lầm khi đã có ý định từ bỏ đi chính mạng sống của mình. Giờ đây, cô nhận ra rằng chỉ có bản thân mình mới quyết định được cuộc sống của mình chứ không phải một ai khác. Sau đó, cô bất giác nghĩ về những điều tươi đẹp hơn trong tương lai: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na-plơ”. Không chỉ có những suy nghĩ tích cực, lạc quan, niềm tin vào cuộc sống mà Giôn-xi còn có cảm hứng với niềm đam mê nghệ thuật đã mất đi từ lâu.

Không ai biết rằng, người tạo nên sự kì diệu mang tên chiếc lá cuối cùng ấy lại chính là cụ họa sĩ già Bơ-men.Cụ không có những tài năng thần kì để biến chiếc lá vĩnh viễn còn lại trên thân cây thường xuân mà cụ chỉ có duy nhất là lòng yêu thương. Con người ấy sau bốn mươi năm theo đuổi những kiệt tác cuối cùng cũng tạo nên được kiệt tác của đời mình theo một cách thật đặc biệt. Khi tạo ra kiệt tác ấy, cụ Bơ-men chỉ suy nghĩ duy nhất một điều đó là trả lại niềm tin và sự sống cho Giôn-xi. Trong đêm mưa gió bão tuyết ấy, hình ảnh một người họa sĩ già cầm những cây cọ vẽ cặm cụi tạo nên bức hình tràn đầy lòng thương cảm với cô gái trẻ, với đồng nghiệp trẻ của mình tạo nên một hình ảnh vô cùng đẹp trong tâm tưởng của độc giả. Đó có thể không phải là không gian thích hợp và tốt nhất cho việc vẽ tranh, cũng không phải là điều kiện thuận lợi nhất cho việc tạo ra một bức hình nghệ thuật nhưng đó là thời điểm thích hợp nhất để tạo ra một niềm tin đối với một người sắp mất đi sự sống. Đó là nghệ thuật chân chính, đó là tình người giữa những con người khốn khổ với nhau.Cụ Bơ-men dùng hết sức lực, tâm trí và tấm lòng cao cả của mình để khắc họa chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy.Không ai nghĩ rằng đó cũng chính là bức họa cuối cùng trong cuộc đời người họa sĩ già khốn khổ ấy.Khi hoàn thành tác phẩm ấy cũng là lúc cụ từ giã cõi đời này.Chiếc lá cuối cùng mang đậm tình đời, tình người đã đổi lấy mạng sống cho cô gái trẻ. Đó cũng chính là sứ mệnh của nghệ thuật mà Ô-hen-ri muốn truyền tải đến người đọc: nghệ thuật chân chính là nghệ thuật hướng về con người, lấy giá trị nhân sinh, nhân bản làm gốc chứ không phải những danh tiếng hư vọng, hão huyền. Nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

Xiu và Giôn-xi biết đó là chiếc lá nhân tạo, chiếc lá do cụ Bơ-men tạo ra chứ không phải chiếc lá cuối cùng thực sự. Thế nhưng sau cùng, cả hai đều biết ơn vô cùng với sự hi sinh của người họa sĩ già ấy.Chiếc lá giả ấy lại là ngọn lửa thắp lên niềm tin trong cô gái trẻ. Đó là một kiệt tác nghệ thuật vĩ đại vô cùng. Nó có giá trị hơn bất cứ bức họa đắt đỏ nào khác, bởi nó được tạo ra từ tình người, từ tình đời.Cụ Bơ-men cùng kiệt tác của mình đã làm nên một điều không tưởng chỉ xuất hiện trong cổ tích.

Chiếc lá cuối cùng, như chính cái tên nhan đề của tác phẩm mà Ô-hen-ri đã tạo nên.Đây là một nhan đề, một chi tiết nghệ thuật vô cùng ý nghĩa.Sự sống nối tiếp sự sống.Tình yêu thương nối liền tình yêu thương.Chiếc lá cuối cùng ấy là nơi chứa đựng tình đời.Câu chuyện gợi mở cho chúng ta đến những thông điệp tốt đẹp của cuộc sống.Đó là tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng và nguồn gốc của nghệ thuật chân chính.Chúng ta hãy cho đi và chúng ta sẽ để lại cho đời muôn vàn yêu thương.Hãy sống để viết lên những điều tốt đẹp cho cuộc đời.Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.Viết đến đây, ta lại nhớ đến những lời ca vô cùng ý nghĩa trong tác phẩm “Tự nguyện” của tác giả Trương Quốc Khánh:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là môt vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”.

——————HẾT——————-

Để có nhiều ý tưởng hay cho đề bài Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Giá trị nhân sinh và thông điệp nghệ thuật trong Chiếc lá cuối cùng, Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác?, Cảm nhận về bài Chiếc lá cuối cùng, Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/lay-nhan-de-tinh-doi-trong-chiec-la-neu-suy-nghi-cua-minh-ve-doan-trich-chiec-la-cuoi-cung/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp