Miễn nhiệm là gì? Phân biệt miễn nhiệm và bãi nhiệm

0
73
Rate this post

Miễn nhiệm là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Tại 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.

Lưu ý: Miễn nhiệm không phải là một hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Miễn nhiệm là gì? Quy định pháp luật về miễn nhiệm
Miễn nhiệm là gì? Quy định pháp luật về miễn nhiệm

Thẩm quyền miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức

Thẩm quyền miễn nhiệm được quy định như sau:

1) Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;

2) Chủ tịch nước miễn nhiệm Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

3) Hội đồng nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp;

4) Thủ tướng miễn nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương; miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

5) Bộ trưởng miễn nhiệm Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương;

6) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; miễn nhiệm cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí;

7) Chánh án Toà án nhân dân tối cao miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh toà các toà chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương miễn nhiệm Chánh toà, Phó Chánh toà, trách xã các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương trừ Phó Chánh án, Thẩm phán.

Các trường hợp cán bộ, công chức miễn nhiệm

Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với cán bộ

Tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:

– Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ năng lực, uy tín;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì lý do khác.

– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

– Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

– Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”;

Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với công chức lãnh đạo, quản lý

Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 như sau:

– Không đủ sức khỏe;

– Không đủ năng lực, uy tín;

– Theo yêu cầu nhiệm vụ;

– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

– Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

– Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

– Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức

Tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:

Giai đoạn 1: Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo Mục 2.2 người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

Giai đoạn 2: Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Giai đoạn 3: Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp;

Công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

Hệ quả của miễn nhiệm cán bộ, công chức

Người miễn nhiệm hoặc người bị miễn nhiệm không còn làm việc và giữ chức vụ đó tại cơ quan nhà nước mà có thể làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. Khác với bãi nhiệm và cách thức thì cán bộ sẽ không còn làm việc tại cơ quan nhà nước nữa.

Theo quy định về sử dụng và quản lý công chức thì công chức sau khi miễn nhiệm hưởng một số chế độ như sau:

– Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.

– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.

– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; do không đủ năng lực, uy tín để làm việc; do vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.

Hệ quả của miễn nhiệm cán bộ, công chức
Hệ quả của miễn nhiệm cán bộ, công chức

Cách thức trình bày mẫu quyết định miễn nhiệm

Mẫu quyết định miễn nhiệm là văn bản hành chính có hiệu lực theo quy định của Luật cán bộ công chức và cả Luật doanh nghiệp vậy nên bố cục và cách trình bày của mẫu dù là quyết định miễn nhiệm song ngữ hay quyết định miễn nhiệm bằng tiếng anh cũng phải tuân thủ quy định chung của một văn bản pháp luật hiện hành.

Mẫu quyết định miễn nhiệm được trình bày trên bản giấy có kích thước bằng tờ A4 và theo kết cấu chung thì ở góc trên cùng bên trái có ghi tên công ty và số quyết định miễn nhiệm. Ở góc trên bên phải là vị trí ghi quốc hiệu tiêu ngữ rồi đến ngày quyết định miễn nhiệm được lập. Tiếp đó là tiêu đề chính của mẫu được viết in đậm và có cỡ chữ to nhất. Phần còn lại là diện tích dành cho nội dung quyết định.

Một điều lưu ý về phông chữ của mẫu quyết định miễn nhiệm phải tuân theo quy định cơ chữ trong một văn bản pháp luật nói chung là cơ chữ 14, phông chữ phổ biến Time New Roman căn đều hai bên và điều chỉnh các định dạng sao cho hợp lý và thuận mắt nhất.

Nội dung trong văn bản quyết định miễn nhiệm một chức vụ trước hết phải có các căn cứ lập miễn nhiệm rồi tới tên đối tượng nhận miễn nhiệm, chức vụ bị miễn nhiệm, thời gian miễn nhiệm (ghi cụ thể ngày, tháng, năm). Mục tiếp theo trong văn bản quyết định miễn nhiệm là ghi rõ trách nhiệm của người nhận miễn nhiệm phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, cơ quan có thẩm quyền về những công việc đã thực hiện trong thời gian giữ chức vụ.

Cụ thể nội dung trong một bản quyết định gồm 3 điều:

– Điều 1: Miễn nhiệm Ông/Bà……. thôi giữ chức vụ……….. – Công ty …………….. kể từ ngày….. tháng…… năm …….

– Điều 2: Ông/Bà…………… chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về những công việc đã thực hiện trong thời gian giữ chức vụ

– Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày… tháng… năm…. Cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông/Bà…. và các Phòng/Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Cuối mỗi mẫu quyết định là nơi nhận và dấu xác nhận của người đứng đầu hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

Một số mẫu quyết định miễn nhiệm thường gặp như: mẫu quyết định miễn nhiệm cán bộ công chức, mẫu quyết định miễn nhiệm giám đốc công ty, mẫu quyết định miễn nhiệm phó giám đốc, mẫu quyết định miễn nhiệm tổng giám đốc, quyết định miễn nhiệm chỉ huy trưởng, quyết định miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng, quyết định miễn nhiệm chủ tài khoản, quyết định miễn nhiệm chức vụ tổ trưởng, quyết định miễn nhiệm chức vụ trưởng phòng,…

Phân biệt miễn nhiệm và bãi nhiệm

Tiêu chí Bãi nhiệm Miễn nhiệm
Căn cứ – khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của luật cán bộ công chức 2008 Khoản 6, điều 7, điều 78 luật cán bộ công chức 2008
Khái niệm – Bãi nhiệm là trường hợp cán bộ công chức bị buộc thôi giữ chức vụ vì vi phạm pháp luật, về đạo đức phẩm chất. Việc này tác động gây ra việc cán bộ, công chức không xứng đáng để tiếp tục giữ chức vụ đã được cơ quan nhà nước giao cho,hình thức bị thôi giữ chức vụ là do bầu cử mặc dù chủ thể chưa bị hết nhiệm kỳ – Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.
Mức độ Nặng Nhẹ
Lý do – Cá nhân vi phạm pháp luật

– Cá nhân vi phạm về đạo đức, phẩm chất

– Chức vụ chủ thể được cơ quan nhà nước giao không còn xứng đáng đảm nhiệm.

– Nhiệm vụ được giao không hoàn thành.

– Sức khỏe của cá nhân không đủ hoặc do lý do khác để phục vụ đảm nhiệm vị trí hiện tại

– Thiếu trách nhiệm trong công việc

Hình thức – Thẩm quyền thực hiện bãi nhiệm là cử tri, cơ quan (tổng số phiếu tán thành ít nhất là 2/3 trở lên thì được bãi nhiệm) – Người đang giữ chức vụ yêu cầu, đề nghị cấp trên xin miễn nhiệm

– Người đang giữ chức vụ bị nhận quyết định miễn nhiệm từ phía cấp trên vì lý do: nhiệm vụ không hoàn thành, thiếu trách nhiệm

Bản chất – Bị xử lý kỷ luật – Cho thôi việc, ngừng giữ chức vụ đang làm việc.
Hệ quả – Không được làm việc hoặc giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan nhà nước – Không được làm việc ở cơ quan nhà nước

– Có thể làm việc ở vị trí, chức vụ khác tại cơ quan nhà nước.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mien-nhiem-la-gi-phan-biet-mien-nhiem-va-bai-nhiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp