Phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ

0
53
Rate this post

Đề bài: Phân tích bài Xin lập khoa luật

phan tich bai xin lap khoa luat

Phân tích bài Xin lập khoa luật
 

Bạn đang xem: Phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ

I. Dàn ý Phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– “Xin lập khoa luật” là một trong những sáng tác nổi bật nhất của Nguyễn Trường Tộ.
– Được ra đời với mục đích bày tỏ nguyện vọng đưa luật pháp vào đời sống nhằm cải thiện đất nước, đưa đất nước phát triển có lề lối, quy tắc hiện đại.

2. Thân bài

– Vai trò và trách nhiệm đối với xã hội: Kỉ cương, phép tắc của nhà nước cần củng cố và có tổ chức lớp lang, đất nước cần dùng pháp luật để trị vì và đưa vào khuôn khổ.
→ Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc giúp đất nước trở nên tân tiến, hiện đại
– Sự tương đồng giữa luật pháp với Nho giáo và các khía cạnh xã hội khác: Nho giáo đã ăn mòn vào tư duy nhận thức của người dân và cả triều đình, nhưng trên thực tế, tư tưởng này đã lỗi thời với nhiều lỗ hổng quản lý, chỉ mang tính chất giáo điều, không có các quy tắc khen thưởng, xử phạt khiến người dân không có ý thức tuân thủ
– Luật pháp có tầm ảnh hưởng tới đạo đức, tư duy con người: có luật pháp, con người được nâng cao nhận thức và ý thức, phân biệt phải trái đúng sai, sống theo luật pháp để trở thành người có ích

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, thể hiện tư duy tiến bộ, đi trước thời đại với cách viết cụ thể, dẫn chứng thuyết phục

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Xin lập khoa luật (Chuẩn)

“Xin lập khoa luật” ra đời với vai trò đề cao giá trị thực tiễn của luật pháp trong đời sống của con người trong việc cai trị và điều hành đất nước. Luật là kỉ cương, là chính lệnh của quốc gia. Một đất nước phải có phép tắc, người làm đúng phải được thưởng nhằm khuyến khích hành động tốt, người sai trái phải bị xử phạt nghiêm minh làm tấm gương răn đe. Luật pháp đưa đất nước lên một tầm cao mới, sánh vai với những đất nước phát triển.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trường Tộ đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, đồng thời so sánh giữa các nước phương Tây và nước ta trong cùng một thời đại. Giới thiệu việc áp dụng luật pháp ở phương Tây và các nước phát triển, từ người lãnh đạo là vua quan cho đến dân thường đều cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật, “những người làm trong ngành bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng chỉ có bị thăng trật chứ không bao giờ bị biến chức”, cốt là để giữ vững hệ thống kỉ cương, phép nước . Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra dẫn chứng:” phàm những tội ngũ hình đều do các vị này xử, vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy”. Việc đề ra luật pháp với mục đích đảm bảo quyền lợi, xử phạt công bằng, công khai. Một đất nước phát triển là đất nước có pháp luật quy củ, mọi người tuân theo pháp luật để có thể điều chỉnh hành vi và thái độ, đó là lý do vì sao, nếu muốn trở nên hùng mạnh hơn, nước Việt ta cần lập khoa luật. Cách vào đề thẳng thắn và trực tiếp, đưa lên bàn cân so sánh vừa là để nâng tầm đất nước, vừa để nhấn mạnh sự cấp bách của việc thành lập khoa luật.

Tác giả đưa ra những lĩnh vực trong luật bao gồm kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường cho đến những việc hành chính của sáu bộ. Trên quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, luật có khả năng quản lí và định hướng mọi mặt đời sống xã hội. Tất cả mọi người, bất luận già trẻ gái trai, bất luận là quan hay là dân, đều cần tuân theo luật pháp. Quốc có quốc pháp, đất nước phải có luật pháp thì mới hoạt động bền vững , kỉ cương. Người đứng đầu phải có cách quản lí dân chúng, dân chúng phải có hệ thống pháp luật cụ thể để điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với luân thường đạo lý. Chủ trương được nêu rõ trong tác phẩm, “vua quan dân đều phải tôn trọng pháp luật”, “trái luật là tội, giữ luật là đức”, “trong luật cái gì cũng công bằng, hợp với đức trời, nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người. Cách lập luận hợp lý, vừa đánh vào tình cảm, vừa mang tính thuyết phục cao. Cái linh hoạt của Nguyễn Trường Tộ ở đây là, ông không ép buộc mọi người ngay lập tức phải tuân thủ luật pháp, nghe theo luật pháp cứng nhắc, mà khéo léo nhắc đến đạo đức, đạo lý. Người Việt xưa nay vẫn đề cao đạo làm người, vì vậy, ông đề cao mối quan hệ giữa con người với con người sẽ tốt đẹp hơn khi có luật pháp bổ sung, hỗ trợ.

Không chỉ dừng lại ở các nước phương Tây phát triển hay ý kiến cá nhân đơn thuần, Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Nho giáo truyền thống, hệ tư tưởng vốn ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Ông cho rằng, Nho giáo không tôn trọng luật pháp, vì “chỉ nói suông mà không lam”, “vua chúa nắm quyền thống trị”, theo Nho giáo khiến con người chỉ có kiến thức đơn thuần, sáo rỗng mà không thay đổi cái tôi cá nhân. Trong khi đó, đạo đức cần phải đi đôi với luật pháp. Nho giáo trong thời kì đương thời đã và đang biến chất và suy thoái. Những nhà Nho tự xưng mình là kẻ có học thức, chễm chệ ngồi lên phản dạy dỗ học trò, liệu có mấy người thực sự hiểu biết, có nhân cách tốt, có đủ kiến thức để mở lớp, mở trường?

Với lập luận chặt chẽ, xác thực, đưa dẫn chứng cụ thể từ phương Tây phát triển cho đến những hủ tục trong quan niệm của Khổng Tử, Nguyễn Trường Tộ đã khẳng định sự cần kíp của việc lập ra khoa luật nhằm phổ biến luật pháp tới nhân dân, sớm cải tổ, kiến thiết đất nước.

———————HẾT——————–

Xin lập khoa luật là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trường Tộ, để học tập có hiệu quả, bên cạnh bài Phân tích bài Xin lập khoa luật, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trong Bài văn hay lớp 11 như: Soạn bài Đọc thêm: Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ, Phân tích bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, Phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta, Cảm nhận khi đọc về Luân lí xã hội ở nước ta.

 
 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-xin-lap-khoa-luat-cua-nguyen-truong-to/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp