Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

0
48
Rate this post

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

phan tich doan trich uy lit xo tro ve

Bài văn Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về 
 

Bạn đang xem: Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Hô-me-rơ (đặc điểm về con người, các tác phẩm chính,…)
– Giới thiệu về sử thi Ô-đi-xê (đặc điểm thể loại, hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung chính,…)
– Giới thiệu về đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (vị trí đoạn trích, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân bài
a. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của Pê-lê-nốp cùng mọi người trong gia đình
– Thái độ của nhũ mẫu Ơ-cri-lê và sự tác động tới Pê-nê-lốp
+ Nhũ mẫu Ơ-ri-clê rất vui mừng và phấn khởi báo tin cho Pê-lê-nốp, đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh, thuyết phục Pê-lê-nốp dùng cả tính mạng của mình để đánh cược với Pê-lê-nốp
+ Thái độ của Pê-lê-nốp: tin nửa ngờ, nhưng với bản tính của một người phụ nữ thông minh, nàng vẫn luôn cẩn trọng trong từng lời nói và suy nghĩ,…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về  tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (Chuẩn)

Hô-me-rơ là một nghệ sĩ mù người Hi Lạp, ông được xem là người sáng tạo hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp là “Ô-đi-xê” và “I-li-át”. “Ô-đi-xê” là tác phẩm sử thi dài 12110 câu với 24 khúc ca, là câu chuyện kể về chàng Uy-lít-xơ với hành trình trở về quê hương, đồng thời tác phẩm còn dựng lên bức tranh hào hùng của những người dân Hi Lạp trong công cuộc chinh phục tự nhiên, mở rộng đất đai. Đặc biệt, đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” – đoạn trích nằm ở khúc ca thứ 23 là một trong số những trích đoạn đặc sắc của tác phẩm. Đọc “Uy-lít-xơ trở về” giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về khung cảnh đoàn tụ của hai vợ chồng Uy-lít-xơ sau hai mươi năm xa cách cũng như vẻ đẹp trí tuệ, tài năng của chàng.

Sau hai mươi năm trời đằng đẵng xa cách, trải qua biết bao nhiêu thử thách, Uy-lít-xơ cũng trở về với quê hương yêu dấu. Nhưng lúc trở về cũng chính là lúc chàng phải đối diện với hơn 108 kẻ quyền quý đến cầu hôn vợ của chàng – Pê-lê-nốt với mục đích chiếm đoạt tài sản, bằng trí thông minh, chàng cùng con trai đã đánh đuổi được chúng. Trong bộ dạng của một người hành khất, Uy-lít-xơ đã trở về ngôi nhà của mình, mọi người trong gia đình đều rất vui, song chỉ có Pê-lê-lốp vẫn còn những nghi ngờ.

Trước sự xuất hiện của Uy-lít-xơ, nhũ mẫu Ơ-ri-clê rất vui mừng và phấn khởi báo tin cho Pê-lê-lốp. Không dừng lại ở đó, nhũ mẫu còn đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh, thuyết phục với Pê-lê-lốp rằng người hành khất ấy chính là Uy-lít-xơ. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đã thuyết phục Pê-lê-lốp bằng đặc điểm trên chính cơ thể của Uy-lít-xơ đó chính là vết sẹo do bị lợn lòi húc. Thậm chí, nhũ mẫu đã dùng cả tính mạng của mình để đánh cược với Pê-lê-lốp với hi vọng nàng chấp nhận đấy là Uy-lít-xơ: “Già đem tính mạng của mình để đánh cuộc với con: Nếu già lừa dối con thì con cứ đem giết già bằng cách nào tàn ác nhất”. Trước những lời nói của nhũ mẫu, Pê-lê-lốp nửa tin nửa ngờ, nhưng với bản tính của một người phụ nữ thông minh, nàng vẫn luôn cẩn trọng trong từng lời nói và suy nghĩ, nàng đã đáp lại nhũ mẫu một cách đầy cẩn trọng: “Dù có sáng suốt đến đâu cũng không hiểu được hết ý định của thần linh bất tử”. Và để rồi, đến lúc xuống nhà gặp Uy-lít-xơ, trong lòng Pê-lê-lốp chất chứa bao nỗi niềm tâm trạng. Nếu như lúc chưa xuống gặp, nàng phân vân, do dự không biết nên làm như thế nào “Không biết nên đứng ra xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn” thì lúc xuống nhà gặp Uy-lít-xơ, nàng “ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ dạng rách mướp.”

Trước thái độ của Pê-lê-lốp với Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác với lòng khao khát cháy bỏng gia đình sớm được đoàn tụ đã trách móc mẹ của mình. Tê-lê-mác trách mẹ “tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng” và “lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”. Trước những lời trách móc của con, Pê-lê-nốp vẫn rất mực thận trọng đáp lại với con rằng: “Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han cũng không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thật đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng”. Lời nói của Pê-lê-nốp đối với con cũng chính là những gì mà Pê-lê-lốp muốn nói với Uy-lít-xơ, đồng thời, lời nói ấy cũng chính là sự hé mở cho thử thách mà Pê-lê-lốp muốn Uy-lít-xơ thực hiện.

Trước những lời nói của Pê-lê-lốp, Uy-lít-xơ có phần mặc cảm về bản thân mình nhưng đồng thời, qua lời nói của chàng với con cũng cho thấy chàng đồng ý chấp nhận thử thách của Pê-lê-lốp nhưng cũng có lời trách móc nàng “các thần trên núi Ô-lem-pơ ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối”. Nói rồi, chàng bảo nhũ mẫu chuẩn bị cho chàng một cái giường để chàng nghỉ ngơi nhưng thực chất là để nói về cái giường – bí mật của hai vợ chồng chàng. Lúc đấy, Pê-lê-lốp sai nhũ mẫu khiêng giường ra cho Uy-lit-xơ, điều đó làm cho chàng hết sức ngạc nhiên. Và rồi, chàng đã kể lại tường tận, tỉ mỉ từng chi tiết, từng đặc điểm một của chiếc giường. Và lúc này đây, Pê-lê-lốp không còn bất cứ điều gì để phải nghi ngờ, phân vân, do dự nữa, nàng “chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng”. Có lẽ, đó chính là giây phút hạnh phúc nhất của tất cả mọi người trong gia đình – niềm hạnh phúc của sự đợi chờ, của sự mong ngóng trong suốt hai mươi năm dài đằng đẵng. Đặc biệt, lời nói của Pê-lê-lốp sau khi nhận ra chồng mình đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, tài trí, thông minh sắc sảo của nàng.

Tóm lại, đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” với việc sử dụng các chi tiết nghệ thuật cụ thể, cách kể chuyện chi tiết đã tái hiện thành công khung cảnh đoàn tụ hạnh phúc viên mãn của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách, đồng thời, qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của hai nhân vật.

—————-HẾT——————-

Qua đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, nhà văn Hô-me-rơ đã khẳng định vẻ đẹp đầy chất trí tuệ, thủy chung của con người Hi Lạp cổ qua hình tượng nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-lê-lốp. Để có những cảm nhận chi tiết nhất về 2 nhân vật này, các em có thể tham khảo thêm: Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp qua đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Cảm nhận đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Phân tích diễn biến tâm trạng Uy-lít-xơ trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Đọc hiểu văn bản Uy-lít-xơ trở về

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-doan-trich-uy-lit-xo-tro-ve/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp