Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước

0
54
Rate this post

Đề bài: Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước

phan tich hinh tuong dat nuoc tu phuong dien dia li lanh tho trong trich doan dat nuoc

Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước
 

Bạn đang xem: Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước

I. Dàn ý Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước (Chuẩn)

1. Mở bài

– Dẫn dắt vào đề tài quê hương, đất nước trên diễn đàn văn học Việt Nam.
– Giới thiệu khái quát về trích đoạn “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cùng những câu thơ về phương diện địa lý – lãnh thổ.

2. Thân bài

a. Hình tượng Đất Nước từ phương diện địa lý – lãnh thổ đã được miêu tả thông qua:
– Những danh lam thắng cảnh xuyên suốt chiều dài địa lý từ Bắc chí Nam trong sự gắn bó với những huyền thoại thuộc nền văn hóa, văn học dân gian.
+ Núi Vọng Phu – những người vợ nhớ chồng
+ Hòn Trống Mái – cặp vợ chồng yêu nhau
+ Núi Bút, non Nghiên – người học trò nghèo…(Còn tiếp)

>> Xem chi Dàn ý Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng Đất nước từ phương diện Địa lí – lãnh thổ trong trích đoạn Đất nước (Chuẩn)

Đề tài viết về quê hương, Tổ quốc, đất nước luôn là mảnh đất màu mỡ thu hút người nghệ sĩ trên diễn đàn văn học phong phú, đa dạng. Nếu như Nguyễn Đình Thi miêu tả đất nước anh dũng, kiên cường trong sự lãng mạn của mùa thu Hà Nội, Hoàng Cầm khám phá đất nước ở vẻ đẹp cổ kính mang đặc trưng dân giã của miền Kinh Bắc,…. thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khai phá, cắt nghĩa về đất nước trên rất nhiều phương diện để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Đó là những yếu tố hết sức bình dị, quen thuộc trên các yếu tố về phương diện địa lý, lãnh thổ, lịch sử, văn hóa. Trong đó, khía cạnh địa lý – lãnh thổ đã được tác giả tái hiện thông qua những vần thơ, hình ảnh và lối diễn đạt đặc sắc, độc đáo:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

Để đưa ra những kiến giải độc đáo về chiều sâu của phương diện lãnh thổ – địa lý, tác giả đã liệt kê những danh lam thắng cảnh xuyên suốt chiều dài địa lý từ Bắc chí Nam trong sự gắn bó với những huyền thoại thuộc nền văn hóa, văn học dân gian. Đó là núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên, Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,… Và mỗi một địa danh không chỉ là những danh lam thắng cảnh đẹp đẽ mà còn là hình ảnh tượng trưng, mang ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn của người dân, con người Việt Nam:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con gà, con cóc quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Bà Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

Mối quan hệ gắn bó ba chiều giữa không gian địa lý và những huyền thoại, huyền tích cùng vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được tác giả khắc họa thông qua từng con chữ, từng hình ảnh. Đó là sự tích người vợ chờ chồng hóa đá Vọng Phu, là thiên tình sử đẹp đẽ giữa đôi vợ chồng nghèo hóa thân thành Hòn Trống Mái để nguyện sống chết bên nhau đã thể hiện vẻ đẹp của lòng thủy chung trong tình cảm lứa đôi,vợ chồng. Đó là những ao, hồ, sông suối in dấu vết chân ngựa của người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, khiến dòng chảy của mỗi con sông quê hương đều thấm đẫm tinh thần kiên cường chống giặc ngoại xâm. Đó là những địa danh – di tích lịch sử trên “quê cha đất tổ” chứng kiến quá trình dựng nước của các vua Hùng. Đó là tinh thần hiếu học cùng sự ham học hỏi được tiếp nối không ngừng của con người Việt Nam qua những núi Bút, non Nghiên. Hay những danh lam thắng cảnh xứng tầm kì quan thiên nhiên thế giới được kiến tạo từ những hình ảnh mang tính bình dị, thân thuộc như con gà, con cóc,… Như vậy, mỗi một ngọn núi, con sông dù là nhỏ bé, bình dị trên lãnh thổ Việt Nam đều in đậm bóng hình của nhân dân, và chính nhân dân là chủ nhân, là những người kiến tạo, là hóa thân tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên, thắng cảnh:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã nâng chiều sâu của không gian địa lý – lãnh thổ lên tầm khái quát, thể hiện một quan điểm mang tính triết lý về mối quan hệ giữa nhân dân và mọi thắng cảnh, địa danh của dân tộc: nhân dân chính là những người tạo dựng nên vẻ đẹp của mỗi một ngọn núi, con sông. Đồng thời, mỗi một hình hài của xứ sở, quê hương đều là hóa thân của nhân dân, in đậm dấu ấn của những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Việt Nam. Tất cả đã quyện hòa để làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” xuyên suốt tác phẩm.

Bằng thể thơ tự do và cách ngắt nhịp linh hoạt, tác giả đã sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, khiến những câu thơ hiện đại ngời sáng vẻ đẹp của phong vị dân giã, bình dị đời thường, từ đó khắc họa rõ nét phương diện địa lý – lãnh thổ của Đất Nước. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên giọng thơ trữ tình với mạch cảm xúc sâu lắng quyện hòa cùng chất chính luận mang tính suy tư, chiêm nghiệm – nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Sự tinh tế của tác giả trong cách miêu tả về địa lý – lãnh thổ đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp thêm một quan niệm mới mẻ và toàn diện về đất nước. Đó là sự bổ sung, thống nhất và tiếp nối những quan niệm về lãnh thổ của quốc gia, dân tộc đã được từng được nhắc đến trong những trang sử hào hùng của dân tộc như: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở” (Trích “Nam quốc sơn hà”) hay lời tuyên bố của Nguyễn Trãi ở “Đại cáo Bình Ngô”: “Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”.

——————HẾT—————

Trên đây, đã hướng dẫn các em cách phân tích đất nước trên phương diện địa lý – lãnh thổ theo trích đoạn Đất nước. Bên cạnh bài văn mẫu ở trên, để ôn tập, chuẩn bị tốt cho các bài học, bài thi trên lớp, các em cần tham khảo dàn ý + bài văn mẫu trong danh sách các bài văn hay lớp 12 như Phân tích phần 2 đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Phân tích bài thơ Việt Bắc, Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca,…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-hinh-tuong-dat-nuoc-tu-phuong-dien-dia-li-lanh-tho-trong-trich-doan-dat-nuoc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp