Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn

0
44
Rate this post

Đề bài: Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn

phan tich hinh tuong nguoi o an trong bai tho nhan

Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn
 

Bạn đang xem: Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn

I. Dàn ý Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn

1. Mở bài

– Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (những đặc điểm về con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác…)
– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nhàn” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ…)
– Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Hình tượng người ở ẩn trong bài thơ “Nhàn”.

2. Thân bài

a. Cuộc sống ung dung, tự tại và giản dị
– Biện pháp điệp ngữ “một” được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với phép liệt kê “mai”, “cuốc”, “cần câu” đã gợi lên hình ảnh một người nông dân với tư thế an nhàn.
– Từ láy “thơ thẩn” giàu sức gợi đã lột tả tâm thế thảnh thơi, ung dung, không vướng ưu tư, muộn phiền.

b. Một con người sống trong sạch, tránh xa vòng danh lợi để giữ tâm hồn, nhân cách thanh sạch của mình
– “Nơi vắng vẻ’ và “chốn lao xao” là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
+ “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, bình yên trong tâm hồn
+ “Chốn lao xao” là chốn quan trường – nơi luôn chứa đầy những bon chen, giành giật quyền tước, danh vị.
– Nghệ thuật đối độc đáo và đặc sắc “ta” – “người”, “dại” – “khôn”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao” đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét thái độ của tác giả, đó là sự khẳng định lối sống của chính bản thân mình, “lánh đục tìm trong”
– Một con người sống hòa mình vào thiên nhiên
+ Những món ăn dân dã, đời thường như măng, giá.
+ Những thói quen sinh hoạt rất đỗi giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, vạn vật.

c. Một con người với “triết lí nhàn” sâu sắc và giàu ý nghĩa
– Mượn điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự tự thức tỉnh của bản thân và khuyên mọi người nên coi vinh hoa, phú quý, danh vị chỉ như một giấc chiêm bao, những thứ phù phiếm.
– Triết lí nhàn với ý nghĩa độc đáo, sâu xa
+ Nên tránh xa chốn vinh hoa, phù phiếm xem chúng chỉ như những giấc chiêm bao để giữ cho tâm hồn mình được thanh sạch.
+ Cần sống ung dung, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật.

3. Kết bài

Khái quát về hình tượng người ở ẩn trong bài thơ “Nhàn” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Những sáng tác của ông luôn thể hiện rõ nét những triết lí và bài học giáo huấn sâu sắc. Bài thơ “Nhàn” là một trong số những sáng tác xuất sắc và tiêu biểu nhất của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc biệt, đọc bài thơ, người đọc thấy hiện lên rõ nét hình tượng người ở ẩn với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp đáng trân quý.

Trước hết, hình tượng người ở ẩn trong bài thơ “Nhàn” hiện lên là một người có cuộc sống ung dung, tự tại và giản dị.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Trong hai câu thơ mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ “một” được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với phép liệt kê “mai”, “cuốc”, “cần câu” – những vật dụng quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống của người lao động. Từ đó, tác giả đã gợi lên hình ảnh một người nông dân với tư thế an nhàn. Thêm vào đó, với việc sử dụng từ láy “thơ thẩn’ giàu sức gợi đã lột tả tâm thế thảnh thơi, ung dung, không vướng ưu tư, muộn phiền. Như vậy, với hai câu thơ đầu, tác giả đã khéo léo thể hiện hình ảnh người ở ẩn đang sống cuộc sống như một người nông dân, ung dung, tự tại và giản dị.

Thêm vào đó, hình tượng người ở ẩn trong bài thơ còn hiện lên là một người sống trong sạch, tránh xa vòng danh lợi để giữ tâm hồn, nhân cách thanh sạch của mình.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.

Có thể dễ dàng nhận thấy “nơi vắng vẻ’ và “chốn lao xao” là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Nếu “nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, bình yên trong tâm hồn thì “chốn lao xao” lại chính là chốn quan trường – nơi luôn chứa đầy những bon chen, giành giật quyền tước, danh vị. Hai câu thơ, với nghệ thuật đối độc đáo và đặc sắc “ta” – “người”, “dại” – “khôn”, “nơi vắng vẻ” – “chốn lao xao” đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét thái độ của tác giả, đó là sự khẳng định lối sống của chính bản thân mình, “lánh đục tìm trong”, tránh xa vòng danh lợi, quyền quý để tìm lấy sự tĩnh tại trong tâm hồn.

Không dừng lại ở đó, người ở ấn trong bài thơ còn là một người sống giản dị và hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Hai câu thơ đã vẽ nên khung cảnh cuộc sống của hình tượng người ở ẩn giữa chốn quê nhà. Những món ăn dân dã, đời thường như măng, giá. Những thói quen sinh hoạt rất đỗi giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, vạn vật. Tất cả những thói quen ăn uống, sinh hoạt ấy nó không gợi lên cái khó khăn, vất vả mà hơn hết cho thấy sự thảnh thơi, ung dung, hòa mình vào thiên nhiên, cây cỏ, vạn vật.

Cuối cùng, hình tượng người ở ẩn trong bài thơ hiện lên với triết lí nhàn sâu sắc và những vẻ đẹp nhân cách cao quý, đáng trân trọng.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Với việc mượn điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự tự thức tỉnh của bản thân và khuyên mọi người nên coi vinh hoa, phú quý, danh vị chỉ như một giấc chiêm bao, những thứ phù phiếm. Để rồi, qua hai câu thơ ấy, người đọc thấy ánh lên một quan niệm, một triết lí nhàn với ý nghĩa độc đáo, sâu xa. Mỗi người nên tránh xa chốn vinh hoa, phù phiếm xem chúng chỉ như những giấc chiêm bao để giữ cho tâm hồn mình được thanh sạch. Đồng thời, cần sống ung dung, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật.

Với ngôn ngữ tự nhiên mà giàu chất triết lí cùng những điển cố, điển tích, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng thành công hình tượng người ở ẩn với nhiều vẻ đẹp, phẩm chất đáng trân trọng.

———————HẾT————————

Trên đây là bài viết Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn, để mở rộng kiến thức và kĩ năng làm bài, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn, Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn,  Cảm nhận về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn, Bình giảng bài thơ Nhàn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-hinh-tuong-nguoi-o-an-trong-bai-tho-nhan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp