Số bị trừ là gì? Phép trừ là gì?

0
130
Rate this post

Số bị trừ là gì?

Số trừ là giá trị bị lấy đi, các thành phần trong bài toán trừ gồm có số trừ, số bị trừ và hiệu số, số trừ là giá trị cần lấy, hiệu số là phần còn lại sau khi lấy đi giá trị ở số bị trừ.

Công thức để tìm số bị trừ và số trừ như sau:

Số bị trừ  = Hiệu số + số  trừ

Số trừ = Số bị trừ – hiệu số

Số trừ là gì?
Số trừ là gì?

Phép trừ là gì?

Trong toán học, phép trừ là một trong 4 phép toán cơ bản bao gồm cộng, trừ, nhân và chia. Phép trừ số học sẽ bao gồm trừ 2 hoặc nhiều phần từ để có được kết quả cuối cùng, đó chính là phần tử gốc bị giảm bởi phần tử bị trừ.

Ký hiệu phép trừ là “-“.

Đối với phép trừ thường được dùng cho số tự nhiên, phân số, số thập phân, số nguyên, số phức và số thực. Một phép tính trừ sẽ được cấu tạo bởi: a – b = c.

Bạn đang xem: Số bị trừ là gì? Phép trừ là gì?

Trong đó:

  • a là số bị trừ

  • b là số trừ

  • c là hiệu

Điều kiện để thực hiện phép trừ chính là số bị trừ phải lớn hơn hoặc bằng số trừ. Khi thực hiện phép tính trừ 2 số tự nhiên, ta chỉ cần thực hiện theo thứ tự từ phải sang trải. Để chắc chắn kết quả, ta thực hiện phép tính hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính chính xác.

Ví dụ: 15 – 8 = 7. Điểm kiểm tra kết quả chính xác không thì ta lấy 7 + 8 = 15.

Tính chất của phép trừ

Trong toán học, phép tính trừ có tính chất sau:

  • Phép trừ cho chính số đó: a-a = 0
  • Trừ với số 0: a-0 = a
  • Hiệu của phép trừ cho 0 bằng chính số đó.

Nhận biết số bị trừ, số trừ và hiệu

Đối với phép tính đặt theo hàng ngang:

  • Số đứng bên trái dấu được gọi là số bị trừ.
  • Số đứng bên phải dấu được gọi là số trừ.

Đối với phép tính đặt theo hàng dọc:

  • Số trên dấu được gọi là số bị trừ.
  • Số dưới dấu được gọi là số trừ.

Thực hiện phép tính

  • Đặt tính theo cột dọc, các số cùng hạng được đặt thẳng với nhau.
  • Thực hiện phép trừ các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.

Các dạng phép toán trừ thường gặp

Cũng tương tự như phép cộng, trong phép tính trừ cũng sẽ có 2 dạng là trừ có nhớ và không nhớ. Cụ thể:

Phép trừ không nhớ

Phép trừ không nhớ là phép toán cơ bản, khi ta thực hiện phép tính từ phải sang trái theo từng hàng với số bị trừ lớn hơn số trừ.

Ví dụ: 67 – 15 = 52

Trong đó

  • Số 67: Được gọi là số bị trừ.

  • Số 15: Được gọi là số trừ.

  • Số 52: Là kết quả của phép trừ được gọi là hiệu.

Phép trừ có nhớ

Đây là phép trừ nâng cao hơn nhưng cũng được thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái, nhưng trong cùng một hàng chữ số bị trừ bé hơn số trừ ta sẽ phải mượn 1 ở hàng tiếp theo để trừ (nhớ 1). Đến khi khi thực hiện phép tính trừ ở hàng tiếp theo ta cộng 1 ở số trừ vào để tính.

Ví dụ: 35 – 17:

Hàng đơn vị: 5 không trừ được 7, lấy 15 trừ 7 bằng 8, viết 8 nhớ 1.

Hàng chục: 1 cộng 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. Kết quả là 18

Cách tìm số trừ
Cách tìm số trừ

Các dạng bài tập liên quan tới phép trừ thường gặp

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Với dạng toán này có thể là tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính. Nhiệm vụ của bé chính là thực hiện phép tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái để tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: Tính nhẩm 34 – 12 = 22

Dạng 2: Giải toán có lời văn

Phương pháp giải: Đầu tiên các em sẽ phải đọc và phân tích kỹ đề bài đã cho những số liệu nào, số lượng giảm hay tăng, yêu cầu đề bài đưa ra là gì. Sau đó dựa vào từ khóa của bài như tìm “còn lại”, “tất cả”,… cùng yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

Tiếp đến sẽ phải trình bày lời giải, phép tính và viết đáp số chính xác. Cuối cùng sẽ phải kiểm tra lời giải bài toán và kết quả đưa ra.

Ví dụ: Mẹ đi chợ về mua 10 quả táo, mẹ cho An 3 quả, cho Hoa 2 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả.

Lời giải:

Mẹ còn lại số quả táo là:

10 – 3 – 2 = 5 (quả)

Đáp số: 5 quả.

Dạng 3: Tìm chữ số còn thiếu trong phép tính trừ

Phương pháp giải: Các em cũng sẽ phải thực hiện phép tính trừ từ trái sang phải. Nếu là phép toán trừ có 3 giá trị, đề bài cho biết hai trong 3 giá trị thì ta sẽ tính nhẩm để tìm giá trị còn thiếu.

Ví dụ: Điều chữ số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép tính:

5…. –  13 = ….2

Giải:

Nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục

  • Hàng đơn vị: Số nào trừ với 3 bằng 2. Ta có: 5 – 3  = 2 nên số tìm được là số 5.
  • Hàng chục: Nhẩm 5 – 1 = 4 nên số cần điền vào chỗ trống còn lại là 4

Vậy điền các số vào chỗ trống để được phép tính như sau:

55 – 13 = 42

Dạng 4: Tìm x

Phương pháp giải: Ta sẽ phải xác định vai trò của x cần tìm là số bị trừ, số trừ hay là hiệu để áp dụng quy tắc tìm một số chưa biết là “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết hoặc muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.”.

Ví dụ: x – 7 = 15

x = 15 + 7

x = 22

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-bi-tru-la-gi-phep-tru-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp