Soạn bài Ôn tập phần làm văn – Ngữ Văn 12

0
84
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần làm văn để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn ngắn gọn

I. Những nội dung cần ôn tập

Câu 1. Các kiểu văn bản đã học

Kiểu văn bản Khái niệm
Tự sự Trình bày sự việc, diễn biến truyện có quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ…
Thuyết minh Trình bày cấu tạo, đặc điểm, nguồn gốc, thuộc tính, kết quả của sự vật, sự việc giúp người đọc có nhận thức đúng đắn về đối tượng
Nghị luận Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, cách đánh giá đối với các vấn đề xã hội, các quan điểm, lập luận
Các văn bản khác (báo chí, hành chính, quảng cáo, bảng tin, tổng kết) Các văn bản này có chức năng thông báo…

Câu 2. Các bước viết văn bản cần:

– Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết

– Tìm ý, chọn ý cho bài văn, lập dàn ý

– Viết văn bản

– Kiểm tra, chỉnh sửa

Câu 3:

Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường

– Nghị luận xã hội: một hiện tượng đời sống, một vấn đề tư tưởng đạo lý

– Nghị luận văn học: bàn về một ý kiến văn học, nghị luận đoạn trích, tác phẩm văn xuôi

*Giống: trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá… các vấn đề nghị luận, sử dụng thao tác lập luận

*Khác:

– Nghị luận xã hội cần người viết có vốn sống, hiểu biết thực tiễn, hiểu biết xã hội phong phú…

Nghị luận văn học: nắm vững khái niệm, kiến thức văn học, khả năng lí giải vấn đề văn học, cảm thụ tác phẩm, hình tượng…

Lập luận trong văn nghị luận

– Gồm: luận điểm, luận cứ, thao tác, phương pháp lập luận

– Luận điểm: tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận: luận cứ bao gồm lí lẽ dẫn chứng để giải thích, chứng minh luận điểm. Phương pháp lập luận: sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách khoa học, chặt chẽ

– Các yêu cầu cơ bản:

+ Lí lẽ phải có cơ sở, dựa trên chân lí được thừa nhận

– Lỗi thường gặp: sắp xếp lộn xộn luận điểm, lỗi chính tả, lỗi trình bày. Nêu luận cứ không xác thực, không có tính phổ biến, luận cứ không phù hợp với luận điểm.

– Thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận

+ Lý lẽ dẫn chứng phải phục vụ đắc lực cho luận điểm

– Bố cục bài văn nghị luận: Gồm ba phần: mở, thân , kết thống nhất với nhau

+ Mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần lập luận

+ Thân bài: thành phần chính của lập luận, triển khai các luận điểm, vấn đề bằng cách thích hợp

+ Kết bài: chốt vấn đề, nêu khái quát, làm nổi bật, gợi liên tưởng sâu sắc, rộng hơn.

– Diễn đạt

+ Chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí, tình cảm

+ Cách dùng từ, viết câu linh hoạt, giọng văn trang trọng, nghiêm túc

+ Sử dụng phép tu từ hợp lý

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– Đề 1: nghị luận xã hội. Đề 2 nghị luận văn học

– Xô-crat đưa ra những luận điểm: có chắc chắn về điều mình nói không? Những điều anh nói có tốt đẹp không? Những điều anh nói có thật sự cần thiết cho tôi?

Bài học: khi nói bất cứ điều gì cần có tính xác thực, cần mang những điều tốt đẹp tới người khác thay vì bôi xấu, đặt điều cho những người không có mặt. Nên nói những điều cần thiết với người nghe

Đối với đề số 2: cần nêu bật được giá trị nội dung và nghệ thuật, của tác phẩm.

Bài 2 (trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: – Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

– Nói những điều tốt đẹp

– Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

– Lập dàn ý:

+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

– Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

– Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

Soạn bài Ôn tập phần làm văn đầy đủ chi tiết

Nội dung cần nắm vững

– Khi đứng trước một sự kiện, hiện tượng của đời sống hay của văn học nên vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận: phân tích sự kiện, hiện tượng; bình luận về sự kiện, hiện tượng ấy, cũng có thể lập luận để bác bỏ, hoặc so sánh để làm sáng tỏ vấn đề,… Trước tiên cần miêu tả sự kiện, hiện tượng ấy, làm nổi bật các khía cạnh có vấn đề, tiếp theo dựa vào các khía cạnh có vấn đề mà nêu ý kiến quan điểm của mình. Sau đó, cần giải thích, phân tích ý kiến, nhận định hay tư tưởng đó. Tiếp theo tiến hành bình luận ý kiến, nhận định, hay tư tưởng ấy đúng sai, lợi hại như thế nào, có ý nghĩa, giá trị ra sao.

– Dựa vào luận đề, phạm vi vấn đề để nêu ra luận điểm. Việc nêu luận điểm cũng không tách rời với cách nhìn, với chỗ đứng và cách lập luận.

– Bài văn nghị luận sẽ thiếu sức thuyết phục nếu chỉ nêu được luận điểm mà thiếu luận cứ. Các lẽ phải, kiến thức, kinh nghiệm sống của người làm bài giữ một vai trò quan trọng, vì nhờ có cái vốn ấy, người viết mới làm sáng tỏ được luận điểm hoặc rút ra luận điểm hợp lí. Các lẽ phải, kiến thức, kinh nghiệm sống của người làm bài hợp thành nền tảng và chất liệu để tổ chức bài văn.

– Bài viết sẽ hấp dẫn nếu tác giả tự đề xuất được nhiều luận điểm mới mẻ, tìm tòi được nhiều luận cứ xác đáng.

Lưu ý: Ngoài các lẽ phải, chân lí đã được đúc kết thành công thức, khái niệm, khẩu hiệu,… tuy đúng nhưng dễ trở thành sáo mòn, cần phải chú ý tới các lẽ phải cụ thể, sinh động trong đời sống. Phải nhìn sự việc, hiện tượng từ phía nhu cầu phát triển của đất nước, dân tộc, quyền lợi của mỗi con người trong xã hội mà xác lập các lẽ phải cụ thể, sinh động. Điều này mới làm thành nền tảng của một bài nghị luận hay.

Không phải mọi luận điểm của bài nghị luận đều có giá trị như nhau. Đối với mỗi vấn đề, người viết có thể nêu ra nhiều luận điểm khác nhau làm nội dung cho bài nghị luận của mình. Song luận điểm có giá trị phải có phẩm chất sau: luận điểm nêu ra phải rõ ràng, sát hợp với đề, phải đúng đắn, có tính khái quát và có ý nghĩa đối với thực tế xã hội. Cao hơn nữa, luận điểm phải mới mẻ, sâu sắc không nước đôi, mơ hồ.

– Yêu cầu cơ bản của phần mở bài:

+ Giới thiệu một cách khái quát với người đọc vấn đề sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc.

+ Viết tự nhiên, giản dị, nhưng sinh động, độc đáo, không cầu kì, giả tạo.

+ Tránh sa vào những chi tiết cụ thể, những nội dung lẽ ra chỉ trình bày ở thân bài.

+ Tránh dẫn dắt vòng vo hoặc không liên quan gì đến vấn đề trọng tâm.

– Yêu cầu cơ bản của phần thân bài:

+ Làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu.

+ Cụ thể hoá luận đề ấy bằng các luận điểm.

+ Mỗi luận điểm được phát triển bằng các luận cứ, được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.

+ Thân bài có bố cục gồm nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn thân bài tập trung làm nổi bật một luận điểm. Luận điểm ấy thường được nêu bằng câu chủ đề.

– Yêu cầu cơ bản của phần kết bài:

+ Tổng kết, “gói lại” vấn đề đã đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài.

+ Thậm chí có thể tiếp tục khơi gợi suy nghĩ, tình cảm ở người đọc.

– Một bài văn nghị luân hay là bài văn có giọng điệu, thể hiện trong đó sắc thái cá nhân của người viết; cách dùng từ độc đáo, cách nêu ý và lập luận sắc sảo; cách sử dụng dấu câu, từ cảm thán, từ nhân xưng,… linh hoạt, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩ và tình cảm của bản thân.

Từ lẽ trên, ta thấy: bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, vận dụng các thao tác nghị luân để triển khai vấn đề, cần chú ý rèn luyện kĩ năng diễn đạt đúng, tiến tới diễn đạt hay trong văn nghị luận. Nếu có kĩ năng diễn đạt tốt, thì bài văn nghị luận sẽ có sức hấp dẫn hơn và có chất văn hơn.

– Các yêu cầu cần chú ý khi trình bày bài văn nghị luận.

+ Chữ viết phải rõ ràng, dễ đọc, đủ nét, không mắc lỗi chính tả; không nên tẩy xoá nhiều, tránh làm trang giấy nhàu, bẩn, thiếu tính thẩm mĩ.

+ Bài viết phải chừa lề, viết thẳng lề. Các phần mở bài, thân bài, kết bài, các luận điểm lớn trong thân bài phải xuống dòng và lùi vào một khoảng xác định.

+ Trích dẫn đúng cách, nếu các dẫn chứng nguyên văn thì cần đặt trong dấu ngoặc kép. Trong trường hợp không nhớ nguyên văn cần trích dẫn thì chuyển thành lời gián tiếp và không để trong dấu ngoặc kép.

+ Trình bày dẫn chứng cân đối hài hoà.

Luyện tập

Cho các đề bài:

Đề 1. Đọc truyện Ba câu hỏi trong SGK, tr. 183.

Theo anh (chị), Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Đề 2. Gợi ỷ trả lời:

a) Tìm hiểu đề:

– Đề bài số 1 thuộc dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống. Nội dung câu chuyên ở đề này nhằm phê phán hiện tượng có người chuyên đi nói xấu người khác. Truyện cũng đồng thời ngợi ca sự thông minh, hóm hỉnh, đạo đức trong sáng và cao thượng của nhà hiền triết Xô-cơ-rát. Câu chuyện là một bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí và lối sống đúng đắn.

Thao tác lập luận trong bài viết là phân tích (ý đồ của Xô-cơ-rát khi đưa ra ba câu hỏi đó là gì? Kết luận cuối cùng của ông là gì?), bình luận (đánh giá quan điểm, tư tưởng của nhà triết học thể hiện qua sự việc trên).

Những luận điểm cơ bản dự kiến:

+ Mục đích của ba câu hỏi mà Xô-cơ-rát đã đưa ra là gì?

+ Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học: ông có thể đã nói gì?

+ Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyên trên.

– Đề bài số 2 thuộc dạng đề nghị luận văn học: phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Thao tác lập luân chủ yếu đựoc sử dụng trong bài viết là thao tác phân tích. Bên cạnh đó cần sử dụng thêm các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh và đặc biệt là bình luận để đánh giá những tư tưởng của đoạn thơ.

Những luận điểm dự kiến:

+ Giá trị nội dung của đoạn thơ (có thể chia nhỏ cụ thể tuỳ theo đoạn thơ mà người viết lựa chọn);

+ Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

b) Lập dàn ý cho bài viết:

b l) Đề 1.

– Mở bài: Giới thiệu và trích dẫn câu chuyện.

– Thân bài:

+ Mục đích của ba câu hỏi mà Xô-cơ-rát đã đưa ra: tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp phải nghe (Có đúng không? Có tốt không? Và có ích không?)

+ Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học: ông có thể đã nói gì?

Người viết có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau quan trọng là đúng ý,

khuyến khích những cách trả lời thể hiện được sự độc đáo, sâu sắc và dí dỏm. (Tham khảo: trong nguyên bản, câu nói của Xô-cơ-rát với người khách ở cuối truyện là: “Vậy đấy, nếu những gì anh muốn kể không có thật, cũng không tốt đẹp, thậm chí cũng chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể?”).

+ Bình luận và rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên.

Câu chuyện giúp người đọc hiểu rằng: trước khi nói / kể lại một điều gì cần suy nghĩ kĩ về vấn đề đó. Phải chắc chắn về sự đúng đắn, tốt đẹp, có ích của sự việc mới nên kể lại nếu không sẽ phí thời giờ thậm chí có hại cho bản thân và người khác

Câu chuyện cũng ngầm phê phán một số thói xấu trong xã hội ngày nay (mách lẻo, thổi phồng sự việc, bôi đen sự việc, nói xấu sau lưng,…)

– Kết bài: Khẳng định lại tính có ích của câu chuyện và khái quát bài học rút ra được.

b 2) Đề 2.

– Mở bài: Giới thiêu đoạn trích và nội dung đoạn trích.

– Thân bài:

+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí đoạn trích.

+ Phân tích những giá trị về nội dung tư tưởng (làm rõ nghĩa câu chữ, nêu lên tư tưởng của những ý thơ đó…).

+ Phân tích những giá trị nghệ thuật.

+ Đoạn thơ đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào?

– Kết bài: khẳng định giá trị đoạn thơ cũng như của bài thơ.

c) Tập viết phần mở bài cho từng bài viết.

Gợi ý:

– Đề 1: (Trích dẫn câu chuyện)

Xô-cơ-rát đã nói gì với người khách của mình? Nhà triết gia nổi tiếng ấy đã mang đến cho chúng ta bài học bổ ích gì trong cuộc sống?

– Đề 2: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có nhiều tìm tòi trong việc thể hiện những ý tưởng sâu sắc về nhân dân đất nước. (Giới thiệu đoạn trích Đất Nước và đoạn thơ sẽ phân tích).

d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành một đoạn văn.

Người viết dựa vào phần dàn bài (một số ý đã khá chi tiết và cụ thể) để viết một đoạn mà mình tâm đắc nhất.

Tham khảo:

Đoạn thơ sau gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước?

                Trong anh và em hôm nay

                Đều có một phần Đất Nước

                Khi hai đứa cầm tay

                Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

                Khi chúng ta cầm tay mọi người

                Đất Nước vẹn tròn, to lớn

                Mai này con ta lớn lên

                Con sẽ mang Đất Nước đi xa

                Đến những tháng ngày mơ mộng

                Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

                Phải biết gắn bó và san sẻ

                Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

                Làm nên Đất Nước muôn đời.

Các ý chính:

– Đất Nước đã trở thành một phần máu thịt của mỗi con người, sự gắn kết máu thịt ấy đã trở nên thiêng liêng, gắn bó không rời. Chỉ có sự hoà quyện thực sự sâu sắc, chân thành, người ta mới thấy được sự hiển hiện của Đất Nước trong hình ảnh mỗi con người. Những câu thơ là những lời khẳng định đầy chắc chắn, tự hào khi mang trong mình dáng hình Đất Nước, khi có cái chung dân tộc trong mỗi cá nhân nhỏ bé, riêng tư. Nguyễn Khoa Điềm phát hiện những quy luật tất yếu của tình yêu Đất Nước. Từ trái tim một người đến trái tim của mọi người, từ tình anh, tình em, tình chúng ta đến tình dân tộc, tình Đất Nước. Sự vẹn tròn, to lớn của Đất Nước được tạo dựng từ chính tình yêu bình dị, thân thiết, nồng thắm của chúng ta. Tinh yêu lứa đôi là một nhân tố góp nên tình yêu Đất Nước, làm đẹp thêm cho tình yêu Đất Nước. Có phải khi cảm nhận sâu sắc được cái nồng thắm, yêu thương của tình đôi lứa cũng là khi con người cảm thấu rõ nhất phần hồn Đất Nước trong máu thịt mình? Có phải sắc điệu thẩm mĩ của lời thơ nằm trong những phát hiện thiêng liêng, cao cả ngay từ cái giản dị, gần gũi?

– Từ cuộc đời hiện tại, Nguyễn Khoa Điềm hướng tới tương lai để phát hiện bước trưởng thành, đi lên của Đất Nước muôn đời được bồi đắp, nuôi dưỡng qua ngàn vạn thế hệ. Hình tượng Đất Nước ắp đầy niềm tin, chứa chan khát vọng và căng trào những sức sống từ bao nhiêu thế hệ nối tiếp. Đất Nước hiện hình trong bao nhiêu mơ mộng và khát khao, bao nhiêu tin tưởng và tự hào. Con người lấy việc gắn bó, san sẻ, hoá thân cho Đất Nước làm ước vọng cao đẹp của mình “dáng hình xứ sở” cao quỷ và vĩ đại, gần gũi và yêu thương được góp tạo bởi những sự hoá thân tột cùng. Bởi thế, nó muôn đời và bất tử.

– Nguyễn Khoa Điềm không chỉ rung động tận đáy lòng mà còn lặn sâu đến tận cùng cái hồn dân tộc để dựng xây tượng đài Đất Nước quê hương. Bởi thế mà hình tượng Đất Nước được hiện lên sinh động, đẹp đẽ và linh diệu đến lạ kì! Khi nhập hoà vào cuộc sống hàng ngày có mồ hôi, nước mắt, có bao nhiêu sự vật thân thương, khi quah quyện trong không gian, thời gian, khi thiết tha trong tình người gắn bó,… Đất Nước cứ thế tồn tại tự nhiên, trường tồn bất tử, ăn sâu vào máu tim con người. Đất Nước không xa xôi, cao vời, trừu tượng mà hiện hình từ chính cuộc sống, con người. Những câu thơ tự nhiên, ấm nóng, chảy trôi trong dòng xúc cảm thành kính, thiêng liêng tạo nên một giọng điệu rất riêng cho tứ thơ Đất Nước, sắc điệu thẩm mĩ toả sáng lung linh khi Nguyễn Khoa Điềm mượn vốn văn hoá dân gian để viết về Đất Nước mình, lấy chính những nếp nghĩ, điệu hồn của con người dân tộc để dệt nên bản sắc Đất Nước, sắc điệu ấy là gì nếu không phải vẻ đẹp hài hoà của văn bản ngôn từ, khi từ nội dung tư tưởng đến nghệ thuật thể hiện đều ấm nóng hơi thở của cuộc đời, của Đất Nước Nhân dân. Tất cả đều gắn bó gần gũi, đều nồng ấm yêu thương, hình tượng Đất Nước ra đời và phát triển đã thăng hoa, kết tinh sắc điệu thẩm mĩ ấy.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần làm văn được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-on-tap-phan-lam-van/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp