Soạn văn lớp 11 Tập 1, Tập 2 đầy đủ, hay nhất

0
93
Rate this post

Cùng tìm hiểu các bài soạn văn 11 đầy đủ, chi tiết. Soạn văn lớp 11 Sách giáo khoa Tập 1, Tập 2 mới nhất hiện nay.

Mục lục Soạn Văn lớp 11 đầy đủ, ngắn gọn

Soạn văn lớp 11 Tập 1

Tuần 1

  • Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh
  • Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tuần 2

  • Soạn bài Tự tình – Hồ Xuân Hương
  • Soạn bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
  • Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
  • Soạn bài Thao tác lập luận phân tích

Tuần 3

  • Soạn bài Thương vợ (Trần Tế Xương)
  • Soạn bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
  • Soạn bài Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)
  • Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Tuần 4

Bạn đang xem: Soạn văn lớp 11 Tập 1, Tập 2 đầy đủ, hay nhất

  • Soạn bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
  • Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát)
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Tuần 5

  • Soạn bài Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)
  • Soạn bài Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
  • Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Tuần 6

  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm
  • Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố

Tuần 7

  • Soạn bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
  • Soạn bài Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
  • Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Tuần 8

  • Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Tuần 9

  • Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Tuần 10

  • Soạn bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
  • Soạn bài Ngữ cảnh

Tuần 11

  • Soạn bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Tuần 12

  • Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

Tuần 13

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện
  • Soạn bài Chí Phèo – Phần 1: Tác giả Nam Cao
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)

Tuần 14

  • Soạn bài Chí Phèo – Phần 2: Tác phẩm
  • Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
  • Soạn bài Bản tin

Tuần 15

  • Soạn bài Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
  • Soạn bài Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
  • Soạn bài Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
  • Soạn bài Luyện tập viết bản tin
  • Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Tuần 16

  • Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)
  • Soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Tuần 17

  • Soạn bài Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)
  • Soạn bài Ôn tập phần Văn học

Tuần 18

  • Soạn bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
  • Soạn bài Trả bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Soạn văn lớp 11 Tập 2

Tuần 19

  • Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)
  • Soạn bài Nghĩa của câu
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Tuần 20

  • Soạn bài Hầu trời (Tản Đà)
  • Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)

Tuần 21

  • Soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu)
  • Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ

Tuần 22

  • Soạn bài Tràng Giang (Huy Cận)
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
  • Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội

Tuần 23

  • Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)
  • Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Tuần 24

  • Soạn bài Từ ấy (Tố Hữu)
  • Soạn bài Lai tân (Hồ Chí Minh)
  • Soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu)
  • Soạn bài Tương tư (Nguyễn Bính)
  • Soạn bài Chiều xuân (Anh Thơ)
  • Soạn bài Tiểu sử tóm tắt

Tuần 25

  • Soạn bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Tuần 26

  • Soạn bài Tôi yêu em (Pu-Skin)
  • Soạn bài Bài thơ số 28 (Ta-go)
  • Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Tuần 27

  • Soạn bài Người trong bao (Sê-khốp)
  • Soạn bài Thao tác lập luận bình luận

Tuần 28

  • Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô)
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Tuần 29

  • Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
  • Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)

Tuần 30

  • Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen)
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận

Tuần 31

  • Soạn bài Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Tuần 32

  • Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
  • Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Tuần 33

  • Soạn bài Ôn tập phần văn học (Kì 2)
  • Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận

Tuần 34

  • Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
  • Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  • Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Bí quyết học giỏi văn lớp 11

Lập sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức

Kiến thức Ngữ văn 11 rất rộng, nếu chúng ta không có phương pháp học khoa học thì sẽ không thể nhớ được các ý, nội dung quan trọng theo từng giai đoạn, từng tác phẩm văn học. Chính bởi vậy học sinh có thể lập sơ đồ tư duy, tổng hợp kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiểu để khi chỉ cần nhìn vào là các em có thể nhớ ngay kiến thức một cách khái quát nhất.

Lập sơ đồ các kiến thức Ngữ văn

Lập sơ đồ các kiến thức Ngữ văn

Hỏi kinh nghiệm các anh chị đạt điểm cao

Một trong những cách vô cùng hiệu quả mà các em học sinh có thể áp dụng để đạt điểm cao trong môn Ngữ văn 11 đó là hỏi kinh nghiệm làm bài của những anh chị học giỏi Ngữ văn. Các anh chị sẽ chia sẻ phương pháp học, cách làm bài, cách diễn đạt làm sao cho câu văn thật trau chuốt. Việc dùng từ ngữ như thế nào, lấy dẫn chứng từ thực tế để thêm vào bài viết thêm tính thuyết phục sẽ đều được anh chị gợi ý. Học hỏi từ những người giỏi sẽ giúp các em tiến bộ rất nhanh.

Đọc kĩ đề bài trước khi làm bài thi

Đọc đề bài là bước nhất thiết học sinh phải thực hiện khi làm bài thi, nhất là với môn Ngữ Văn, các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho công việc này. Đọc đề để hiểu mình cần trả lời như nào, triển khai ý ra sao, viết bài theo hướng nào. Chỉ khi xác định đúng hướng, đúng đề bài yêu cầu thì học sinh mới làm bài đúng và đạt điểm cao.

Viết dàn ý ra nháp

Trong lúc làm bài kiểm tra, thì nhiều học sinh thường vội làm bài ngay mà không gạch những ý chính ra nháp. Điều này là hoàn toàn không nên. Dàn bài chỉ chiếm từ 5-7 phút nhưng có ý nghĩa quan trọng bởi việc này sẽ giúp chúng ta phân chia các ý, luận điểm luận cứ rõ ràng, khiến ta không bị sót ý trong lúc làm bài. Chính bởi vậy mà các em học sinh cần hình thành thói quen lập dàn ý trước khi làm bài kiểm tra văn.

Có thể bạn quan tâm: Hầu hết cha mẹ đều mong muốn con mình là đứa trẻ thông mình, nhưng làm thế nào để phân biệt được sự khác biệt ở trẻ thì không phai ai cũng biết. Hãy tham khảo thêm thông tin tại 10 dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh.

Nên lập dàn ý ra nháp để tránh bỏ sót ý

Nên lập dàn ý ra nháp để tránh bỏ sót ý

Viết mở bài hay

Mở bài hay sẽ tạo được rất nhiều ấn tượng cho thấy cô chấm bài kiểm tra Ngữ văn. Nếu một mở bài hay, sinh động, cuốn hút sẽ khơi gợi được cảm xúc và tạo thiện cảm cho người chấm. Vậy nên học sinh nên dành thời gian để viết mở bài chất lượng để có thể đạt điểm cao cho bài thi của mình.

Không viết sai lỗi chính tả

Việc viết sai lỗi chính tả khi làm văn có thể coi là tối kị. Chính bởi vậy muốn đạt điểm cao Ngữ văn 11 thì các em học sinh cần trau dồi cho mình vốn từ vựng, đọc thật nhiều sách để nhận biết những từ ngữ mình thường dễ nhầm lẫn và viết sai chính tả. Thầy cô chấm bài sẽ vô cùng hài lòng và có thiện cảm với những bài văn mà từ ngữ dùng chuẩn văn phong, đúng chính tả.

Bố cục bài viết rõ ràng

Một bài văn hoàn chỉnh bao giờ cũng có kết cấu 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi phần lài đảm nhận những vai trò riêng, quan trọng chính vì vậy khi làm bài thi Ngữ văn 11 thì các em học sinh cũng cần xây dựng bố cục bài văn theo 3 phần như trên. Chỉ cần thiếu một trong 3 phần thì các em sẽ bị trừ điểm rất nặng bởi không đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ mà một bài văn cần có. Trong trường hợp các em đang làm thân bài nhưng thời gian sắp hết thì học sinh cần cố gắng viết thật ngắn gọn các ý trong thân bài rồi viết ngay kết bài để đảm bảo bài viết hoàn chỉnh.

Bài văn mạch lạc, chia ý cụ thể

Để có thể đạt điểm cao thì học sinh khi làm bài kiểm tra Ngữ văn 11 cần phân chia các ý một cách rõ ràng, cụ thể, các câu các đoạn văn trong bài phải liên kết mạch lạc với nhau, tránh tình trạng câu cú lủng củng.

Phân chia thời gian làm bài hợp lí

Đây là một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm một đề thi văn đạt điểm cao. Trong kì thi thì học sinh nên đem một chiếc đồng hồ nhỏ để phân chia thời gian làm bài cho từng câu, tránh trường hợp một câu mất quá nhiều thời gian để làm trong khi những câu sau làm hời hợt, thiếu ý vì không đủ thời gian làm bài.

Đọc kĩ bài trước khi nộp

Đây được coi là khâu vô cùng quan trọng nhưng nhiều học sinh bỏ qua. Khi làm bài xong thì học sinh cần đọc kĩ bài văn của mình để xem có phát hiện lỗi sai về câu, diễn đạt, dấu câu, thiếu ý, sai lỗi chính tả hay không để có thể thể sửa kịp thời. Bởi những lỗi này sẽ khiến bài văn của học sinh bị trừ rất nhiều điểm.

Học ngữ văn lớp 11 có khó không

Lớp 11 là năm học có nhiều kiến thức khó và được coi là bước đệm giúp học sinh học tốt lớp 12. Mặc dù kiến thức lớp 11 xuất hiện rất ít trong đề thi THPT quốc gia, tuy nhiên, phần kiến thức nhỏ ấy đôi khi lại quyết định các em đỗ hay trượt cánh cửa đại học.

Điều này đòi hỏi học sinh phải có lộ trình học tập sớm để chinh phục được kiến thức lớp 11 ngay từ hè năm nay.

Kiến thức lớp 11 quan trọng như thế nào?

Không phải tự nhiên mà cuốn sách Hóa học 11 lại dày nhất trong 3 cuốn. Kiến thức Hóa học 11 chuyên sâu hơn về các phần vô cơ, hữu cơ. Trong đó, phần hóa hữu cơ đặc biệt quan trọng vì đây là kiến thức bắt buộc phải có để học được hóa hữu cơ lớp 12, và phần này cũng chiếm khoảng ¼ số lượng câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia.

Nhiều học sinh cảm thấy khó tiếp thu kiến thức Hóa hữu cơ vì phải nhớ tên các chất (tên thay thế, tên thường); cấu tạo/cấu trúc; danh pháp; tính chất (bao gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học); điều chế và ứng dụng. Nếu không nhớ nổi 5 điều này, các em đã hổng kiến thức ngay từ phần lý thuyết chứ chưa nói đến việc áp dụng vào bài tập.

Học sớm kiến thức lớp 11 là lợi thế cho học sinh 2005 - Ảnh 1.

 

Với môn Toán, năm lớp 11 các em sẽ được học về lượng giác, tổ hợp xác suất, đạo hàm, vi phân, giới hạn, hình học không gian… Những phần này năm nào cũng xuất hiện trong đề thi THPT. Mỗi một phần lại bao gồm rất nhiều bài học liên quan. Trong đó, phần kiến thức giới hạn, đạo hàm 11 chính là kiến thức nền quan trọng cho chương I Toán 12. Học sinh sẽ thường xuyên gặp các dạng câu hỏi về khảo sát hàm số, bảng biến thiên, các bài toán về tiếp tuyến, tích phân…

Còn đối với môn Ngữ văn, lớp 11 là năm học trang bị và rèn luyện cho các em kiến thức, kỹ năng làm bài nghị luận tác phẩm văn học, nghị luận xã hội cũng như hệ thống tác giả, tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam và nước ngoài.

Nắm chắc kiến thức lớp 11 được coi là “chìa khóa vàng” để học sinh học tốt được kiến thức lớp 12. Thêm vào đó, với xu hướng xét tuyển bằng học bạ THPT của nhiều trường đại học như hiện nay, việc có một kết quả học tập tốt ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 sẽ giúp các em gia tăng cơ hội đỗ vào các trường đại học mơ ước. Điều này đòi hỏi học sinh phải nghiêm túc học tập ở tất cả các khối lớp.

Giải pháp học sớm kiến thức cho học sinh chuẩn bị vào lớp 11

Học sinh nên chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản nhất định trước khi bước vào năm học chính thức lớp 11. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản thì việc nghe giảng trên lớp sẽ càng giúp các em thêm hiểu và nhớ lâu. Hơn nữa, vào năm học các em sẽ có thời gian để tiếp tục đào sâu thêm kiến thức, luyện các dạng bài khó hơn nhằm gia tăng điểm số cho các bài thi.

Học sinh không cần phải học trước kiến thức của tất cả 13 môn mà chỉ nên tập trung vào những môn khó, nhiều lý thuyết và các dạng bài tập, ví dụ như môn Toán, Lí, Hóa, Sinh, Anh hoặc Ngữ văn. Đặc biệt, nếu lớp 10 các em học yếu môn nào thì càng nên học tập trung cho môn đó đầu tiên.

Để học sớm kiến thức lớp 11, nhiều em sau khi kết thúc chương trình học lớp 10 thường chọn tham gia các lớp học thêm hè. Tuy nhiên điều này có thể xảy ra nhiều bất cập, vì các lớp học thêm này thường học xuyên suốt, chỉ cần các em nghỉ học 1-2 buổi thì khi học tiếp sẽ khó tiếp thu vì kiến thức bị ngắt quãng, và các thầy cô ở lớp học thêm thông thường cũng không giảng dạy lại cho các em.

Một giải pháp cực kì hiệu quả hiện nay được học sinh rất ưa chuộng, đó là đăng ký các lớp học online để linh động thời gian học tập của mình. Với học sinh nói riêng, các em có thể tham khảo tại .

Học sớm kiến thức lớp 11 là lợi thế cho học sinh 2005 - Ảnh 2.
Tại đây, các em được tiếp cận đầy đủ chi tiết kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho tất cả các học sinh, kể cả các em có học lực yếu kém. Tham gia khóa học online, học sinh sẽ hoàn toàn chủ động được thời gian và không lo bị bỏ lỡ bài học. Các bài giảng được lưu trữ sau khi các em học xong và có thể xem lại bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nếu các em chưa hiểu. Thêm vào đó là hệ thống bài kiểm tra thường xuyên, chuẩn cấu trúc để đo lường được hiệu quả học tập và làm quen dần với hình thức kiểm tra của lớp 11.
thcs-thptlongphu hi vọng học sinh sẽ tìm được cho mình phương pháp và lộ trình học tập đúng đắn để chinh phục được kiến thức lớp 11 và nhiều kì thi quan trọng khác.

Những điều cần lưu ý trong chương trình văn lớp 11

Sau khi kết thúc chương trình nền tảng ở môn ngữ văn lớp 10, các em học sinh lại bắt đầu chạy đua với một cuộc hành trình mới. Bước vào lớp 11, học sinh cần có thái độ nghiêm túc hơn với môn học này để làm đòn bẩy tốt nhất cho những kì thi quan trọng nhất đời người ở năm lớp 12. Muốn làm được điều đó, trước hết các em cần phải nắm được những kiến thức trọng tâm và những lưu ý để tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất. Hãy cùng  tìm hiểu nhé!

*

 Chương trình ngữ văn lớp 11 có những kiến thức trọng tâm nào đáng lưu ý?

Khác với văn nghị luận xã hội ở chương trình ngữ văn lớp 10, bước sang lớp 11, yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp làm dạng bài này đã có những đòi hỏi nhất định. Trong năm học này, văn nghị luận đã yêu cầu kết hợp với các thao tác khác nhau như lập luận so sánh, phân tích, lập luận bác bỏ và phải có những dẫn chứng xác thực nhất.

Phương pháp làm văn lớp 11

♦ Phương pháp lập luận bình luận, bác bỏ:

+ Bác bỏ: Đây là phương pháp đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận, bác bỏ ý kiến, quan điểm thiếu chính xác. Từ đó nêu được ý kiến, quan điểm của mình để thuyết phục người nghe. Từ đó, giúp bài văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục

+ Bình luận: Bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

♦ Phương pháp lập luận phân tích, so sánh, chứng minh:

+ Phân tích: Là phương pháp chia đồi tượng thành nhiều yếu tố để xem xét một cách toàn diện về nội dung và hình thức

+ Chứng minh: Dùng những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

+ So sánh: Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu bằng cách đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác

Ví dụ: Bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

Để làm được đề văn này, trong chương trình lớp 11, yêu cầu học sinh phải biết định nghĩa, cách sử dụng của các phương pháp trên để vận dụng kết hợp tối đa vào bài làm. Chỉ như vậy, bài viết mới trở nên xác thực và thuyết phục nhất với người đọc.

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đây là chương trình học phục vụ cho các dạng câu hỏi ngắn trong các đề thi. Các em học sinh cần nắm vững khái niệm để vận dụng một cách hiệu quả và linh hoạt.

Lưu ý:

+ Ngôn ngữ báo chí thường được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…

+ Phân biệt được 2 thể loại báo chí: bản tin và phóng sự

+ Viết bản tin ngắn về một sự kiện bất kì

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Đây là phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể,… Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần sử dụng những từ ngữ chính trị, trang nghiêm. Bài viết phải có lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, công khai về quan điểm chính trị và truyền được cảm hứng để thuyết phục người đọc.

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học là dạng câu hỏi chiếm số điểm cao ( 6-8 điểm ) trong cấu trúc đề thi. Trong chương trình văn lớp 11, học sinh cần nắm vững kiến thức về một số tác phẩm văn học tiêu biểu như: Đây thôn vĩ dạ, hầu trời, vội vàng, trường giang, tôi yêu em,…Sau khi nắm được nội dung các tác phẩm đã học, các em nên vận dụng làm bài văn nghị luận văn học theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề:

– Tìm ra vấn đề cần giải quyết, xác định luận đề

– Xác định kiểu nghị luận mà đề bài yêu cầu

– Lựa chọn các thao tác nghị luận cần sử dụng

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:

– Tìm ý: Xác định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm? Tư tưởng chủ đạo? Thông điệp của tác phẩm là gì?

– Lập dàn ý:

+ Mở bài: giới thiệu về tác giả, khái quát tác phẩm.

+ Thân bài:

Nêu luận điểm 1 suy ra luận cứ 1, 2,…

Nêu luận điểm 2 suy ra luận cứ 1,2,…

Nhận định, đánh giá chung về giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

+ Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. Đồng thời đưa ra quan điểm của cá nhân.

Lưu ý: Nghị luận văn học có 2 dạng chính :

+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Học sinh nên tuân thủ các bước trên để làm bài văn nghị luận một cách đầy đủ và chân thực nhất, tránh các lỗi căn bản về bố cục và lỗi chính tả.

 hy vọng rằng bài viết trên sẽ thực sự mang lại những kiến thức bổ ích cho các em học sinh lớp 11. Qua bài viết này, các em có thể tự hệ thống hóa lại những kiến thức trọng điểm và những lưu ý trong quá trình học để đạt được kết quả tốt nhất trong các kì thi. Chúc các em thành công!

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-van-11/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp