Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

0
41
Rate this post

Đề bài: Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

suy nghi ve gia tri y nghia cua loi noi trong cuoc song

Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Bạn đang xem: Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

 

I. Dàn ý suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

1. Mở bài

– Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.
– Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.
– Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.

2. Thân bài

a. Lời nói là gì?
– Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.

b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:
– Giúp con người hiểu nhau.
– Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.
– Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống tại đây

 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Trên mặt đất này, trong muôn loài, thì loài người là thông minh và mạnh mẽ nhất. Họ thống trị muôn loài bằng trí tuệ và tâm hồn sắc sảo của mình, tạo nên những giá trị tuyệt đẹp của cuộc sống. Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói, đây chính là phương tiện quan trọng để kiến tạo các mối quan hệ người – người, truyền đạt thông tin,…

Lời nói là gì? Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.

Như vậy, giá trị và ý nghĩa của lời nói thật vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng. Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người và người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Cũng có lúc giận hờn, con người dùng lời nói làm tổn thương nhau, điều đó thật đáng buồn, vì lời nói vô hình nhưng có khi sắc bén như gươm đao gây ra những vết thương lòng khó lành được. Bởi vậy, phải biết dùng lời nói để đem lại niềm vui, không nên dùng lời nói như một thứ vũ khí trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ông bà ta khuyên con cháu rằng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

“Khôn” ở đây chính là chỉ người thông minh, khéo léo thì ắt am hiểu giá trị và ý nghĩa của lời nói. Có thể nói, sức mạnh lớn lao của lời nói thể hiện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống con người. Đặc biệt là những lời nói chân chính, lan tỏa yêu thương. Mẹ Te-re-sa, nữ tu cả đời cống hiến cho tình yêu thương con người đã từng nói rằng: “Lời nói tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng là vĩnh cửu”!

Vậy bài học rút ra cho con người, đặc biệt là người trẻ, là phải năng nói lên những “lời tử tế”, đó là những lời nói có suy nghĩ, thốt ra từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng và trung thực. Mỗi lời nói như vậy sẽ như một bông hoa tươi nở giữa đời thường của cuộc sống, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho tất cả chúng ta. Nhưng để vận dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp hiệu quả, phương tiện trao gửi tư tưởng và tình cảm, cũng không phải tự nhiên mà làm được. Trước tiên, mỗi bạn trẻ phải năng trau dồi kiến thức về ngôn ngữ. Phải biết phát âm đúng, dùng từ hay, câu văn truyền cảm, cách nói năng phải mạch lạc khúc chiết. Không phải tự nhiên ta có thể đạt được những điều đó, nếu không ra sức học hỏi, ở trên ghế nhà trường và cả trong cuộc sống. Để có được những lời nói có giá trị và ý nghĩa cao đẹp, con người còn phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Một bạn trẻ thì cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, luôn tôn trọng mọi người, biết khiêm tốn, bao dung với người khác mà nghiêm khắc với chính mình. Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách văn minh, lịch sự, đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những lời nói tốt đẹp, hiểu được câu ca dao quen thuộc sau đây:

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Như vậy, lời ăn tiếng nói luôn cần phải văn minh, thanh lịch. Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hãy để lời nói của bạn chuyên chở tình yêu thương và niềm vui đến cho mọi người!

———————-HẾT———————

Qua bài Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống, các em đã hiểu được giá trị của lời nói trong giao tiếp và cuộc sống con người. Để mở rộng vốn hiểu biết và có kĩ năng viết bài nghị luận xã hội thành thạo, các em có thể tham khảo thêm: Suy nghĩ của anh chị về đồng tiền trong cuộc sống của con người, Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang, Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong xã hội hiện đại, Suy nghĩ về nhận định: Hạnh phúc ở trong những điều giản dị.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/suy-nghi-ve-gia-tri-y-nghia-cua-loi-noi-trong-cuoc-song/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp