Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn?

0
186
Rate this post

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn? là câu hỏi trong SGK Sinh học lớp 9. Nếu các em chưa biết câu trả lời thì hãy theo dõi bài học dưới đây do biên soạn nhé.

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn?

Câu hỏi: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn?

Phương pháp giải: Tỷ lệ đực cái được xác định bởi tỷ lệ NST giới tính trong thụ tinh và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường.

Trả lời:

Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi nhờ nắm được cơ chế chính xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính ở vật nuôi như hoocmon sinh dục, nhiệt độ, ánh sáng,…

Việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi giúp tạo ra giới tính vật nuôi mong muốn, phục vụ sản xuất, tăng lợi ích kinh tế.

Ví dụ: 

  • Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình).
  • Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành con cái.

Cơ chế xác định giới tính đực cái ở vật nuôi

Nhiễm sắc thể giới tính

– Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

– NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn?

– Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

Cơ chế xác định giới tính đực cái ở vật nuôi

Cơ chế xác định giới tính đực cái ở vật nuôi

– Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

Cơ chế xác định giới tính đực cái ở vật nuôi
Cơ chế xác định giới tính đực cái ở vật nuôi

– Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

– Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử

– Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

– Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

=> Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai : gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai (1,14), 10 tuổi (1,01), tuổi già (0,91).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài:

+ Nhân tố bên trong: hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính…

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

– Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực: cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực; trên 320C sẽ nở thành con cái.

Sơ đồ tư duy cơ chế xác định giới tính:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

Nhiễm sắc thể giới tính

Trong các tế bào lưỡng bội (2n NST) của loài, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng Giống nhau ở cả hai giới tính, còn có một cặp NST giới tính tương đồng gọi là XX hoặc không tương đồng gọi là XY. Ví dụ: Trong tế bào lưỡng bội ở nguời có 22 cặp NST thường (44A) và một cặp NST giới tính XX ở nữ hoặc XY ở nam (hình 12.1)

Nhiễm sắc thể giới tính
Nhiễm sắc thể giới tính

NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính. Vi dụ: Ở người NST Y mang gen SRY còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X mang gen lặn quy định máu khó đông.

Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào. Ví dụ: Ờ người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me… cặp NST giới tính của giống cái là XX, cùa giống đực là XY. Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây… cặp NST giới tính của giống đực là XX, cùa giống cái là XY.

Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ờ người (hình 12.2).

Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính
Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

***************

Trên đây là nội dung bài học Cơ chế xác định giới tính. Hy vọng bài học sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trường thực tiễn? Chúc các em học tập thật tốt và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-sao-nguoi-ta-co-the-dieu-chinh-ti-le-duc-cai-o-vat-nuoi-dieu-do-co-y-nghia-gi-truong-thuc-tien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp