Truyện ngắn Thuốc

0
97
Rate this post

Truyện ngắn Thuốc đã cho thấy nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

Truyện ngắn Thuốc
Truyện ngắn Thuốc

Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn, truyện ngắn Thuốc. Mời bạn đọc cùng tham khảo bên dưới.

I. Đôi nét về tác giả Lỗ Tấn

– Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

Bạn đang xem: Truyện ngắn Thuốc

– Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

– Năm 13 tuổi, ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, nên ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Do học giỏi nên được nhận học bổng của Nhật.

– Ông đã chọn học ngành Y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha mình.

– Trong một lần tình cờ xem phim, Lỗ Tấn những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kỳ chiến tranh Nga – Nhật, 1901 – 1905). Ông giật mình nhận ra rằng: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Từ đó, Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ.

– Bút danh Lỗ Tấn được ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn thành (nghĩa là “Đi nhanh lên!”).

– Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc – Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

– Các tác phẩm của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thức chạy chữa.

– Một số tác phẩm như:

  • Nhật ký người điên (truyện ngắn, 1918)
  • AQ chính truyện (truyện vừa, 1921 – 1922)
  • Gào thét ( tập truyện ngắn, 1922)
  • Bàng hoàng (tập truyện ngắn, 1925)
  • Cỏ dại (tập tạp văn, 1924)…

II. Giới thiệu về truyện ngắn Thuốc

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

– Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2. Tóm tắt

Vợ chồng lão Hoa – chủ một quán trà có thằng con trai tên Thuyên mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ được lão Cả Khang mách, hai vợ chồng lão dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con trai ăn. Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ. Quán trà của lão Hoa trở nên đông khách, mọi người trong quán bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Chiếc bánh bao tẩm máu người cũng không cứu được Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Cổ… Đình Khẩu ”: Lão Hoa đi mua bánh bao về chữa bệnh cho con trai.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ chằng chịt đắp cho con ”: Con trai lão Hoa ăn bánh bao để chữa bệnh.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “ Điên thật rồi ”: Mọi người trong quán trà bàn luận về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.
  • Phần 4. Còn lại: Mẹ Thuyên và mẹ Hà Du gặp nhau trong nghĩa địa.

4. Ý nghĩa nhan đề

– Lỗ Tấn đã đặt cho truyện ngắn của mình một nhan đề ngắn gọn: “thuốc” . Ở đây là chỉ “chiếc bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã mua về cho con trai ăn để chữa bệnh lao. Đó là phương thuốc cổ hủ mà nhiều người dân Trung Hoa lúc bấy giờ sử dụng.

– Ngoài ra, “thuốc” còn chỉ phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần u mê, lạc hậu cho người dân Trung Quốc; thể hiện mối quan hệ xa rời giữa quần chúng và cách mạng.

5. Nội dung

Truyện ngắn Thuốc đã cho thấy nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

6. Nghệ thuật

Hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng nhân vật đặc biệt.

Thuốc

Nghe đọc truyện ngắn Thuốc:

I

Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc. Tầng không xanh thẳm. Ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả. Lão Hoa bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu. Ánh đèn trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà.

– Bố thằng Thuyên đi đấy à?

Đó là tiếng một người đàn bà đã có tuổi. Ở buồng phía trong bỗng nổi lên một cơn ho.

– Ừ.

Lão vừa trả lời, vừa lắng tai nghe tiếng ho, vừa cài nút áo, rồi chìa tay ra, nói tiếp:

– Đưa đây tôi!

Bà Hoa moi dưới gối một lúc lâu, lấy ra một gói bạc, đưa cho chồng. Lão cầm lấy, run run bỏ vào túi áo, lại còn ấn xuống vào lần phía ngoài túi, rồi thắp cái đèn lồng, tắt ngọn đèn con, đi vào buồng phía trong. Buồng phía trong có tiếng động lạch cạch, tiếp theo là một cơn ho. Đợi cơn ho dứt, lão mới khẽ nói:

– Thuyên à! Con cứ nằm đấy! Công việc dọn hàng để mẹ con lo.

Không nghe con nói gì, lão cho rằng nó đã yên tâm nằm ngủ lại rồi, bèn mở cửa đi ra. Ngoài đường, trời tối om, và hết sức vắng. Chỉ mặt đường xam xám là trông thấy rõ. Chiếc đèn lồng chiếu thẳng vào hai chân lão bước đều đều. Thỉnh thoảng, gặp một vài con chó, nhưng chẳng con nào buồn sủa. Trời lạnh hơn trong nhà nhiều, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Lão bước những bước thật dài. Trời cũng sáng dần và đường cũng càng lâu càng rõ.

Đang chăm chú bước, bỗng lão giật mình nhìn thấy ngã ba đường đằng xa, trước mặt. Lão quay lại, đi mấy bước, tìm một cửa hiệu còn đóng kín mít, rẽ vào dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Một lúc lâu, lão thấy hơi lành lạnh.

– Hừ! Một ông già!

– Thích nhé!…

Lão lại giật mình, trố mắt nhìn. Có mấy người đi qua. Một người còn quay đầu lại nhìn lão. Lão không trông rõ là ai, nhưng thấy ánh mắt cú vọ ngời lên, như người đói lâu ngày thấy cơm. Lão nhìn chiếc đèn lồng. Đèn tắt rồi. Lão đặt tay lên túi áo. Gói bạc vẫn cồm cộm ở đấy. Ngước đầu nhìn xung quanh, lão thấy bao nhiêu người kì dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóng ma. Nhưng nhìn kĩ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa.

Một lát, lại thấy mấy người lính đến. Đằng xa cũng thấy rõ miếng vải tròn màu trắng ở vạt áo trước và vạt áo sau; khi họ lại gần trước mắt thì thấy cả đường viền màu đỏ thẫm trên chiếc áo dấu. Tiếng chân bước ào ào. Trong nháy mắt, bao nhiêu người đi qua. Những người tụm năm tụm ba lúc nãy cũng dồn lại một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thuỷ triều, gần đến ngã ba đường thì đứng dừng lại, quây thành một nửa vòng tròn.

Lão Hoa cũng nhìn về phía đó, nhưng chỉ thấy lưng người mà thôi. Người nào, người nấy dướn cổ ra như cổ vịt bị một bàn tay vô hình nắm lấy xách lên. Im lặng một lát. Bỗng hình như có tiếng động. Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào, lùi về phía sau đến chỗ lão đứng, chen lão suýt nữa ngã.

– Này! Tiền trao cháo múc, đưa đây!

Một người áo quần đen ngòm đứng trước mặt lão, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc thẳng vào lão làm lão co rúm lại. Hắn xoè về phía lão một bàn tay to tướng, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt.

Lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run định đưa cho hắn, nhưng lại không dám đưa tay cầm chiếc bánh. Hắn sốt ruột, nói to:

– Sợ cái gì? Sao không cầm lấy?

Lão còn trù trừ. Người mặc đồ đen giật lấy chiếc đèn lồng, xé toạc tờ giấy dán bên ngoài, bọc chiếc bánh lại, nhét vào tay lão, tay kia thì giật lấy gói bạc, nắn nắn, rồi quay đi, miệng càu nhàu:

– Cái lão này!

– Chữa bệnh cho ai đấy?

Lão Hoa nghe hình như có người nào hỏi, nhưng lão không trả lời. Lúc này, lão còn để hết tinh thần vào cái gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh, không chú ý đến gì nữa. Lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sung sướng biết bao!

Mặt trời đã mọc, chiếu sáng con đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng cái biển mục nát trên cái nhà bia ở ngã ba đường sau lưng lão, có đề bốn chữ thếp vàng đã nhạt màu: Cố… Đình Khẩu.

II

Lão Hoa về đến nhà thì quán hàng đã bày biện sạch sẽ, các dãy bàn trà trơn bóng sắp đặt ngăn nắp. Nhưng không có khách, chỉ có thằng Thuyên đang ngồi ăn cơm ở cái bàn dãy phía trong, mồ hôi trán nhỏ từng giọt to tướng, chiếc áo kép dính vào sống lưng, hai xương vai gồ lên thành chữ “bát” in nổi. Thấy vậy, lão không khỏi chau mày. Bà Hoa từ trong bếp vội vã chạy ra, giương to mắt nói, đôi môi run run:

– Được chưa?

– Được rồi!

Hai người cùng trở vào bếp, bàn bạc một hồi. Bà Hoa lại đi ra, một lát cầm về một cánh lá sen già, trải lên mặt bàn. Lão cũng mở cái chao đèn, cầm chiếc bánh đẫm máu, lấy lá sen bọc lại. Thằng Thuyên đã ăn xong. Bà Hoa vội nói:

– Thuyên, con cứ ngồi đấy, đừng vào trong này!

Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm cái gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu dúi vào bếp. Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà.

– Thơm ghê nhỉ! Hai bác ăn quà sáng gì đấy?

Cậu Năm Gù đi vào. Cậu ta ngày nào cũng lê la ở cái quán này, thường đến sớm nhất mà cũng về muộn hơn ai hết. Vừa đi vào, cậu ta liền ngồi vào cái bàn ở góc tường phía ngoài gần đường cái, hỏi ngay. Nhưng không ai trả lời.

– Rang cơm đấy à?

Vẫn không ai trả lời. Lão Hoa vội vàng chạy ra, pha trà cho cậu.

– Thuyên ơi! Vào đây con!

Bà Hoa gọi con vào nhà trong, giữa nhà đặt sẵn một chiếc ghế đẩu. Thuyên ngồi xuống, bà ta bưng một cái đĩa lại, trên đĩa có vật gì tròn tròn, đen thui, nói rất khẽ:

– Ăn đi con! Sẽ khỏi ngay!…

Thuyên cầm lấy vật đen thui, nhìn một lúc, có cảm giác rất lạ không biết thế nào mà nói, như đang cầm tính mệnh của chính mình trong tay. Y bẻ đôi ra, rất cẩn thận. Một làn hơi trắng bốc ra từ lần vỏ cháy sém. Làn hơi tan dần, mới thấy đó là hai nửa miếng bánh bao bằng bột mì trắng. Không bao lâu, chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế nào cũng đã quên rồi. Trước mặt chỉ còn trơ lại chiếc đĩa không. Lão Hoa đứng một bên, bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực. Lại một cơn ho.

– Thôi con đi ngủ một giấc, sẽ khỏi ngay!

Thuyên nghe lời mẹ, vừa ho vừa nằm xuống. Đợi nghe tiếng thở dìu dịu, bà Hoa mới nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con.

III

Quán trà đã đông khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn, đi đi lại lại, pha trà. Hai mắt lão thâm quầng.

Một người râu hoa râm nói:

– Ông Hoa à! Mệt phải không? Hay là ốm đấy!

– Có làm sao đâu!

Người râu hoa râm chữa lời:

– Không sao à? Ừ, nghe tiếng cười thì không ra người ốm.

– Chỉ vì ông ta lận đận quá! Giá thằng con…

Cậu Năm Gù chưa dứt lời thì một người mặt thịt ngang phè từ ngoài đâm sầm vào. Hắn mặc chiếc áo vải màu huyền, không gài khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quấn ở ngoài, xộc xệch. Vừa vào, đã nói oang oang:

– Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Ông Hoa này! May phúc cho nhà ông đấy nhé! Phúc nhà ông, đấy là nhờ tôi biết tin sớm…

Lão Hoa một tay xách ấm trà, một tay buông xuống, vẻ cung kính, cười hề hề, lắng tai nghe hắn nói. Cả quán cũng cung kính lắng tai nghe hắn nói. Bà Hoa mắt cũng thâm quầng, tươi cười, mang đến trước mặt hắn một cái chén, bỏ một nhúm trà và thêm vào một quả trám. Lão Hoa liền đem nước sôi lại chế.

Người mặt thịt ngang phè vẫn nói oang oang:

– Cam đoan thế nào cũng khỏi. Thứ thuốc này đặc biệt lắm. Ông tính lấy về còn nóng hôi hổi, và ăn cũng còn nóng hôi hổi.

Bà Hoa cảm ơn hắn hết lời:

– Thật đấy! Không có bác Cả Khang đây giúp cho thì đừng có hòng…

– Cam đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hôi hổi thế kia mà! Bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi!

Bà Hoa nghe nói “lao”, sắc mặt hơi đổi khác, ý không được vui, có điều cũng gượng cười, bỏ đi, ngượng nghịu. Nhưng bác Cả Khang không để ý đến, cứ giương cổ nói oang oang đến nỗi thằng Thuyên nằm ngủ trong nhà cũng phải ho lên như phụ hoạ theo.

– Ừ, thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà! Chẳng trách ông cứ cười cả ngày!

Người râu hoa râm vừa nói vừa đi lại trước mặt bác Cả Khang, hạ thấp giọng nói:

– Bác Cả này! Nghe nói tên phạm chém hôm nay là người họ Hạ. Con nhà ai đấy nhỉ? Tội gì thế hở bác?

– Con nhà ai nữa? Con nhà bà Tứ chứ con nhà ai? Thằng quỷ sứ!

Bác Cả Khang thấy mọi người vểnh tai nghe, lấy làm thú lắm, những thớ thịt trên mặt nổi từng cục. Bác ta cao hứng nói càng to:

– Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa, thế thôi. Lần này, tớ chẳng nước mẹ gì. Đến cái áo nó cởi ra, cũng lão Nghĩa, cái lão đề lao, mắt đỏ như mắt cá chép ấy, lấy mất. May nhất có thể nói là ông Hoa nhà này, thứ đến là cụ Ba. Cụ ta được thưởng hai mươi lạng bạc trắng xoá, một mình bỏ túi tất, chẳng mất cho ai một đồng kẽm!

Thằng Thuyên từ nhà trong đi ra, bước chậm rãi, hai tay ôm ngực, ho lấy ho để. Y vào bếp, xúc một bát cơm nguội, chan ít nước nóng, ngồi ăn. Bà Hoa bước theo con, khẽ hỏi:

– Thuyên! Con có đỡ tí nào không, con? Con vẫn cứ hay đói bụng thế à?

– Cam đoan khỏi mà!

Bác Cả Khang liếc nhìn thằng Thuyên một cái, rồi quay lại, tiếp tục câu chuyện với mọi người:

– Cụ Ba đến là khôn! Giá cụ ta không đem thằng cháu ra thú thì cả nhà mất đầu hết. Nay thì được bao nhiêu là bạc! Còn cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thứ gì hết. Nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc!

Một anh chàng trạc hơn hai mươi tuổi ngồi dãy bàn sau, nghe nói, tức máu:

– Ái chà chà! Ghê nhỉ!

– Anh phải biết, lão Nghĩa mắt cá chép đến lân la hỏi dò hắn thì hắn bắt chuyện ngay. Hắn nói: Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta. Thử nghĩ xem, nói thế mà nói được. Lão Nghĩa mắt cá chép cũng biết nhà hắn chỉ có mụ mẹ già, nhưng không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến như thế, đã tức anh ách rồi, thế mà hắn lại vuốt râu cọp, nên lão ta liền đánh cho hai bạt tai.

Cậu Năm Gù ngồi ở góc tường, nghe nói, thú quá:

– Lão Nghĩa là tay võ rất cừ, hai cái tát ấy cũng đủ cho hắn ta xài đấy nhỉ!

– Cái thằng khốn nạn! Đánh, có sợ đâu! Lại còn nói: Thật đáng thương hại, thật đáng thương hại!

Người râu hoa râm nói:

– Đánh cái đồ ấy, thương hại cái gì?

Bác Cả Khang tỏ vẻ khinh bỉ, cười nhạt:

– Ông chưa nghe ra, xem bộ hắn lúc đó, thì hắn muốn nói: đáng thương hại, là lão Nghĩa đáng thương hại kia!

Mặt ai nấy bỗng ngơ ngác. Không ai nói gì cả.

Thằng Thuyên đã ăn cơm xong, mồ hôi ướt đầm, trên đầu hơi bốc phừng phừng.

Người râu hoa râm bỗng vỡ nhẽ, nói:

– Lão Nghĩa mà đáng thương hại à? Điên! Hắn điên thật rồi!

Anh chàng hai mươi tuổi cũng vỡ nhẽ:

– Điên thật!

Khách trong quán lại nhao nhao lên, nói nói cười cười.

Thằng Thuyên cũng thừa dịp ho rũ rượi. Bác Cả Khang chạy lại, vỗ vai, nói:

– Thuyên à! Cam đoan thế nào mày cũng khỏi. Mày đừng ho như thế. Cam đoan thế nào cũng khỏi.

Cậu Năm Gù gật gù nói:

– Điên thật rồi!

IV

Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mà thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.

Tiết Thanh minh năm ấy, trời lạnh lắm. Những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo. Trời vừa rạng đã thấy bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp, bên phải đường mòn, một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, rồi khóc một hồi. Đốt xong thếp vàng giấy, bà ta ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ như đang chờ đợi cái gì. Chính bà ta cũng chẳng biết bà ta chờ đợi cái gì nữa. Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc cắt ngắn của bà ta, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều lắm rồi.

Lại một người đàn bà khác đang đi dọc đường mòn, tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ tròn sơn đỏ, cũ nát, phía ngoài giắt thếp vàng giấy, cứ đi ba bước, lại đứng dừng lại. Chợt thấy bà Hoa ngồi bệt giữa đất đang nhìn mình thì bà kia ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống.

Nấm mộ này với nấm mộ thằng Thuyên nằm cùng một hàng, chỉ cách con đường mòn ở giữa. Thấy bà kia cũng bày ra một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, đứng khóc một hồi, rồi đốt vàng, thì bà Hoa trong bụng nghĩ thầm: “Chắc cũng là con chết!”. Bà kia nhìn vơ vẩn xung quanh một lát, bỗng tay chân hơi run lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng, ngơ ngác.

Thấy thế, bà Hoa sợ bà kia thương con quá phát điên chăng, không cầm lòng đậu, bèn đứng dậy, bước sang bên kia đường mòn, khẽ nói:

– Bà ơi! Thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!

Bà kia hơi gật đầu, nhưng mắt vẫn trừng trừng rồi ấp úng nói khe khẽ:

– Kìa,… bà trông kia kìa, cái gì thế này?

Bà Hoa nhìn theo ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt, cỏ chưa xanh khắp còn loang lổ từng mẩu đất vàng khè, rất khó coi; lại nhìn kĩ phía trên, bất giác giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum.

Cả hai bà, mắt mờ từ lâu rồi, nhưng nhìn những cánh hoa trắng hoa hồng kia thì còn thấy rõ. Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề. Bà Hoa vội nhìn về phía mộ con mình và những nấm mộ khác xung quanh, chỉ thấy lác đác vài nụ hoa không sợ lạnh, bé tí, trắng trắng, xanh xanh. Bà ta bỗng thấy lòng trống trải, không thoả, nhưng rồi cũng không muốn suy nghĩ thêm. Bà kia bước lại gần mộ con, nhìn kĩ một lượt, rồi nói một mình: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!… Thế này là thế nào?”. Nghĩ rồi lại nghĩ, bỗng nước mắt trào ra, bà ta khóc to:

– Du ơi! Oan con lắm, Du ơi! Chắc con không quên được, con đau lòng lắm cho nên con hiển hiện lên để cho mẹ biết, phải không con?

Bà ta nhìn xung quanh, chỉ thấy một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá. Rồi lại khóc tiếp:

– Mẹ biết rồi! Du ơi! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi! Con nhắm mắt thế cũng yên lòng. Nếu hồn con quả thật đang ở đây nghe lời mẹ nói thì con ứng vào con quạ kia, đến đậu vào nấm mộ con cho mẹ xem, con ơi!

Gió đã tắt. Những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như những sợi dây đồng. Một tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không trung, nhỏ dần nhỏ dần, rồi tắt hẳn. Xung quanh vắng lặng như tờ. Hai bà già đứng giữa đám cỏ khô, ngước mắt nhìn con quạ. Con quạ vẫn đậu trên cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt.

Một lúc lâu, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già người trẻ thấp thoáng giữa các nấm mộ.

Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh nặng. Bà ta nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:

– Ta về đi thôi!

Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi cũng chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình:

– Thế là thế nào nhỉ?

Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng “Cờ…oạ” rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xoè đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.

Tháng 4 năm 1919

Trường

Giáo Dục

Xem thêm Truyện ngắn Thuốc

Truyện ngắn Thuốc đã cho thấy nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

Truyện ngắn Thuốc
Truyện ngắn Thuốc

Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn, truyện ngắn Thuốc. Mời bạn đọc cùng tham khảo bên dưới.

I. Đôi nét về tác giả Lỗ Tấn

– Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

– Quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

– Năm 13 tuổi, ông chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, nên ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Do học giỏi nên được nhận học bổng của Nhật.

– Ông đã chọn học ngành Y để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha mình.

– Trong một lần tình cờ xem phim, Lỗ Tấn những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (thời kỳ chiến tranh Nga – Nhật, 1901 – 1905). Ông giật mình nhận ra rằng: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Từ đó, Lỗ Tấn chuyển sang hoạt động văn nghệ.

– Bút danh Lỗ Tấn được ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn thành (nghĩa là “Đi nhanh lên!”).

– Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc – Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

– Các tác phẩm của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thức chạy chữa.

– Một số tác phẩm như:

  • Nhật ký người điên (truyện ngắn, 1918)
  • AQ chính truyện (truyện vừa, 1921 – 1922)
  • Gào thét ( tập truyện ngắn, 1922)
  • Bàng hoàng (tập truyện ngắn, 1925)
  • Cỏ dại (tập tạp văn, 1924)…

II. Giới thiệu về truyện ngắn Thuốc

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

– Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2. Tóm tắt

Vợ chồng lão Hoa – chủ một quán trà có thằng con trai tên Thuyên mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ được lão Cả Khang mách, hai vợ chồng lão dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con trai ăn. Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ. Quán trà của lão Hoa trở nên đông khách, mọi người trong quán bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Chiếc bánh bao tẩm máu người cũng không cứu được Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ Cổ… Đình Khẩu ”: Lão Hoa đi mua bánh bao về chữa bệnh cho con trai.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ chằng chịt đắp cho con ”: Con trai lão Hoa ăn bánh bao để chữa bệnh.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “ Điên thật rồi ”: Mọi người trong quán trà bàn luận về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.
  • Phần 4. Còn lại: Mẹ Thuyên và mẹ Hà Du gặp nhau trong nghĩa địa.

4. Ý nghĩa nhan đề

– Lỗ Tấn đã đặt cho truyện ngắn của mình một nhan đề ngắn gọn: “thuốc” . Ở đây là chỉ “chiếc bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã mua về cho con trai ăn để chữa bệnh lao. Đó là phương thuốc cổ hủ mà nhiều người dân Trung Hoa lúc bấy giờ sử dụng.

– Ngoài ra, “thuốc” còn chỉ phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần u mê, lạc hậu cho người dân Trung Quốc; thể hiện mối quan hệ xa rời giữa quần chúng và cách mạng.

5. Nội dung

Truyện ngắn Thuốc đã cho thấy nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

6. Nghệ thuật

Hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng nhân vật đặc biệt.

Thuốc

Nghe đọc truyện ngắn Thuốc:

I

Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc. Tầng không xanh thẳm. Ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả. Lão Hoa bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu. Ánh đèn trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà.

– Bố thằng Thuyên đi đấy à?

Đó là tiếng một người đàn bà đã có tuổi. Ở buồng phía trong bỗng nổi lên một cơn ho.

– Ừ.

Lão vừa trả lời, vừa lắng tai nghe tiếng ho, vừa cài nút áo, rồi chìa tay ra, nói tiếp:

– Đưa đây tôi!

Bà Hoa moi dưới gối một lúc lâu, lấy ra một gói bạc, đưa cho chồng. Lão cầm lấy, run run bỏ vào túi áo, lại còn ấn xuống vào lần phía ngoài túi, rồi thắp cái đèn lồng, tắt ngọn đèn con, đi vào buồng phía trong. Buồng phía trong có tiếng động lạch cạch, tiếp theo là một cơn ho. Đợi cơn ho dứt, lão mới khẽ nói:

– Thuyên à! Con cứ nằm đấy! Công việc dọn hàng để mẹ con lo.

Không nghe con nói gì, lão cho rằng nó đã yên tâm nằm ngủ lại rồi, bèn mở cửa đi ra. Ngoài đường, trời tối om, và hết sức vắng. Chỉ mặt đường xam xám là trông thấy rõ. Chiếc đèn lồng chiếu thẳng vào hai chân lão bước đều đều. Thỉnh thoảng, gặp một vài con chó, nhưng chẳng con nào buồn sủa. Trời lạnh hơn trong nhà nhiều, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Lão bước những bước thật dài. Trời cũng sáng dần và đường cũng càng lâu càng rõ.

Đang chăm chú bước, bỗng lão giật mình nhìn thấy ngã ba đường đằng xa, trước mặt. Lão quay lại, đi mấy bước, tìm một cửa hiệu còn đóng kín mít, rẽ vào dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Một lúc lâu, lão thấy hơi lành lạnh.

– Hừ! Một ông già!

– Thích nhé!…

Lão lại giật mình, trố mắt nhìn. Có mấy người đi qua. Một người còn quay đầu lại nhìn lão. Lão không trông rõ là ai, nhưng thấy ánh mắt cú vọ ngời lên, như người đói lâu ngày thấy cơm. Lão nhìn chiếc đèn lồng. Đèn tắt rồi. Lão đặt tay lên túi áo. Gói bạc vẫn cồm cộm ở đấy. Ngước đầu nhìn xung quanh, lão thấy bao nhiêu người kì dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóng ma. Nhưng nhìn kĩ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa.

Một lát, lại thấy mấy người lính đến. Đằng xa cũng thấy rõ miếng vải tròn màu trắng ở vạt áo trước và vạt áo sau; khi họ lại gần trước mắt thì thấy cả đường viền màu đỏ thẫm trên chiếc áo dấu. Tiếng chân bước ào ào. Trong nháy mắt, bao nhiêu người đi qua. Những người tụm năm tụm ba lúc nãy cũng dồn lại một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thuỷ triều, gần đến ngã ba đường thì đứng dừng lại, quây thành một nửa vòng tròn.

Lão Hoa cũng nhìn về phía đó, nhưng chỉ thấy lưng người mà thôi. Người nào, người nấy dướn cổ ra như cổ vịt bị một bàn tay vô hình nắm lấy xách lên. Im lặng một lát. Bỗng hình như có tiếng động. Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào, lùi về phía sau đến chỗ lão đứng, chen lão suýt nữa ngã.

– Này! Tiền trao cháo múc, đưa đây!

Một người áo quần đen ngòm đứng trước mặt lão, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc thẳng vào lão làm lão co rúm lại. Hắn xoè về phía lão một bàn tay to tướng, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt.

Lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run định đưa cho hắn, nhưng lại không dám đưa tay cầm chiếc bánh. Hắn sốt ruột, nói to:

– Sợ cái gì? Sao không cầm lấy?

Lão còn trù trừ. Người mặc đồ đen giật lấy chiếc đèn lồng, xé toạc tờ giấy dán bên ngoài, bọc chiếc bánh lại, nhét vào tay lão, tay kia thì giật lấy gói bạc, nắn nắn, rồi quay đi, miệng càu nhàu:

– Cái lão này!

– Chữa bệnh cho ai đấy?

Lão Hoa nghe hình như có người nào hỏi, nhưng lão không trả lời. Lúc này, lão còn để hết tinh thần vào cái gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh, không chú ý đến gì nữa. Lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sung sướng biết bao!

Mặt trời đã mọc, chiếu sáng con đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng cái biển mục nát trên cái nhà bia ở ngã ba đường sau lưng lão, có đề bốn chữ thếp vàng đã nhạt màu: Cố… Đình Khẩu.

II

Lão Hoa về đến nhà thì quán hàng đã bày biện sạch sẽ, các dãy bàn trà trơn bóng sắp đặt ngăn nắp. Nhưng không có khách, chỉ có thằng Thuyên đang ngồi ăn cơm ở cái bàn dãy phía trong, mồ hôi trán nhỏ từng giọt to tướng, chiếc áo kép dính vào sống lưng, hai xương vai gồ lên thành chữ “bát” in nổi. Thấy vậy, lão không khỏi chau mày. Bà Hoa từ trong bếp vội vã chạy ra, giương to mắt nói, đôi môi run run:

– Được chưa?

– Được rồi!

Hai người cùng trở vào bếp, bàn bạc một hồi. Bà Hoa lại đi ra, một lát cầm về một cánh lá sen già, trải lên mặt bàn. Lão cũng mở cái chao đèn, cầm chiếc bánh đẫm máu, lấy lá sen bọc lại. Thằng Thuyên đã ăn xong. Bà Hoa vội nói:

– Thuyên, con cứ ngồi đấy, đừng vào trong này!

Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm cái gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu dúi vào bếp. Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà.

– Thơm ghê nhỉ! Hai bác ăn quà sáng gì đấy?

Cậu Năm Gù đi vào. Cậu ta ngày nào cũng lê la ở cái quán này, thường đến sớm nhất mà cũng về muộn hơn ai hết. Vừa đi vào, cậu ta liền ngồi vào cái bàn ở góc tường phía ngoài gần đường cái, hỏi ngay. Nhưng không ai trả lời.

– Rang cơm đấy à?

Vẫn không ai trả lời. Lão Hoa vội vàng chạy ra, pha trà cho cậu.

– Thuyên ơi! Vào đây con!

Bà Hoa gọi con vào nhà trong, giữa nhà đặt sẵn một chiếc ghế đẩu. Thuyên ngồi xuống, bà ta bưng một cái đĩa lại, trên đĩa có vật gì tròn tròn, đen thui, nói rất khẽ:

– Ăn đi con! Sẽ khỏi ngay!…

Thuyên cầm lấy vật đen thui, nhìn một lúc, có cảm giác rất lạ không biết thế nào mà nói, như đang cầm tính mệnh của chính mình trong tay. Y bẻ đôi ra, rất cẩn thận. Một làn hơi trắng bốc ra từ lần vỏ cháy sém. Làn hơi tan dần, mới thấy đó là hai nửa miếng bánh bao bằng bột mì trắng. Không bao lâu, chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế nào cũng đã quên rồi. Trước mặt chỉ còn trơ lại chiếc đĩa không. Lão Hoa đứng một bên, bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực. Lại một cơn ho.

– Thôi con đi ngủ một giấc, sẽ khỏi ngay!

Thuyên nghe lời mẹ, vừa ho vừa nằm xuống. Đợi nghe tiếng thở dìu dịu, bà Hoa mới nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con.

III

Quán trà đã đông khách. Lão Hoa tay xách chiếc ấm đồng lớn, đi đi lại lại, pha trà. Hai mắt lão thâm quầng.

Một người râu hoa râm nói:

– Ông Hoa à! Mệt phải không? Hay là ốm đấy!

– Có làm sao đâu!

Người râu hoa râm chữa lời:

– Không sao à? Ừ, nghe tiếng cười thì không ra người ốm.

– Chỉ vì ông ta lận đận quá! Giá thằng con…

Cậu Năm Gù chưa dứt lời thì một người mặt thịt ngang phè từ ngoài đâm sầm vào. Hắn mặc chiếc áo vải màu huyền, không gài khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quấn ở ngoài, xộc xệch. Vừa vào, đã nói oang oang:

– Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Ông Hoa này! May phúc cho nhà ông đấy nhé! Phúc nhà ông, đấy là nhờ tôi biết tin sớm…

Lão Hoa một tay xách ấm trà, một tay buông xuống, vẻ cung kính, cười hề hề, lắng tai nghe hắn nói. Cả quán cũng cung kính lắng tai nghe hắn nói. Bà Hoa mắt cũng thâm quầng, tươi cười, mang đến trước mặt hắn một cái chén, bỏ một nhúm trà và thêm vào một quả trám. Lão Hoa liền đem nước sôi lại chế.

Người mặt thịt ngang phè vẫn nói oang oang:

– Cam đoan thế nào cũng khỏi. Thứ thuốc này đặc biệt lắm. Ông tính lấy về còn nóng hôi hổi, và ăn cũng còn nóng hôi hổi.

Bà Hoa cảm ơn hắn hết lời:

– Thật đấy! Không có bác Cả Khang đây giúp cho thì đừng có hòng…

– Cam đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hôi hổi thế kia mà! Bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi!

Bà Hoa nghe nói “lao”, sắc mặt hơi đổi khác, ý không được vui, có điều cũng gượng cười, bỏ đi, ngượng nghịu. Nhưng bác Cả Khang không để ý đến, cứ giương cổ nói oang oang đến nỗi thằng Thuyên nằm ngủ trong nhà cũng phải ho lên như phụ hoạ theo.

– Ừ, thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà! Chẳng trách ông cứ cười cả ngày!

Người râu hoa râm vừa nói vừa đi lại trước mặt bác Cả Khang, hạ thấp giọng nói:

– Bác Cả này! Nghe nói tên phạm chém hôm nay là người họ Hạ. Con nhà ai đấy nhỉ? Tội gì thế hở bác?

– Con nhà ai nữa? Con nhà bà Tứ chứ con nhà ai? Thằng quỷ sứ!

Bác Cả Khang thấy mọi người vểnh tai nghe, lấy làm thú lắm, những thớ thịt trên mặt nổi từng cục. Bác ta cao hứng nói càng to:

– Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa, thế thôi. Lần này, tớ chẳng nước mẹ gì. Đến cái áo nó cởi ra, cũng lão Nghĩa, cái lão đề lao, mắt đỏ như mắt cá chép ấy, lấy mất. May nhất có thể nói là ông Hoa nhà này, thứ đến là cụ Ba. Cụ ta được thưởng hai mươi lạng bạc trắng xoá, một mình bỏ túi tất, chẳng mất cho ai một đồng kẽm!

Thằng Thuyên từ nhà trong đi ra, bước chậm rãi, hai tay ôm ngực, ho lấy ho để. Y vào bếp, xúc một bát cơm nguội, chan ít nước nóng, ngồi ăn. Bà Hoa bước theo con, khẽ hỏi:

– Thuyên! Con có đỡ tí nào không, con? Con vẫn cứ hay đói bụng thế à?

– Cam đoan khỏi mà!

Bác Cả Khang liếc nhìn thằng Thuyên một cái, rồi quay lại, tiếp tục câu chuyện với mọi người:

– Cụ Ba đến là khôn! Giá cụ ta không đem thằng cháu ra thú thì cả nhà mất đầu hết. Nay thì được bao nhiêu là bạc! Còn cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thứ gì hết. Nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc!

Một anh chàng trạc hơn hai mươi tuổi ngồi dãy bàn sau, nghe nói, tức máu:

– Ái chà chà! Ghê nhỉ!

– Anh phải biết, lão Nghĩa mắt cá chép đến lân la hỏi dò hắn thì hắn bắt chuyện ngay. Hắn nói: Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta. Thử nghĩ xem, nói thế mà nói được. Lão Nghĩa mắt cá chép cũng biết nhà hắn chỉ có mụ mẹ già, nhưng không ngờ hắn lại nghèo gặm không ra đến như thế, đã tức anh ách rồi, thế mà hắn lại vuốt râu cọp, nên lão ta liền đánh cho hai bạt tai.

Cậu Năm Gù ngồi ở góc tường, nghe nói, thú quá:

– Lão Nghĩa là tay võ rất cừ, hai cái tát ấy cũng đủ cho hắn ta xài đấy nhỉ!

– Cái thằng khốn nạn! Đánh, có sợ đâu! Lại còn nói: Thật đáng thương hại, thật đáng thương hại!

Người râu hoa râm nói:

– Đánh cái đồ ấy, thương hại cái gì?

Bác Cả Khang tỏ vẻ khinh bỉ, cười nhạt:

– Ông chưa nghe ra, xem bộ hắn lúc đó, thì hắn muốn nói: đáng thương hại, là lão Nghĩa đáng thương hại kia!

Mặt ai nấy bỗng ngơ ngác. Không ai nói gì cả.

Thằng Thuyên đã ăn cơm xong, mồ hôi ướt đầm, trên đầu hơi bốc phừng phừng.

Người râu hoa râm bỗng vỡ nhẽ, nói:

– Lão Nghĩa mà đáng thương hại à? Điên! Hắn điên thật rồi!

Anh chàng hai mươi tuổi cũng vỡ nhẽ:

– Điên thật!

Khách trong quán lại nhao nhao lên, nói nói cười cười.

Thằng Thuyên cũng thừa dịp ho rũ rượi. Bác Cả Khang chạy lại, vỗ vai, nói:

– Thuyên à! Cam đoan thế nào mày cũng khỏi. Mày đừng ho như thế. Cam đoan thế nào cũng khỏi.

Cậu Năm Gù gật gù nói:

– Điên thật rồi!

IV

Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mà thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.

Tiết Thanh minh năm ấy, trời lạnh lắm. Những cây dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo. Trời vừa rạng đã thấy bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp, bên phải đường mòn, một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, rồi khóc một hồi. Đốt xong thếp vàng giấy, bà ta ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ như đang chờ đợi cái gì. Chính bà ta cũng chẳng biết bà ta chờ đợi cái gì nữa. Gió hiu hiu thổi vào mớ tóc cắt ngắn của bà ta, so với năm ngoái chắc là bạc nhiều lắm rồi.

Lại một người đàn bà khác đang đi dọc đường mòn, tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ tròn sơn đỏ, cũ nát, phía ngoài giắt thếp vàng giấy, cứ đi ba bước, lại đứng dừng lại. Chợt thấy bà Hoa ngồi bệt giữa đất đang nhìn mình thì bà kia ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ, nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái đường mòn, đặt chiếc giỏ xuống.

Nấm mộ này với nấm mộ thằng Thuyên nằm cùng một hàng, chỉ cách con đường mòn ở giữa. Thấy bà kia cũng bày ra một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, đứng khóc một hồi, rồi đốt vàng, thì bà Hoa trong bụng nghĩ thầm: “Chắc cũng là con chết!”. Bà kia nhìn vơ vẩn xung quanh một lát, bỗng tay chân hơi run lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng, ngơ ngác.

Thấy thế, bà Hoa sợ bà kia thương con quá phát điên chăng, không cầm lòng đậu, bèn đứng dậy, bước sang bên kia đường mòn, khẽ nói:

– Bà ơi! Thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!

Bà kia hơi gật đầu, nhưng mắt vẫn trừng trừng rồi ấp úng nói khe khẽ:

– Kìa,… bà trông kia kìa, cái gì thế này?

Bà Hoa nhìn theo ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt, cỏ chưa xanh khắp còn loang lổ từng mẩu đất vàng khè, rất khó coi; lại nhìn kĩ phía trên, bất giác giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum.

Cả hai bà, mắt mờ từ lâu rồi, nhưng nhìn những cánh hoa trắng hoa hồng kia thì còn thấy rõ. Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề. Bà Hoa vội nhìn về phía mộ con mình và những nấm mộ khác xung quanh, chỉ thấy lác đác vài nụ hoa không sợ lạnh, bé tí, trắng trắng, xanh xanh. Bà ta bỗng thấy lòng trống trải, không thoả, nhưng rồi cũng không muốn suy nghĩ thêm. Bà kia bước lại gần mộ con, nhìn kĩ một lượt, rồi nói một mình: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!… Thế này là thế nào?”. Nghĩ rồi lại nghĩ, bỗng nước mắt trào ra, bà ta khóc to:

– Du ơi! Oan con lắm, Du ơi! Chắc con không quên được, con đau lòng lắm cho nên con hiển hiện lên để cho mẹ biết, phải không con?

Bà ta nhìn xung quanh, chỉ thấy một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá. Rồi lại khóc tiếp:

– Mẹ biết rồi! Du ơi! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi! Con nhắm mắt thế cũng yên lòng. Nếu hồn con quả thật đang ở đây nghe lời mẹ nói thì con ứng vào con quạ kia, đến đậu vào nấm mộ con cho mẹ xem, con ơi!

Gió đã tắt. Những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như những sợi dây đồng. Một tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không trung, nhỏ dần nhỏ dần, rồi tắt hẳn. Xung quanh vắng lặng như tờ. Hai bà già đứng giữa đám cỏ khô, ngước mắt nhìn con quạ. Con quạ vẫn đậu trên cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt.

Một lúc lâu, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già người trẻ thấp thoáng giữa các nấm mộ.

Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh nặng. Bà ta nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:

– Ta về đi thôi!

Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi cũng chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình:

– Thế là thế nào nhỉ?

Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng “Cờ…oạ” rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xoè đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.

Tháng 4 năm 1919

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/truyen-ngan-thuoc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp