Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện – Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 22

0
59
Rate this post

Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

Tác dụng nhiệt của dòng điện

Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

Ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện:

– Chế tạo bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

– Chế tạo cầu chì sử dụng khi dùng điện, nó tự động ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn về điện.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

Tác dụng phát sáng của dòng điện

Dòng điện đi qua một số vật dẫn đặc biệt thì phát sáng, ta nói dòng điện có tác dụng phát sáng.

Ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện:

Dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện người ta chế tạo nhiều loại đèn điện như:

– Đèn điot phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

+ Ưu điểm: Rẻ, bền, tiêu tốn ít điện năng

+ Dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như ở ổ cắm, tivi, máy tính, ổn áp, nồi cơm điện, điện thoại di động…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

– Đèn sợi đốt: Khi dòng điện qua dây tóc, dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

– Đèn ống: Có chất bột phát quang phủ bên trong thành ống. Khi dòng điện chạy qua, chất bột này phát sáng nên đèn nóng lên rất ít và tiêu thụ điện ít hơn so với đèn có dây tóc.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

– Đèn trong bút thử điện

Trong bóng đèn bút thử điện có chứa khí nêôn. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng (bóng đèn nóng lên không đáng kể).

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 22

Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 22

Bài C1 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.

Lời giải:

Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là, lò nướng, lò sưởi điện, máy sấy tóc, mỏ hàn điện, ấm điện, chăn điện, máy dán hay ép plastic (chất dẻo) ,…

Bài C2 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1 và tìm hiểu các nội dung sau đây:

Bài C2 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

a. Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác nhận điều đó?

b. Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?

c. Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500oC.

Bảng bên cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?

Bài C2 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

Lời giải:

a. Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên.

Để biết bóng đèn có nóng lên hay không ta có thể dùng nhiệt kế dùng cảm giác của bàn tay hay dùng một mảnh khăn ẩm… để kiểm tra.

b. Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

c. Do dây vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn có nhiệt độ nóng chảy 3370oC lớn hơn nhiệt độ nóng để phát sáng của bóng đèn nên dây tóc bóng đèn không bị nóng chảy khi đèn phát sáng.

Bài C3 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

Quan sát thí nghiệm của giáo viên được bố trí như hình 22.2 và hãy cho biết:

Bài C3 (trang 60 SGK Vật Lý 7)

a. Có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy khi giáo viên đóng công tắc?

b. Từ quan sát trên, hãy cho biết dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt AB.

Lời giải:

a. Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống (cũng có thể bị nám đen).

b. Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị cháy đứt.

Kết luận:

Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.

Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.

Bài C4 (trang 61 SGK Vật Lý 7)

Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì trong một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện, dây dẫn có thể nóng lên trên 327oC. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đọạn dây chì và với mạch điện?

Lời giải:

– Đồng và chì đều dẫn điện, nên dòng điện đi qua đoạn dây chì nối với dây đồng.

– Do tác dụng nhiệt của dòng điện → dây đồng lẫn dây chì đều bị nóng. Khi đoạn dây nóng đến 327oC (bằng nhiệt độ nóng chảy của chì) dây chì bị đứt làm ngắt mạch điện.

Bài C5 (trang 61 SGK Vật Lý 7)

Trong bóng đèn bút thử điện (hình 22.3) có chứa một chất (khí nêon). Hãy quan sát bóng đèn này và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó.

Bài C5 (trang 61 SGK Vật Lý 7)

Lời giải:

Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện không tiếp xúc nhau (hở).

Bài C6 (trang 61 SGK Vật Lý 7)

Hãy quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng và trả lời câu hỏi sau đây:

Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng?

Lời giải:

Bóng đèn bút thử điện sáng, chứng tỏ có dòng điện đi qua lớp khí nêôn giữa hai đầu dây bên trong bóng đèn.

Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

Bài C7 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

Đảo ngược hai đầu dây đèn, nhận xét xem khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn?

Lời giải:

Khi hai đầu dây của đèn điốt phát quang được nối với hai cực của nguồn điện và đang sáng, nếu đảo hai đầu dây của đèn đi ốt ta thấy đèn không sáng.

Qua quan sát nhận thấy đèn đi ốt phát quang chỉ sáng khi dòng điện đi vào bản cực nhỏ của đèn, nghĩa là khi mắc đèn điốt phát quang vào mạch điện thì cần nối bản cực nhỏ của đèn với cực dương của nguồn điện và bản kim loại lớn hơn được nối với cực âm.

Kết luận: Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.

Bài C8 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

Dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt trong các dụng cụ nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?

A. Bóng đèn bút chì thử điện.

B. Đèn điốt phát quang

C. Quạt điện.

D. Đồng hồ dùng pin.

E. Không có trường hợp nào.

Lời giải:

Dòng điện đều gây tác dụng nhiệt nhiều hay ít trên các thiết bị dùng điện. ⇒ Chọn phương án E

Bài C9 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 22.5, nguồn điện là một chiếc pin với các cực dương (+) và cực âm (-) chưa biết. Hãy nêu cách làm khi sử dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.

Bài C9 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

Lời giải:

Cách 1: Nối bản kim loại của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K.

+ Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện và dòng điện trong mạch có chiều như hình vẽ:

Bài C9 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

+ Nếu đèn LED không sáng thì A là cực âm, B là cực dương của nguồn điện

Cách 2: Nối bản kim loại của đèn LED với cực B của nguồn điện và đóng công tắc K.

+ Nếu đèn LED sáng thì cực B là cực dương của nguồn điện và dòng điện trong mạch có chiều như hình vẽ:

Bài C9 (trang 62 SGK Vật Lý 7)

+ Nếu đèn LED không sáng thì B là cực âm, A là cực dương của nguồn điện.

Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 22 (có đáp án)

Bài 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn chỉ nóng lên .

B. Bóng đèn chỉ phát sáng.

C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.

D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Lời giải

Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên ⇒ Đáp án C

Bài 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Lời giải

Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện

⇒ Đáp án C

Bài 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

A. Máy bơm nước chạy điện

B. Công tắc

D. Dây dẫn điện ở gia đình

D. Đèn báo của tivi

Lời giải

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo của tivi khi chúng hoạt động bình thường ⇒ Đáp án D

Bài 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh

B. Đèn điot phát quang

C. Bóng đèn xe gắn máy

D. Bóng đèn pin

Lời giải

Đèn điot phát quang phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí ⇒ Đáp án B

Bài 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Nồi cơm điện

B. Quạt điện

C. Máy thu hình (tivi)

D. Máy bơm nước

Lời giải

Tác dụng nhiệt của dòng điện trong nồi cơm điện là có lợi ⇒ Đáp án A

Bài 6: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

A. Bóng đèn dây tóc.

B. Bàn là.

C. Cầu chì.

D. Bóng đèn của bút thử điện.

Lời giải

Hoạt động của bóng đèn của bút thử điện chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí

⇒ Đáp án D

Bài 7: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng phát sáng.

C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.

D. Một tác dụng khác.

Lời giải

Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ⇒ Đáp án A

Bài 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

A. Thanh nung của nồi cơm điện

B. Rađiô (máy thu thanh)

C. Điôt phát quang (đèn LED)

D. Ruột ấm điện

Lời giải

Dòng điện chạy qua điôt phát quang (đèn LED) khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ⇒ Đáp án C

Bài 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.

B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.

C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

Lời giải

Chỉ có bóng đèn sợi đốt phát sáng do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao ⇒ Đáp án A

Bài 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bàn là điện

B. Máy sấy tóc

C. Đèn LED

D. Ấm điện đang đun nước

Lời giải

Hoạt động của đèn LED không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ⇒ Đáp án C

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 7

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-7-bai-22-tac-dung-nhiet-va-tac-dung-phat-sang-cua-dong-dien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp