Vật Lí 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxo – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 17

0
61
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxo được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 17

Nội dung định luật

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

– Hệ thức của định luật: Q = I2.R.t

Trong đó: R là điện trở của vật dẫn (Ω)

I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A)

t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s)

Q là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn (J)

Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn

Áp dụng định luật Jun – Len – xơ: Q = I2.R.t

Hay Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 17

Tính công suất tỏa nhiệt của dây dẫn

Áp dụng công thức:Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 17

Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (J)

t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn (s)

P là công suất tỏa nhiệt của dây dẫn (W)

Phương trình cân bằng nhiệt

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu

Trong đó Qtỏa là nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn

Qthu là nhiệt lượng thu vào

Lưu ý: Trong trường hợp điện trở của dây dẫn là điện trở thuần thì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng. Khi đó Q = A.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 17

Bài 1 (trang 47 SGK Vật Lý 9)

Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A

a. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 s

b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25o C thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để lun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K.

c. Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1 kWh.h là 700 đồng

Tóm tắt:

R = 80Ω; I = 2,5A

a) Q = ?

b) V = 1,5 lít ↔ m = 1,5kg; t0º = 25ºC, nước sôi: to = 100ºC, c = 4200J/kg.K, t = 20 phút = 1200s;

Hiệu suất H = ?

c) t = 3.30 = 90h; 700đ/kW.h; tiền = ?đồng

Lời giải:

a) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 giây là:

Q = R.I2 .t1 = 80.(2,5)2.1 = 500J

b) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:

Qích = Qi = m.c.Δt = 1,5.4200.(100º – 25º) = 472500J

Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là:

Qtp = R.I2 .t = 80.(2,5)2.1200 = 600000J

Hiệu suất của bếp là:

Bài 1 (trang 47 SGK Vật Lý 9)

c) Điện năng sử dụng trong 30 ngày là:

A = P.t = I2.R. t = (2,5)2 .80.90h = 45000W.h = 45kW.h

Tiền điện phải trả là:

Tiền = 700.45 = 31500 đồng

Bài 2 (trang 48 SGK Vật Lý 9)

Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích.

a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

b. Tính nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó.

c. Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.

Tóm tắt:

Uđm = 220V; Pđm = 1000W = 1kW; U = 220V; T0 = 20ºC, nước sôi T = 100ºC

Hiệu suất H = 90%

a) c = 4200 J/kg.K; Qi = ?

b) Qấm = Q = ?

c) t = ?

Lời giải:

a) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên là:

Q1 = c.m.(T – T0) = 4200.2.(100 – 20) = 672000 (J)

b) Hiệu suất của bếp:Bài 2 (trang 47 SGK Vật Lý 9)

Nhiệt lượng mà ấm điện đã tỏa ra khi đó là:

Bài 2 (trang 47 SGK Vật Lý 9)

c) Từ công thức: Qtp = A = P.t

→ Thời gian đun sôi lượng nước:

Bài 2 (trang 47 SGK Vật Lý 9)

Bài 3 (trang 48 SGK Vật Lý 9)

Đường dây dẫn từ mạng điện chung tới một gia đình có chiều dài tổng cộng là 40m và có lõi bằng đồng với tiết diện là 0,5 mm2. Hiệu điện thế ở cuối đường dây (tại nhà) là 220V. Gia đình này sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là 165W trung bình 3 giờ mỗi ngày. Biêt điện trở suất của đồng là l,7.10-8Ωm.a. Tính điện trở của toàn bộ đường dây dẫn từ mạng điên chung tới gia đình.

b. Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn khi sử dụng công suất đã cho trên đây

c. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn này trong 30 ngày theo đơn vị kW.h

Tóm tắt:

l = 40m; S = 0,5mm2 = 0,5.10-6m2, U = 220V; P = 165W; t = 3h = 3.3600 = 10800s; ρ = l,7.10-8Ωm

a) R = ?

b) I = ?

c) t’ = 3.30 = 90h = 90.3600 = 324000 s; Qn = ? kW.h

Lời giải:

a) Điện trở của toàn bộ đường dây dẫn là:

Giải bài tập Vật Lý 9 | Để học tốt Vật Lý 9
b) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là: I = P/U = 165/220 = 0,75A

c) Công suất tỏa ra trên dây dẫn là: Pnh = I2.R = 0,752.1,36 = 0,765W

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là:

Qnh = Pnh.t = 0,765.324000 = 247860 J ≈ 0,07kW.h.

(vì 1kW.h = 1000W.3600s = 3600000J)

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 17 (có đáp án)

Câu 1: Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở có mối quan hệ với các điện trở đó như thế nào?

A. Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

B. Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

C. Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

D. Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

R1 và R2 mắc nối tiếp nên dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ I.

Kí hiệu nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Q1 và Q2

Ta có: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

→ Đáp án A

Câu 2: Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn? Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6 Ω .m và điện trở suất của sắt là 12.10-8 Ω .m

A. Dây nikêlin tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn

B. Dây sắt tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn

C. Hai dây tỏa nhiệt lượng bằng nhau

D. Cả ba đáp án đều sai

Ta có:

Điện trở của dây Nikêlin là: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Điện trở của dây sắt là: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Rvà Rmắc nối tiếp nên dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ I.

Kí hiệu nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Qvà Q.

Ta có:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp ánMà R> R⇒ Q> Q1

→ Đáp án B

Câu 3: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp điện có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 200 trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K

A. 84,8 %

B. 40%

C. 42,5%

D. 21,25%

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:

Qtp = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000 J

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước này là:

Q1 = c.m(t2 – t1) = 4200.2.80 = 672000 J

Hiệu suất của bếp là:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

→ Đáp án A

Câu 4: Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.

A. 30 phút 45 giây

B. 44 phút 20 giây

C. 50 phút 55 giây

D. 55 phút 55 giây

Thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C làVật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

→ Đáp án C

Câu 5: Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V – 880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày.

A. 4,92 kW.h

B. 3,52 kW.h

C. 3,24 kW.h

D. 2,56 kW.h

Điện trở của dây nung:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp ánCường độ dòng điện chạy qua nó: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Nhiệt lượng tỏa ra của lò sưởi:

Q = U.I.t = 220.4.4.3600 = 12672000 J = 3,52 kW.h

→ Đáp án B

Câu 6: Một ấm điện có ghi 220V – 1200W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 2,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường. Tính thời gian đun sôi nước.

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2,5 lít nước (tương ứng với 2,5 kg nước) là:

Q = m.c.(t2 – t1) = 2,5.4200.(100 – 20) = 840000 J

Vì bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa vào môi trường nên nhiệt lượng Q chính là công A của dòng điện.

Ta có: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Câu 7: Dây điện trở của một bếp điện làm bằng nicrom có điện trở suất 1,1.10-6 Ω m, chiều dài 4,5m, tiết diện 0,05 mm2.

a) Tính điện trở của dây.

b) Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Hãy tính công suất của bếp điện từ đó suy ra nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 30 phút.

a) Điện trở: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

b) Công suất của bếp:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 30 phút:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Câu 8: Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ t = 200C. Để đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18.103 J/kg.độ, hiệu suất của bếp H = 80%.

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước:

Q1 = m.c.(t2 – t1)

Nhiệt lượng có ích do bếp cung cấp trong thời gian t:

Q2 = H.P.t

Trong đó P là công suất của bếp, H là hiệu suất

Ta có phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2

⇒ m.c.(t2 – t1) = H.P.t

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Vậy phải dùng bếp điện có công suất là 697W

Câu 9: Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây dẫn bằng nikelin dài 3m có tiết diện 1 mm2 và dây kia bằng sắt dài 8m có tiết diện 0,5 mm2. Hỏi khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa nhiều nhiệt lượng hơn?

Điện trở của dây nikelin:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Điện trở của dây sắt:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Trong cùng thời gian t, nhiệt lượng tỏa ra trên các điện trở là:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp ánTa có tỉ số: Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Vậy Q2 = 1,6.Q1

Câu 10: Một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C. Hiệu suất của quá trình đun là 85%.

a) Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

b) Mỗi ngày đun sôi 4 lít nước bằng bếp trên thì trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun này? Cho biết giá điện là 700 đồng/kW.h.

a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước (ứng với 2kg nước) là:

Q1 = m.c.(t2 – t1) = 2.4200.(100 – 25) = 630000 J

Nhiệt lượng do bếp tỏa ra:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Thời gian đun nước:

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

b) Để đun sôi 4 lít nước cần nhiệt lượng:

Q’ = 741176,5.2 = 1482352,9 J

Điện năng do bếp tiêu thụ trong một tháng:

Q = 30.Q’ = 30.1482352,9 = 44470588,2 J = 12,35 kW.h

Tiền điện phải trả: T = 700.12,35 = 8645 đồng

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxo do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxo. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-17-bai-tap-van-dung-dinh-luat-jun-lenxo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp