Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 2

0
55
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2

Điện trở của dây dẫn

a) Xác định thương số Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2 đối với mỗi dây dẫn

– Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2 có giá trị không đổi.

– Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2 có giá trị khác nhau.

b) Điện trở

– Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

– Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)

Các đơn vị khác:

+ Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000

+ Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000

– Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2

– Công thức xác định điện trở dây dẫn:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2

Trong đó: R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

Định luật Ôm

– Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

– Hệ thức biểu diễn định luật:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2

Trong đó: R là điện trở (Ω)

U là hiệu điện thế (V)

I là cường độ dòng điện (A)

Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Thiết lập mạch điện như hình vẽ.

– Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.

– Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.

– Tính Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2 ta xác định được giá trị R cần tìm.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 2

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 2

Bài C1 (trang 7 SGK Vật Lý 9)

Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

Lời giải:

Dựa vào bảng số liệu thí nghiệm, tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở rồi so sánh.

Bảng 1

Bài C1 (trang 7 SGK Vật Lý 9)

Bảng 2

Bài C1 (trang 7 SGK Vật Lý 9)

Bài C2 (trang 7 SGK Vật Lý 9)

Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.

Lời giải:

+ Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.

+ Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương sô U/I sẽ khác nhau nếu 2 dây khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

Bài C3 (trang 8 SGK Vật Lý 9)

Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Tóm tắt:

R = 12Ω

I = 0,5A

Hỏi U = ?

Lời giải:

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 12.0,5 = 6V

Bài C4 (trang 8 SGK Vật Lý 9)

Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Tóm tắt:

U1 = U= U

R2 = 3R1

Hỏi I1; Icường độ nào lớn hơn?

Lời giải:

Bài C4 (trang 8 SGK Vật Lý 9)

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 2 có đáp án

Bài 1: Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Lời giải

Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây

Đáp án: C

Bài 2: Biểu thức đúng của định luật Ohm là:

1

Lời giải

Biểu thức của định luật Ôm:  1

Đáp án: B

Bài 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Lời giải

Ta có:

Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây  1

=> khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Đáp án: D

Bài 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ

C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Lời giải

Ta có: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên hệ với nhau qua biểu thức:  1

R là hằng số => đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng giống đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Đáp án: A

Bài 5: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.

B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.

C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.

D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Lời giải

Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn.

=> khi hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 1,2 lần

Đáp án: D

Bài 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 1,5A

B. 2A

C. 3A

D. 1A

Lời giải

Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.

Áp dụng biểu thức định luật Ôm: 1  ta có:

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 1  thì

1

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 1 , khi đó

1

Đáp án: B

Bài 7: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây

C. Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Lời giải

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Đáp án: A

Bài 8: Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

Lời giải

Ta có: điện trở của dây dẫn được xác định:  1

Điện trở, R là xác định với mỗi dây dẫn nó không phụ thuộc vào hiệu điện thế hay cường độ dòng điện

Biểu thức rút ra từ định luật Ôm: 1  chỉ là biểu thức tính toán về mặt toán học

Đáp án: C

Bài 9: Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm  (Ω)

B. Oát (W)

C. Ampe (A)

D. Vôn (V)

Lời giải

Ta có:

– Ôm (Ω) : đơn vị đo của điện trở

– Oát (W) : đơn vị đo của công suất

– Ampe (A) : đơn vị đo của cường độ dòng điện

– Vôn (V): đơn vị đo của hiệu điện thế

Đáp án: A

Bài 10: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω)  là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:

A. 3,6V

B. 36V

C. 0,1V

D. 10V

Lời giải

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở:  1

Đáp án: A

Bài 11: Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ) thì cường độ dòng điện qua nó là:

A. 36A

B. 4A

C. 2,5A

D. 0,25A

Lời giải

Cường độ dòng điện qua dây dẫn:  1

Đáp án: D

Bài 12: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:

A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ

B. 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω

C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ

D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ

Lời giải

Ta có:  1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω ta suy ra:

A – sai

B – đúng

C – sai

D – sai

Đáp án: B

Bài 13: Đặt một hiệu điện thế (U = 12V) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu tăng hiệu điện thế lên (1,5 ) lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A

B. 1A

C. 0,5A

D. 0,25A

Lời giải

+ Cách 1: (Suy luận mối quan hệ giữa I và U)

Ta có, cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.

Khi hiệu điện thế U1 = 12V thì cường độ dòng điện là I1 = 2A

=> khi tăng hiệu điện thế lên 1,5

lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên

1,5 → I2 = 1,5I1 = 1,5.2 = 3A

+ Cách 2: (Vận dụng biểu thức)

Ta có:  1

+ Khi U = U1 = 12V thì 1

+ Khi U = U2 = 1,5U1 = 1,5.12 = 18V thì 1

Ta có điện trở của dây dẫn R không thay đổi

Lấy 1 ta được: 1

⇒I2 = 1,5I1 = 1,5.2 = 3A

Đáp án: A

Bài 14: Đặt vào hai đầu một điện trở (R) một hiệu điện thế (U = 12V), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là (1,2A ). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là (0,8A ) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:

A. 4,0

B. 4,5

C. 5,0

D. 5,5

Lời giải

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có:  1

+ Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn

I′ = 0,8A, ta suy ra điện trở khi đó:  1

=> Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω

Đáp án: C

Bài 15: Khi đặt hiệu điện thế (4,5V ) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ (0,3A ). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm (3V ) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

A. 0,2A

B. 0,5A

C. 0,9A

D. 0,6A

Lời giải

+ Khi  1

+ Khi tăng cho hiệu điện thế thêm  1

Khi đó, cường độ dòng điện:  1

Đáp án: B

Bài 16: Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1; R2 trong hình sau:

1

Điện trở R1; R2 có giá trị là:

A. R1 = 5Ω; R2 = 20Ω

B. R1 = 10Ω; R2 = 5Ω

C. R1 = 5Ω; R2 = 10Ω

D. R1 = 20Ω; R2 = 5Ω

Lời giải

+ Từ đồ thị, ta chọn điểm nằm trên đồ thị sao cho có thể xác định được hiệu điện thế và cường độ dòng điện một cách dễ dàng.

Chọn điểm:  1 và  1

1

+ Theo định luật Ôm, ta có:  1

Ta suy ra:  1

Đáp án: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-2-dien-tro-cua-day-dan-dinh-luat-om/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp