Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 47

0
65
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47

Cấu tạo của máy ảnh

Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh một vật mà ta muốn chụp trên một phim.

Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ, trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47

Trong các máy ảnh kĩ thuật số hiện nay, tấm cảm biến thay cho phim, lưu hình ảnh vào các thẻ nhớ trong máy.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47

Ảnh của một vật trên phim

Ảnh của vật trên phim luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47

Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.

Cách vẽ ảnh của một vật trên phim

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên cách vẽ ảnh của vật cũng giống như vẽ ảnh trong thấu kính hội tụ.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47

Cách xác định khoảng cách từ vật kính đến phim (từ thấu kính đến ảnh) hay từ vật đến vật kính hay tiêu cự của vật kính.

– Vẽ ảnh của vật qua máy ảnh.

– Dựa vào tính chất của tam giác đồng dạng để tính khoảng cách từ vật kính đến phim

Dựa vào công thức của thấu kính Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 47 để tính khoảng cách từ vật kính đến phim. Lưu ý f và d’ luôn mang dấu (+) vì ảnh luôn là ảnh thật.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 47

Bài C1 (trang 126 SGK Vật Lý 9)

Ảnh của vật trên tấm kính mờ (đóng vai trò của phim) là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật? To hay nhỏ hơn vật?

Lời giải:

Ảnh của vật trên tấm kính là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Bài C2 (trang 126 SGK Vật Lý 9)

Hiện tượng nào em quan sát được chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ?

Lời giải:

Hiện tượng thu được ảnh trên phim chứng tỏ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. Ảnh thu được trên phim là ảnh thật. Còn thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo.

Bài C3 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Vẽ ảnh của một vật có dạng một đoạn thẳng, đặt vuông góc với trục chính của vật kính (hình 47.4). Trong hình này: AB là vật, O là quang tâm của vật kính, PQ là vị trí đặt màn hứng ảnh, khoảng cách từ vật đến vật kính là 2m, từ màn hứng ảnh đến vật kính là 5cm. Hình vẽ không cần đúng tỉ lệ.

Bài C3 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Ta có thể vẽ ảnh của vật AB như sau: (hình 47.4a)

Bài C3 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

– Kẻ tia sáng từ B qua quang tâm O truyền thẳng tới cắt phim PQ tại ảnh B’ của B.

– Từ B kẻ tia BI song song với trục chính cho tia ló IB’. Tia ló này cắt trục chính tại tiêu điểm F’.

– Hạ B’ vuông góc với trục chính thì A’B’ là ảnh của AB tạo bởi vật kính.

Bài C4 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Dựa vào hình vẽ trong C3 hãy tính tỉ số giữa chiều cao của ảnh với chiều cao của vật và để khẳng định những nhận xét của em trong Cl.

Lời giải:

ΔA’B’O ~ ΔABO nên tỉ số giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật là:

Bài C4 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Vậy ảnh trên phim nhỏ hơn vật.

Bài C6 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Một người cao l,6m được chụp ảnh và đứng cách vật kính của máy ảnh là 3m. Phim cách vật kính 6cm. Hỏi người ấy trên phim cao bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

Ký hiệu người là AB, ảnh của người trên phim là A’B’, vật kính máy ảnh đặt tại O. Ta có: AO = 3m = 300cm; A’O = 6cm; AB = 1,6m = 160cm.

Bài C6 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Xét cặp tam giác ΔA’B’O ~ ΔABO nên ta có: Bài C6 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

⇒ Chiều cao của người đó trên phim là:

Bài C6 (trang 127 SGK Vật Lý 9)

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 47 có đáp án

Bài 1: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Lời giải

Ảnh trên màn hứng của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.

Đáp án: B

Bài 2: Vật kính của máy ảnh sử dụng

A. thấu kính hội tụ

B. thấu kính phân kỳ

C. gương phẳng

D. gương cầu

Lời giải

Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

Đáp án: A

Bài 3: Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí

A. nằm sát vật kính.

B. nằm trên vật kính.

C. nằm trên phim.

D. nằm sau phim.

Lời giải

Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim

Đáp án: C

Bài 4: Phim trong máy ảnh có chức năng

A. tạo ra ảnh thật của vật.

B. tạo ra ảnh ảo của vật.

C. ghi lại ảnh ảo của vật.

D. ghi lại ảnh thật của vật.

Lời giải

Phim trong máy ảnh có chức năng ghi lại ảnh thật của vật

Đáp án: D

Bài 5: Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Lời giải

Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.

Đáp án: C

Bài 6: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Lời giải

Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. Điều chỉnh bằng cách xoay hoặc dịch ống kính. (tùy loại máy)

Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.

Đáp án: B

Bài 7: Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho

A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.

B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.

C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.

D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.

Lời giải

Ta có: Vật ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật có vị trí d′=OF′ nằm ở tiêu điểm ảnh của vật kính

=> Cần điều chỉnh vật kính sao cho tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim

Đáp án: C

Bài 8: Máy ảnh gồm các bộ phận:

A. Buồng tối, kính màu, chỗ đặt phim.

B. Buồng tối, vật kính, chỗ đặt phim.

C. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim.

D. Vật kính, kính màu, chỗ đặt phim, buồng tối.

Lời giải

Cấu tạo máy ảnh gồm hai bộ phận chính: vật kính và buồng tối.

Ngoài ra trong máy ảnh còn có cửa điều chỉnh độ sáng và cửa sập, chỗ đặt phim.

Đáp án: D

Bài 9: Bộ phận quang học của máy ảnh là:

A. Vật kính

B. Phim

C. Buồng tối

D. Bộ phận đo độ sáng

Lời giải

Ta có, vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

=> Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính

Đáp án: A

Bài 10: Một máy ảnh có thể không cần bộ phận

A. buồng tối, phim

B. buồng tối, vật kính

C. bộ phận đo độ sáng

D. vật kính

Lời giải

Máy ảnh gồm hai bộ phận chính là: vật kính và buồng tối và một máy ảnh không thể không cần hai bộ phận này.

Đáp án: C

Bài 11: Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì

A. ảnh to dần

B. ảnh nhỏ dần

C. ảnh không thay đổi về kích thước

D. ảnh không thay đổi vị trí so với vật kính

Lời giải

Ta có: Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to

=> Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì ảnh to dần

Đáp án: A

Bài 12: Buồng tối của máy ảnh có chức năng

A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.

B. không cho ánh sáng lọt vào máy.

C. ghi lại ảnh của vật.

D. tạo ảnh thật của vật.

Lời giải

Buồng tối của máy ảnh có chức năng không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền vào  tác động lên phim và để tạo khoảng cách thích hợp từ vật kính tới phim

Đáp án: B

Bài 13: Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là:

A. 1cm

B. 1,5cm

C. 2cm

D. 2,5cm

Lời giải

Ta có:

h=1,5m

d=6m

d′=4cm=0,04m

Lại có:

1

Đáp án: A

Bài 14: Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

A. 2,0m

B. 7,2m

C. 8,0m

D. 9,0m

Lời giải

Ta có:

h=4m

h′=2cm=0,02m

d′=4,5cm=0,045m

Lại có:

1

Đáp án: D

Bài 15: Gọi f là tiêu cự vật kính của máy ảnh. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho:

A. d<f

B. d=f

C. f<d<2f

D. d>2f

Lời giải

Ta có:

+ Ảnh trên màn hứng của máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.

+ Muốn vật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật

=> Vật phải đặt trước thấu kính đoạn:d>2f

Đáp án: D

Bài 16: Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 2m. Hỏi ảnh của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? Biết người ấy cao 1,5m, phim cách vật kính 5cm.

A. 0,6cm

B. 3,75cm

C. 60cm

D. Một kết quả khác

Lời giải

Ta có:

d=2m

d′=5cm

h=1,5m

Lại có:

1

Đáp án: B

Bài 17: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật vuông góc với trục chính của vật kính. Gọi khoảng cách từ vật đến vật kính và từ vật kính đến phim lần lượt là 4,5m và 9cm, độ cao của vật và ảnh lần lượt là h và h’. Hệ thức nào sau đây là đúng?

1

Lời giải

Ta có:

d=4,5m

d′=9cm=0,09m

Lại có:

1

Đáp án: C

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự tạo ảnh trong máy ảnh. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-47-su-tao-anh-trong-may-anh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp