Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 56

0
45
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Tác dụng nhiệt của ánh sáng

– Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Ở ngoài trời nắng, người cảm thấy nóng bức

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Ở ngoài trời nắng, số chỉ của nhiệt kế tăng

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Vào mùa hè, băng tan chảy

– Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.

– Ứng dụng: Làm muối, phơi quần áo, phơi lúa…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Tác dụng sinh học của ánh sáng

Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng. Trong tác dụng này năng lượng ánh sáng đã biến thành một số dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 56

Nơi đủ ánh sáng thì cây phát triển tốt, nơi thiếu ánh sáng cây phát triển kém

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Trẻ nhỏ có thời gian ở ngoài trời nhiều hơn, có sức khỏe và đề kháng tốt hơn

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Thắp đèn vào ban đêm để kích thích cây ra trái nghịch mùa

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Ánh nắng thích hợp giúp phát triển xương

Vật Lí lớp 9 |   Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Hoa hướng dương thường ngả về phía Mặt Trời

Tác dụng quang điện của ánh sáng

Một số thiết bị có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó (gọi là pin quang điện). Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 56

Bài C1 (trang 146 SGK Vật Lý 9)

Hãy nêu một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm nóng các vật đó lên.

Lời giải:

Ví dụ về một số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào mọi vật sẽ làm cho các vật đó nóng lên: Phơi các vật ngoài nắng thì các vật đó sẽ nóng lên; khi chạy điện ở bệnh viện, ta chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ bị chiếu sáng sẽ nóng lên.

Bài C2 (trang 146 SGK Vật Lý 9)

Hãy kể một số công việc trong đó người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng để phục vụ đời sống hoặc sản xuất.

Lời giải:

Phơi khô các vật, làm muối, sưởi nắng,…

Bài C3 (trang 147 SGK Vật Lý 9)

Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của tấm kim loại trong hai trường hợp (bảng 1 SGK) và rút ra kết luận về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật màu đen và màu trắng.

Lời giải:

Trong cùng một thời gian, với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng một nhiệt độ chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng. Điều đó có nghĩa là, trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn màu trắng.

Bài C4 (trang 147 SGK Vật Lý 9)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối.

Lời giải:

Các cây cối thường ngã hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời để thực hiện quang hợp hiệu quả hơn.

Bài C5 (trang 147 SGK Vật Lý 9)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cơ thể người.

Lời giải:

Cho trẻ nhỏ tắm nắng sẽ tốt cho sức khỏe. Vì ánh sáng mặt trời có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D, ngăn ngừa bị còi xương.

Bài C6 (trang 147 SGK Vật Lý 9)

Hãy kể ra một số dụng cụ chạy bằng pin mặt trời mà em biết. Mô tả hình dạng bên ngoài của một pin Mặt Trời và cách làm cho nó hoạt động.

Lời giải:

– Một số dụng cụ chạy bằng pin mặt trời như máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy bay…

Bài C6 (trang 147 SGK Vật Lý 9)Giải bài tập Vật Lý 9 | Để học tốt Vật Lý 9Bài C6 (trang 147 SGK Vật Lý 9)

– Pin mặt trời là những tấm bán dẫn điện như Silic (Si), germani (Ge)…, có thể rất nhỏ, cũng có thể rất lớn. Khi được chiếu sáng pin có khả năng biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng qua việc làm giải phóng nhiều điện tử trong lòng chất bán dẫn và cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị sử dụng điện bên ngoài.

Bài C7 (trang 148 SGK Vật Lý 9)

Muốn cho pin phát điện thì phải có điều kiện gì?

Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không? Như vậy pin hoạt động được có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng hay không?

Lời giải:

– Muốn cho pin phát điện, phải chiếu ánh sáng vào pin.

– Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể. Do đó, pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng

Bài C8 (trang 148 SGK Vật Lý 9)

Tương truyền rằng Ac-si-mét đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xi-ra-quy-xơ, quê hương của ông. Ác-si-mét đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng mặt trời.

Lời giải:

Ác-si-mét đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.

Bài C9 (trang 148 SGK Vật Lý 9)

Bố mẹ thường khuyên con cái thỉnh thoảng phải ra ngoài nắng để cho cơ thể được cứng cáp, khỏe mạnh. Bố mẹ định nói đến tác dụng gì của ánh sáng mặt trời?

Lời giải:

Muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời.

Bài C10 (trang 148 SGK Vật Lý 9)

Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng?

Lời giải:

Về mùa đông nên mặt quần áo màu tốì vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. Về mùa hè, trái lại, nên mặc quần áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 56 có đáp án

Bài 1: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang điện

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh học

Lời giải

Ta có: Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện

=> Tác dụng từ không phải do ánh sáng gây ra

Đáp án: C

Bài 2: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng

B. nhiệt năng

C. cơ năng

D. hóa năng

Lời giải

Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành nhiệt năng

Đáp án: B

Bài 3: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.

D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.

Lời giải

Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.

=> Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng

Đáp án: B

Bài 4: Chọn phương án sai. Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

A. Phơi quần áo, phơi thóc

B. Làm muối

C. Sưởi ấm về mùa đông

D. Quang hợp của cây

Lời giải

A, B, C – là các việc ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng

D – sử dụng tác dụng sinh học của ánh sáng

Đáp án: D

Bài 5: Công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm

B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động

Lời giải

Việc phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to là sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng

Đáp án: C

Bài 6: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Lời giải

Hiện tượng: Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng.

Đáp án: D

Bài 7: Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?

A. Nhiệt và sinh học

B. Nhiệt và quang điện

C. Sinh học và quang điện

D. Chỉ gẩy ra tác dụng nhiệt

Lời giải

Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.

Đáp án: A

Bài 8: Trong tác dụng sinh học của ánh sáng. Năng lượng ánh sáng đã biến thành:

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng cần thiết

D. Cơ năng

Lời giải

Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.

Đáp án: C

Bài 9: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng Mặt Trời?

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt

B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học

C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học

D. Đối với người già thì sử dụng tác sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt

Lời giải

Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em thì cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học của ánh nắng Mặt Trời

Đáp án: B

Bài 10: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành:

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng điện

D. Cơ năng

Lời giải

Trong tác dụng quang điện của ánh sáng, năng lượng ánh sáng đã biến thành năng lượng lượng điện

Đáp án: C

Bài 11: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?

A. Chỉ gây tác dụng nhiệt

B. Chỉ gây tác dụng quang điện

C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện

D. Không gây ra tác dụng nào cả

Lời giải

Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện

Đáp án: C

Bài 12: Trong tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện của ánh sáng thì có những biến đổi năng lượng nào?

1

A. A

B. B

C. C

D. D

Lời giải

Ta có:

+ Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt là quang năng thành nhiệt năng

+ Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng quang điện là quang năng thành điện năng

Đáp án: B

Bài 13: Ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B để hoàn thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng

1

A. a→3,b→4,c→1,d→2

B. a→1,b→3,c→2,d→4

C. a→2,b→3,c→4,d→1

D. a→4,b→1,c→2,d→3

Lời giải

Nội dung mỗi cột được ghép tương ứng là:

+ Trong các tác dụng của ánh sáng thì quang năng được biến thành các dạng năng lượng khác

+ Trong các tác dụng nhiệt của ánh sáng thì quang năng được biến thành nhiệt năng

+ Trong tác dụng sinh học của ánh sáng thì quang năng được biến thành năng lượng cần thiết cho các quá trình biến đổi trong thực vật và động vật

+ Trong tác dụng quang điện của ánh sáng thì quang năng được biến thành điện năng

Đáp án: A

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Các tác dụng của ánh sáng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bạn đang xem: Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 56

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-56-cac-tac-dung-cua-anh-sang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp