2 Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết

0
812
4/5 - (1 bình chọn)

2 Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết được tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 2 bộ đề Vịnh khoa thi Hương đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) – Đề số 1

Anh/ chị hãy đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1. Nêu chủ đề của bài thơ?

Lời giải:

Chủ đề bài thơ: Nhũng cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt của thứ văn hóa lai căng (lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.

Câu 2. Từ “lẫn” ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải:

Từ “lẫn” trong câu thơ phản ánh tình trạng lộn xộn, bát nháo ở trường thi – nơi vốn được coi là điển hình của sự tôn nghiêm.

Câu 3. Tìm và phân tích giá trị biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5 – 6)

Lời giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt, vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.

Câu 4. Theo anh/chị, tại sao khi quan tâm đến “cảnh nước nhà”, nhà thơ lại bắt đầu từ “nhân tài đất Bắc”?

Lời giải:

Sở dĩ Trần Tế Xương nhắc tới nhân tài đất BẮc là vì các cuộc thi được mở ra với mục đích tìm kiếm nhân tài cho đất nước nhưng cảnh thi cử lộn xộn, bát nháo như thế này thì không thể tìm được nhân tài. Câu thơ vừa có màu sắc trào phúng (châm biếm, chua chát) vừa đậm chất trữ tình (đau xót). Cũng có thể hiểu đó là tiếng gọi, là lời thức tỉnh của nhà thơ đối với những nhân tài đất Bắc thực sự: hãy làm gì đó để mà thay đổi “cảnh nước nhà.

Câu 5. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Văn bản viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 6. Bài vịnh sử dung biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Lời giải:

Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng bài vịnh là đảo ngữ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm ọe quan trường miệng thét loa/ Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến/Váy lê quét đất, mụ đầm ra”

Tác dụng: nhấn mạnh, châm biếm sự lố bịch của một kì thi trang trọng và sự mục nát của xã hội lúc bấy giờ khi quan lại chỉ mải vơ vét của dân để làm giàu, làm đẹp cho bản thân mà không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và phát triển nước nhà.

Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) – Đề số 2

Anh/ chị hãy đọc bài thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

Nhà nước ba năm mở hội khoa

Trường Nam thì lẫn với trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Âm ọe quan trường miệng thét loa

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương)

Câu 1. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Lời giải:

Nội dung chính của bài thơ: Thái độ và tâm sự của tác giả trước cảnh thi cử buổi đầu chế độ thuộc địa nửa phong kiến

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong 2 câu thơ sau?

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đấy mụ đầm ra

Lời giải:

Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự chấm biếm về cảnh thi cử đáng ra phải trang nghiêm mà lại nhốn nháo không khác gì trò hề

Câu 3. Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối?

Lời giải:

Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội – mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

Câu 4. Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh khoa thi hương”?

Lời giải:

Bối cảnh giao tiếp rộng: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX

Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự

Câu 5. Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?

Lời giải:

Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có những điểm đặc biệt sau:

  • Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ, trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi ở Hà Nội
  • Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình

Câu 6. Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?

Lời giải:

– Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.

– Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo

Câu 7. Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?

Lời giải:

– Đối: Lọng cắm rợp trời >< váy lê que đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra

– Tác dụng: Tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương, hình thức.

Câu 8. Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.

Lời giải:

Học sinh cần nêu được nội dung sau:

– Hai câu kết, tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.

– Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.

Bài mẫu:

Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội – mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

Đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương – Đề Trắc Nghiệm

Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Song thất lục bát.

Câu 2: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của tác giả nào sau đây?

A. Nguyễn Khuyến

B. Nguyễn Trãi

C. Trần Tế Xương

D. Phan Bội Châu

Câu 3: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài nào?

A. Chiến tranh

B. Thiên nhiên

C. Tình bằng hữu

D. Thi cử

Câu 4: Sự xuất hiện của những nhân vật nào làm cho trường thi trở nên lố bịch nhất?

A. Sĩ tử và quan trường

B. Quán sứ và bà đầm

C. Quan sứ và quan trường

D. Quan trường và bà đầm

Câu 5: Hai câu thơ cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” mang giọng điệu gì?

A. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

B. Giọng điệu trữ tình: buồn tủi thống thiết

C. Giọng điệu trữ tình xen lẫn trào phúng.

D. Giọng điệu đả kích sâu cay.

Câu 6: Khoa thi mà tác giả đề cập trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là khoa nào và năm nào?

A. Khoa Tân Mùi (1871)

B. Khoa Mậu Tí (1888)

C. Khoa Đinh Dậu (1897)

D. Khoa Tân Sửu (190D

Câu 7: Trần Tế Xương viết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” với dụng ý gì?

A. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kỳ thi này khoa Đinh Dậu (1897).

B. Ca ngợi tính ưu việt trong cách chọn nhân tài của triều đình nhà Nguyễn.

C. Vẽ nên một bức tranh bát nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước hiện thực đảo điên.

D. Cảm thương cho buổi “chợ chiều” của nền Nho học Việt Nam.

Câu 8: Bài thơ Nôm – Đường luật “Vịnh khoa thi Hương” được viết bằng thể thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn trường thiên

D. Ngũ ngôn bát cú.

Câu 9: “Trường Nam” và “trường Hà” ở câu “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là nói đến những trường nào sau đây?

A. Quảng Nam – Hà Tây

B. Nam Kì – Hà Nội

C. Nam Định – Hà Nội

D. Hà Bắc – Quảng Nam

Câu 10: Kỳ thi Hương – Khoa Đinh Dậu (1897) được Trần Tế Xương viết trong bài “Vịnh khoa thi Hương” diễn ra ở đâu?

A. Hà Nội

B. Nam Kì

C. Nam Định

D. Hà Tây

Câu 11: Cảnh trường thi như thế nào qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

A. Thật bát nháo, kì quặc và ô hợp.

B. Thật tưng bừng sinh động.

C Thật căng thẳng và hồi hộp.

D. Thật quy mô và nghiêm túc.

Câu 12: Trong bài “Vịnh khoa thi Hương”, những nhân vật nào xuất hiện trong hai câu thơ này “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến; Váy lê quét đất mụ đầm ra”?

A. Sĩ tử và quan trường.

B. Quan trường và quan sứ

C. Quan sứ và bà đầm

D. Quan trường và bà đầm

Câu 13: Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?

A. Cường điệu

B. So sánh

C. Phép đối

D. Đảo ngữ

Câu 14: Thái độ và tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trước cảnh trường thi trong bài “Vịnh khoa thi Hương”.

A. Vui mừng và tự hào

B. Chán ngán, xót xa, đau đớn.

C. Tiếc nuối, bâng khuâng

D. Phẫn uất, ngậm ngùi

Câu 15: Trong thời kỳ tác giả sinh sống, Kì thi Hương được tổ chức định kì

A. 5 năm/ lần

B. 2 năm / lần

C. 3 năm/ lần

D. 4 năm/ lần

Câu 16: Vì sao kì thi này phải tổ chức thi chung ở trường Nam?

A. Do trường Nam tổ chức tốt hơn.

B. Do trường Hà không tổ chức thi.

C. Do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường Hà bị bãi bỏ, các sĩ tử phải thi ở trường Nam.

D. Cả nước chỉ có một trường duy nhất là trường Nam

Câu 17: Giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?

A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo Lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.

D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Câu 18: Giá trị tư tưởng thể hiện ở hai câu cuối “Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” là gì?

A. muốn nhắc nhở với những người dự thi về hoàn cảnh đất nước.

B. muốn đánh thức ý thức dân tộc trong mỗi người, nhất là những người tài.

C. muốn khơi gợi tình yêu dân tộc trong mỗi người, nhất là người tài.

D. muốn nhấn mạnh tình yêu nước với mỗi thí sinh dự thi.

Đôi nét về tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

1. Tác giả

– Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương.

– Quê quán: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

– Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân:

+ Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).

+ Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm).

+ Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.

– Ông có khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,…

– Một số tác phẩm như:Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,…

– Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

– Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.

– Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Vịnh khoa thi Hương còn có tên gọi khác Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, được sáng tác năm 1897.

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

d. Bố cục: 4 phần

– Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu.

– Bốn câu thơ tiếp: Thực cảnh trường thi.

– Hai câu thơ cuối: Thái độ, tâm trạng của tác giả.

e. Giá trị nội dung: Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

f. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật đối, đảo ngữ.

– Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Vịnh Khoa thi Hương

Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (chú ý phân tích từ “lẫn”).

Lời giải:

Hai câu thơ đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi: Cứ ba năm lại mở một kì thi để chọn nhân tài giúp ích cho đất nước.

Điểm khác thường: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Từ “lẫn” : Lẫn lộn, diễn tả sự ô hợp, nhố nhăng, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử thời bấy giờ.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (chú ý các từ “lôi thôi”, “ậm ọe”, với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường). Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Lời giải:

Hình ảnh:

  • Sĩ tử: Lôi thôi, vai đeo lọ ⇒ dáng vè luộm thuộm, nhếch nhác
  • Quan trường: Ậm ọe, miệng thét loa ⇒ cố ra oai.

Nghệ thuật:

  • Sử dụng từ láy tượng hình và tượng thanh: Ậm ọe, lôi thôi.
  • Phép đối: Lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường
  • Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”
  • Hình ảnh cảnh trường thi lúc này láo nháo, lộn xộn cho thấy sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở 2 câu thơ 5 và 6?

Lời giải:

Hình ảnh quan sứ, bà đầm cho thấy sự mục ruỗng của chế độ thi cử lúc bấy giờ. Bởi đây là một cuộc thi chọn lựa nhân tài cho đất nước lại xuất hiện sự có mặt của bọn ngoại bang đến như kiểu đi xem hát.

Phép đối ở 2 câu thơ 5 và 6: “Lọng cắm rợp trời” >< “váy lê quét đất” tạo ra sự trào phúng chua xót: Lọng là vật che đầu cho vua lại được đem đối với váy lê quét đất của bà đầm.

=> Sự nhục nhã, xót xa.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Lời giải:

Hai câu thơ cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.

  • Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.
  • Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

*****************

Trên đây là 2 Đề đọc hiểu Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương) có đáp án chi tiết cùng những câu hỏi trắc nghiệm, tự luận được thầy cô biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doc-hieu-vinh-khoa-thi-huong-tran-te-xuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp