1 inch bằng bao nhiêu cm? Cách quy đổi nhanh nhất

0
132
Rate this post

Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp khá nhiều những vấn đề liên quan tới đơn vị inch. Tuy nhiên, nhiều người không biết thực chất inch là gì và làm thế nào để quy đổi ra những đơn vị dễ hiểu như cm, m hay mm. Dưới đây, THPT Thành Phố Sóc Trăng sẽ giải thích rõ cho bạn khái niệm inch cũng như 1 inch bằng bao nhiêu cm, mm, m cho các bạn dễ hình dung..

1. Inch là gì?

Một inch là bao nhiêu cm? Đồ công nghệ nào đo bằng inch?

Inch là tên của một đơn vị chiều dài trong một số hệ thống đo lường khác nhau, bao gồm Hệ đo lường Anh và Hệ đo lường Mỹ. Inch là một trong những đơn vị đo lường được sử dụng chủ yếu ở Mỹ, Anh, Canada…. Tại Việt Nam, chiều cao của một người thường được đo và tính theo đơn vị m hay cm nhưng ở các nước trên thì tính bằng feet và inch.

2. 1 inch bằng bao nhiêu cm?

Theo quy ước quốc tế, 1 inch = 2.54cm = 25.4 mm. Từ công thức này các bạn có thể dễ dàng tính được 5 inch, 9 inch, 24 inch, 45 inch,… bằng bao nhiêu cm, mm. Ví dụ:

  • 13 inch bằng bao nhiêu cm, mm: 13 inch = 2.54 x 13 = 33.02 cm = 330.2 mm
  • Quy đổi 16 inch ra cm, mm: 16 inch = 2.54 x 16 = 40.64 cm = 406.4 mm
  • 19 inch bằng bao nhiêu cm: 19 inch= 2.54 x 19 = 48,26 cm = 482,6 mm
  • Cách quy đổi 27 inch ra cm, mm: 27 inch = 2.54 x 27 = 68.58 cm = 685.8 mm
  • 35 inch bằng bao nhiêu cm, mm: 35 inch = 2.54 x 35 = 88.9 cm = 889 mm

1 feet bằng bao nhiêu cm

3. Cách đổi inch ra cm nhanh nhất

Sử dụng Google để đổi inch sang cm

Nếu bạn đang cần đổi inch ra mm hay cm nhanh chóng mà không không nhớ công thức quy đổi thì bạn có thể dùng cách đổi inch ra cm bằng Google Search. Cách làm như sau:

  • Trước tiên bạn cần truy cập trình duyệt web, có thể dùng laptop, PC hoặc điện thoại di động có kết nối với internet.
  • Gõ theo từ khóa bạn muốn đổi là “1 inch to mm” hay “1 inch to cm” hoặc “24 inch to cm”…, con số có thể theo ý muốn của bạn. Lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị kết quả theo tìm kiếm của bạn.

Sử dụng công cụ ConvertWorl

Để thực hiện cách đổi từ inch ra cm bằng công cụ ConvertWorl bạn thực hiện như sau:

  • Truy cập vào trang chủ ConvertWorl theo đường link: https://www.convertworld.com/vi/
  • Chọn mục Kích thước, Chiều dài
  • Lựa chọn đơn vị mà bạn ban đầu là inch và đơn vị muốn chuyển đổi là cm.

Nguồn gốc lịch sử của inch

Theo nghĩa nguyên thủy của từ “inch”, có vẻ như inch là đơn vị đo phái xuất từ foot, nhưng nó chỉ có lý vào thời đại La tinh và La Mã. Trong tiếng Anh, có những bản ghi chép về những định nghĩa chính xác cho chiều dài của một inch (trong khi định nghĩa cho chiều dài của một foot hầu như chỉ là truyền miệng), do đó nó cho thấy foot sau đó mới được định nghĩa bằng 12 lần chiều dài này. Ví dụ, tiếng Anh cổ ynche được định nghĩa (bởi Vua David I của Scotland vào khoảng năm 1150) bằng chiều rộng của ngón trỏ của một người đàn ông bình thường ở gốc móng tay, thậm chí còn yêu cầu tính giá trị trung bình số đo từ một người đàn ông to con, trung bình và nhỏ con. Để giải thích cho chiều dài lớn hơn mà sau này gọi là một inch, người ta đã cố gắng móc nối nó với khoảng cách giữa đầu ngón cái và đốt thứ nhất của ngón cái, nhưng nó có thể chỉ là phỏng đoán.

Có những ghi chép về một đơn vị đã được dùng vào khoảng năm 1000 CN (cả Laws of Æthelbert và Laws of Ælfred). Một đơn vị chiều dài Anglo-Saxon là barleycorn. Sau năm 1066, 3 barleycorn bằng với 1 inch; hiện giờ vẫn chưa rõ đơn vị nào là đơn vị gốc và đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất.

Một nguồn tài liệu nói rằng inch có lúc đã được định nghĩa theo yard, là khoảng cách giữa mũi và ngón cái của vua Henry I của Anh. Điều này có vẻ không đúng vì Henry được sinh ra vào năm 1068.

Trước khi có sự hiện diện của inch quốc tế, Vương quốc Anh và Bắc Ireland và những nước khác trong Khối Thịnh vượng chung Anh đã định nghĩa inch theo [[Hệ đo lường Đế chế#Đơn vị chiều dài|Yard Chuẩn Đế chế]]. Hoa Kỳ và Canada, mỗi nước lại có một định nghĩa khác nhau về inch của mỗi nước, định nghĩa theo hệ mét. Inch của Canada được định nghĩa bằng với 25,4 milimét.

Đơn vị inch được sử dụng để đo gì?

Inch là một đơn vị được nhiều hãng điện tử sử dụng để đo kích thước màn hình của các sản phẩm công nghệ như tivi, laptop, điện thoại… gồm nhiều số đo khác nhau.

Ví dụ như các sản phẩm tivi sẽ có kích thước như 32 inch, 40 inch hay 49 inch. Còn với laptop sẽ có nhiều cỡ như 13 inch, 14 inch, 15 inch hay thậm chí 16 inch.

Thông qua đơn vị đo inch sẽ giúp khách hàng biết được kích thước sản phẩm là bao nhiêu, to hay nhỏ. Từ đó, giúp họ lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.

Lý do Mỹ không dùng hệ đo lường bằng mét như các nước khác

Nếu là một người hay xem phim Hollywood hoặc đọc tin tức quốc tế, bạn sẽ để ý thấy một vài quốc gia, mà đại diện là Mỹ, lại sử dụng một hệ đo lường khác biệt hẳn với phần còn lại của thế giới.

Cụ thể, Mỹ đang sử dụng đơn vị dặm, feet, pound, inch v.v… thay vì km, m, kg (hệ đo lường quốc tế SI) quen thuộc với chúng ta. Điều này có thể thấy rõ trên các bản tin tài chính kinh doanh, bạn sẽ nghe thấy nhà đài thông báo giá 1 “gallon” dầu hiện giờ là bao nhiêu, hay giá 1 “ounce” vàng đang thay đổi thế nào mà không phải lít dầu hay kg vàng.

Có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này, nhưng có một nguyên nhân thú vị mà không phải ai cũng biết đã ngăn Mỹ không thể áp dụng hệ đo lường mét, đó là bởi một vụ cướp biển vào năm 1794.

Bạn đang xem: 1 inch bằng bao nhiêu cm? Cách quy đổi nhanh nhất

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1793, khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu nhận thấy nhu cầu tìm kiếm một hệ đo lường thống nhất để các sử dụng trên toàn quốc gia mình, bởi khi đó các bang tại Mỹ mỗi nơi lại áp dụng một hệ đo lường khác nhau, gây nhiều khó khăn cho giao thương buôn bán và tính toán chung. Ví dụ như New York dùng hệ đo lường của Hà Lan, trong khi New England lại dùng hệ đo lường Anh.

Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ lúc bây giờ, ông Thomas Jefferson, đã tìm hiểu về một hệ thống đo lường mới của Pháp và cho rằng, đây chính là thứ mà nước Mỹ cần. Tuy nhiên, ông phải có đủ lập luận khoa học thì mới thuyết phục được Quốc Hội chấp nhận chuyển sang hệ đo lường Pháp.

Vì vậy, Jefferson đã gửi thư cho những người bạn của mình ở Pháp và đề nghị cử một nhà khoa học có tên Joseph Dombey sang Mỹ để ký một thỏa thuận nông nghiệp, nhưng quan trọng hơn, Jefferson cũng nhờ Dombey đem theo những ống trụ bằng đồng với một tay cầm nhỏ trên đầu.

Những ống trụ này thực chất được sử dụng để làm chuẩn đo lường cân nặng và chiều dài, là một phần của hệ thống đo lường trọng lượng đang phát triển tại Pháp đương thời, hay còn được gọi là hệ mét đang phổ biến ở thời hiện đại bây giờ. Trọng lượng và chiều dài của chúng tương đương với 1 kg và 1 mét.

Nhà khoa học Joseph Dombey nhanh chóng bắt đầu hành trình và mang theo sứ mệnh quan trọng. Tuy nhiên khi băng qua Đại Tây Dương, con tàu của Dombey đã gặp bão lớn, bị đẩy xa về phía Nam ở vùng biển Caribbean, một khu vực mà ai cũng biết có rất nhiều hoạt động của cướp biển diễn ra thời bấy giờ (qua phim Cướp biển vùng Caribbean).

Keith Martin, đại diện đến từ Viện tiêu chuẩn và Kỹ thuật Hoa Kỳ chia sẻ về sự kiện lịch sử này:

“Những tên cướp biển đó chính là những tàu tư nhân đến từ Anh. Về cơ bản, chúng là tội phạm đã được chính phủ ngầm hỗ trợ và giao cho nhiệm vụ quấy rối đường vận chuyển hàng hóa của kẻ thù”.

Tàu của Dombey đã bị cướp biển chiếm đóng, chúng dự tính nhốt tù ông trên hòn đảo Montserrat để làm con tin và tìm kiếm tiền chuộc. Nhưng thật không may, Dombey đã tử nạn trong khi bị hải tặc bắt.

Còn món đồ quan trọng tượng trưng cho hệ mét thì sao? Cướp biển sau đó đã mang chúng đi bán đấu giá cùng một vài món đồ quý giá trên tàu. Cuối cùng, nó đã đến tay của một nhà khảo sát đất đai tại Mỹ ở thời điểm đó tên là Andrew Ellicott. Món đồ được truyền lại trong gia đình Ellicott cho đến năm 1952, khi Andrew Ellicott Douglas, một nhà thiên văn học, đã giao nó cho cơ quan tiền thân của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Hoa Kỳ ngày nay.

Rất thú vị phải không? Và đây cũng chính là một trong những lý do chủ yếu giải thích vì sao nước Mỹ ngày nay lại không dùng hệ mét làm đơn vị đo lường. Trong cuốn sách “Measuring America”, tác giả Andro Linklater cũng đã chỉ ra cơ hội ngàn vàng mà Mỹ đã đánh mất cùng chuyến hành trình của Dombey như sau:

“Hai vật thể được làm bằng đồng này rất dễ để sao chép để gửi đến mọi tiểu bang của Hoa Kỳ ở thời đó… và ngày nay, nước Mỹ đã có thể không phải là một trong những quốc gia cuối cùng không sử dụng hệ mét”.

Các loại thước đo độ dài phổ biến hiện nay

Sau khi đã nắm rõ 1cm bằng bao nhiêu mm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại thước đo độ dài đang được sử dụng hiện nay. Thước đo là công cụ đo lường tiêu chuẩn, thường được sử dụng để xác định khoảng cách giữa hai vật bất kỳ trong đời sống.

Tùy theo thiết kế mà chúng ta có thể sử dụng thước đo độ dài để tìm ra khoảng cách với các giá trị đơn vị đo tương ứng như centimet, kilomet, mét, milimet,… Có rất loại thước đo khác nhau, nhưng điểm chung của vật liệu này là thiết kế nhỏ gọn, độ bền cao và dễ dàng sử dụng. Một số loại thước đo thông dụng có thể kể đến như:

  • Thước đo mét: Đây là loại thước thường được dùng để xác định chiều dài, độ dày hoặc đường kính của một vật thể với độ chính xác lên tới hàng milimet. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể chọn cho mình những chiếc thước có độ chia phù hợp. Loại thước đo này có rất nhiều hình thức thể hiện như thước nhựa thẳng, thước gỗ, thước lá thép, thước vải cuộn,…
  • Thước đo trên điện thoại: Không cần chuẩn bị những chiếc thước phức tạp, cồng kềnh, mọi người chỉ cần sử dụng một chiếc smartphone là có thể tiến hành đo lường chiều dài của vật liệu mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Để sử dụng được loại thước này thì các bạn cần tải và cài đặt app đo chiều dài như measure, take measure,… để có thể sử dụng.
  • Thước đo mm điện tử: Đây là loại máy đo khoảng cách thường được sử dụng trong các ngành trắc địa và nghiên cứu thiết kế cầu đường, giúp tăng độ chính xác tối đa trong quá trình thực hiện. Loại thước này sử dụng công nghệ hiện đại tích hợp với ánh sáng laser, đảm bảo xác định khoảng cách theo đường thẳng chuẩn xác nhất. Loại thước này thường dùng trong phạm vi hẹp và trường hợp yêu cầu độ chính xác cao.
  • Thước kẻ điện tử: Đây là loại thước đo có khả năng đo lường và xác định khoảng cách ở phạm vi rộng nhất hiện nay. Ứng dụng chính của thước điện tử là đo khoảng cách, độ nghiêng, chiều dài vật thể lớn trong mọi chiều không gian mà không gặp bất cứ giới hạn nào. Ưu điểm vượt trội của thước kẻ điện tử là khả năng tính toán chuẩn xác và hạn chế sai số ở mức nhỏ nhất.

Video về inch

Kết luận

Những thông tin trên hy vọng đã giúp cho các bạn biết được 1 inch bằng bao nhiêu cm. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ ngay với bạn bè nhé. Xin cảm ơn!

 

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/1-inch-bang-bao-nhieu-cm-cach-quy-doi-nhanh-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp