2 Đề đọc hiểu Cỏ Dại (Xuân Quỳnh) có đáp án được tổng hợp từ các bài thi kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện thật tốt trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Cỏ Dại đọc hiểu dưới đây, các em sẽ đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới.
Cỏ Dại là một bài thơ đậm chất trữ tình của nữ thi sĩ nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ mượn hình ảnh của những cây cỏ dại để nói về sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi xót thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ.
Đọc hiểu Cỏ Dại (Xuân Quỳnh) – Đề số 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Cỏ Dại (Xuân Quỳnh) chi tiết có đáp án
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Trích Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Lời giải:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?
Lời giải:
Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen như: Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương, ngọn cỏ.
Câu 3. Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?
Lời giải:
Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo tôi tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật ngọn cỏ nhiều nhất. Ngọn cỏ dù nhỏ bé, nhưng có sức sống, chịu đựng dẻo dai phi thường, tác giả sử dụng hình ảnh: Ngọn cỏ để ca ngợi, đề cao những con người lao động không ngừng nghỉ.
Câu 4. Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.
Lời giải:
Cảm nghĩ về quê hương:
– Quê hương là nơi ta được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành gắn liền với câu hát ru của mẹ.
– Quê hương gắn liền với những hình ảnh: Đồng lúa, cánh cò, dòng sông tuy dân dã, mộc mạc, giản đơn nhưng chứa chan tình yêu thương của cha mẹ, tình nghĩa xóm giềng.
– Người nông dân giàu ý chí, nghị lực, cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó lao động miệt mài không quản ngại gian nan, vất vả, nắng mưa, ngày đêm.
– Quê hương là nơi ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc giản đơn, tình yêu thương, sự hy sinh to lớn của gia đình.
Câu 5. Nội dung chính của bài thơ là gì?.
Lời giải:
Bài thơ viết về những cây cỏ dại gần gũi, quen thuộc nơi quê hương, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ.
Đọc hiểu Cỏ Dại (Xuân Quỳnh) trắc nghiệm – Đề số 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
[..]
(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..
(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do
Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:
A. Cả bài thơ
B. Khổ 1
C. Khổ 3
D. Khổ 1 và 3
Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?
A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..
Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?
A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây – Một làn khói, một mùi hương trong gió.
A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.
Câu 6. Hình ảnh “cỏ dại” trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.
Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:
A. Chủ thể trữ tình – tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.
Lời giải:
Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:
– Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;
– Số câu thơ không hạn định.
– Cách gieo vần tự do..
Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 – 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?
Lời giải:
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ:
Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn – Tiếng đàn như cỏ mọc hoang..
Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?
Lời giải:
Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:
– Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.
– Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.
– Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.
Cảm nhận về bài thơ Cỏ Dại
Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người lính. Hình ảnh: Cỏ dại, lúa, dòng sông, ngọn núi, rừng cây.. Tất cả hình ảnh trên gợi nhớ quê hương đậm tình. Dù mang trọng trách trên vai nhưng người lính vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi đã dưỡng dục sinh thành. Sau chiến tranh người ta mất mọi thứ ngoại trừ đất và cỏ. Cỏ mang sức sống mãnh liệt, không ai có thể hủy diệt được. Tác giả mượn hình ảnh cỏ để nói lên tâm tư, tình cảm dành cho những con người tuy bề ngoài nhỏ bé nhưng ý chí, nghị lực phi thường. Chỉ có sức mạnh nội tại mới vượt qua tất cả. Những khó khăn, gian nan, vất vả hôm nay sẽ không là gì nếu như ta không ngừng cố gắng, nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn. Cỏ có mặt khắp mọi nơi, ý chí sinh tồn hơn bất kì loài cây gì. Hình ảnh cỏ trở nên đẹp hơn khi tác giả mượn hình ảnh để nói về người lính.
****************
Trên đây là 2 dề đọc hiểu Cỏ Dại (Xuân Quỳnh) thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp