3 Đề đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt có đầy đủ đáp án chi tiết được tổng hợp từ các đề thi Ngữ Văn trên toàn quốc. Hy vọng với 3 đề Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt đọc hiểu dưới đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi sắp tới.
Đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt – Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.
(Phong cách sống của người đời,Nhà báo Trường Giang)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, Vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?
Lời giải:
Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là: có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”.
Lời giải:
a. Biện pháp tu từ: ẩn dụ: “vầng trăng”- mặt tốt của con người, “mây đen”- mặt xấu của con người.
b. Phép đối: “vầng trăng” đối lập với “mây đen”.
– Tác dụng: giúp cho lời diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm, cụ thể, ấn tượng hơn. Đồng thời nhấn mạnh vào tính tốt xấu của con người, qua đó thể hiện cái nhìn toàn diện khi đánh giá con người của người viết.
Câu 4. Theo anh/chị, việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen thể hiện trong văn bản có tác dụng gì?
Lời giải:
Việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng :
– Giúp con người tìm thấy điểm yếu của bản thân và cải thiện chúng nhằm đem lại cho mình sức mạnh thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống; giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn và con người sẽ nhận ra rằng, dù khó khăn thế nào thì vẫn sẽ có cách để thành công.
– Giúp con người vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm những điều chưa bao giờ dám nghĩ. Thay vì luôn e sợ và quẩn quanh với những điều quen thuộc thì giờ đây, con người có thể suy nghĩ đến những cảnh tượng mới mẻ hơn và tốt đẹp hơn.
Câu 5. Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi anh/chị suy nghĩ gì?
Lời giải:
Lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả gợi suy nghĩ:
– Học sinh tóm lược lại lời khuyên về người tốt và người xấu của tác giả thể hiện trong văn bản: Người tốt cũng có lúc mắc sai lầm biến thành người xấu; còn người xấu nếu tìm hiểu kĩ, họ vẫn có không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn;
– Nêu suy nghĩ bản thân: Khi đã thành người tốt, càng phải giữ vững và phát huy những điều tốt đẹp, không rơi vào tự cao, tự mãn. Khi lỡ làm điều sai lầm, rơi vào cái xấu, cần phải tìm cách sửa chữa cái sai kịp thời, đừng nên tự ti, mặc cảm tội lỗi.
Câu 6. Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống.
Lời giải:
Bài mẫu 1:
Ai đó đã nói rằng: “Sự khác biệt giữa những người thành công và người thất bại không phải là sức mạnh kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là sự phấn đấu.” Vậy thế nào là phấn đấu? Phấn đấu chính là “mỗi ngày một khó khăn nhưng mỗi năm lại dễ dàng.” Trong cuộc sống, nếu ta không ngừng phấn đấu, có chí tiến thủ thì sẽ giúp ta rèn luyện được sự bền bỉ, gắng sức đạt tới mục tiêu mà mình đề ra. Sự phấn đấu không ngừng còn giúp ta trở nên năng động hơn, cần cù hơn, không chỉ có được thành công trong học tập, công việc mà còn ở nhiều lĩnh vực khác bởi lẽ: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” nên cũng “không có cái lợi nào xa xôi với những kẻ biết phấn đấu và nỗ lực”. Chưa dừng lại ở đó, sự phấn đấu còn tạo nên tinh thần sức mạnh để chiến thắng chính bản thân, xóa tan mây đen để hiện ra vầng trăng sáng ngời. Như Dolly Parton đã từng nói: “Muốn thấy cầu vồng phải chấp nhận đi qua cơn mưa”, cũng như chúng ta nếu muốn thành công phải chấp nhận thử thách, nhưng để vượt qua thử thách thì lại cần tới sự nỗ lực. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn để thấy rằng sự phấn đấu không ngừng là cần thiết, phải biết phấn đấu hết mình để biến hoài bão thành hiện thực. Hãy nhớ rằng: “Bạn sẽ khó có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó.”
Bài mẫu 2:
Trong cuộc sống của chúng ta, không có gì là dễ dàng cả, nếu cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ thì thành công sẽ dễ dàng đến với chúng ta. Sự phấn đấu không ngừng nghỉ ấy chính là ý chí, nghị lực của con người khi muốn đạt được thành công hay điều ta mong muốn. Sự phấn đấu không ngững nghỉ đến từ sâu trong tâm trí ta vì mong muốn, ước muốn đạt được thành công hay điều gì đó. Những người biết phấn đấu ấy là những người không sợ khó khăn, thất bại mà vẫn tiếp tục đứng vững trên con đường đời này. Họ đứng lên trên thất bại, lấy nó làm động lực để cố gắng tiếp tục con đường tới đỉnh vinh quang của mình. Không phải ai cũng có sự phấn đấu to lớn ấy cả mà nó bắt nguồn từ sự rèn luyện khổ cực trong cuộc sống. Họ không ngừng nỗ lực vươn lên vì họ không sợ khó khăn, họ tin tưởng vào bản thân mình và nâng cao tinh thần đạt được điều mà mình mong muốn. Không bao giờ hạ thấp hay tự ti về bản thân mình mà hãy cố gắng, tự tin lên thì sự nỗ lực phấn đấu của chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng.
Bài mẫu 3:
Cuộc sống của chúng rất muôn màu, muôn vẻ nhưng cũng có nhiều chông gai và thử thách. Nó giống như con đường vậy, chẳng bao giờ thẳng. Thử hỏi, nếu khó khăn có thể xuất hiện với ta bất cứ lúc nào thì điều chúng ta cần ở đây là gì, đó chẳng phải là sự phấn đấu không ngừng của con người trong cuộc sống. Bởi vì sao, chẳng có việc gì dễ dàng cả, nếu làm việc gì cũng suôn sẻ thì ai cũng thành công hết rồi. Sự cố gắng lúc nào cũng rất cần thiết! Bởi khi bạn cố gắng chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng với nổ lực. Khi bạn nỗ lực không ngừng bạn sẽ có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng những thứ bạn đã đặt ra, hay thứ bạn mơ ước. Hãy nổ lực không ngừng để chứng tỏ bản thân, để khẳng định vị trí của mình. Ngoài đạt được sự thành công, bạn còn được người người ngưỡng mộ, yêu quý. Hãy lấy đó làm động lực để có gắng mỗi ngày! Và luôn nhớ mọi sự phấn đấu đều có ý nghĩa trong cuộc sống này.
Đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt – Đề số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.
(Phong cách sống của người đời,Nhà báo Trường Giang)
Câu 1. Nội dung chính của văn bản?
Lời giải:
Nội dung chính của văn bản: Hãy luôn phấn đấu thành người tốt, người hoàn hảo.
Câu 2. Hình ảnh vầng trăng và đám mây đen trong câu ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen ẩn dụ cho điều gì?
Lời giải:
– Vầng trăng ẩn dụ cho hào quang, ánh sáng => mặt tốt
– Mây đen ẩn dụ cho điều tốt tăm , xám xịt => mặt xấu
=> Ai cũng cũng có mặt xấu và mặt tốt.
Câu 3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp từ đó xác định kiểu câu của câu văn sau: Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ ko biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Lời giải:
Có 2 vế :
Vế 1: Người tốt // cũng đừng chủ quan là mình sẽ ko biến chất
Vế 2: người xấu // cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.
(Dấu // dùng để tách CN và VN )
– Đây là kiểu câu ghép
Câu 4. Từ nội dung phần đọc hiểu anh chị rút ra được bài học sâu sắc nào (Trình bày hình thức của một đoạn văn từ 10-12 câu)
Lời giải:
Bài mẫu 1:
Con người chúng ta có hoàn hảo hay không? Chắc chắn không ai dám nói tôi hoàn hảo. Vì mỗi người đều có điều tốt, điều xấu. Có thể điểm xấu của người này là điểu tốt đối với người khác. Chúng ta không nên đánh giá họ qua những điều chúng ta chưa biết rõ về họ. Từ những điều xấu của người khác chúng ta cũng có thể học tập được nhiều điều bổ ích. Và chúng ta cần phải phát triển bản thân để trao dồi, phát triển những điều tốt làm cho vầng trăng càng ngày càng sáng rực rỡ hơn bao giờ hết. Còn mây xám xịt – những điều xấu thì nên giảm bớt, hạn chế nó để bản thân được phát triển hơn.
Bài mẫu 2:
Qua đoạn trích trên, em/ tôi rút ra được một bài học sau sắc mà đăt giá như câu noi của: Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) rằng: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Bài học mà chúng ta nên thấu hiểu cho mình và nên truyền đạt đến cho mọi người. Chúng ta không được phép chủ quan, bởi vì chúng ta có thể dễ dàng biến chất bất cứ lúc nào, thế nhưng nếu như chúng ta cố gắng từng ngày thì dù đám mây đen có to cỡ nào đi nữa cũng sẽ bị mờ nhạt dần bởi ánh hào quang lớn mạnh từng ngày từng giờ. Trong đời người luôn là một sự phấn đấu không ngừng,luôn là một sự điều chỉnh bổ sung liên tục. Hãy cố gắng thay đổi từng ngày!
Đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt – Đề số 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.
Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.
Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.
Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.
(Phong cách sống của người đời,Nhà báo Trường Giang)
Bạn đang xem: 3 Đề đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt (có đáp án)
Câu 1. Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?
Lời giải:
Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là:
+ Có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít
+ Hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu (đoạn 3)
Câu 2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp rồi xác định kiểu câu của câu văn sau: Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Lời giải:
Phân tích cấu trúc ngữ pháp rồi xác định kiểu câu của câu văn sau: Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.
Người tốt: C1
Cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất: V1
Người xấu: C2
Cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được: V2
=> là câu ghép
Câu 3. Chỉ ra câu nêu dẫn chứng trong đoạn trích. Tác giả đưa ra dẫn chứng để làm gì?
Lời giải:
– Câu nêu dẫn chứng: Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”.
– Tác dụng:
+ Để lôi cuốn bạn đọc
+ Để lập luận, dẫn dắt ý
+ Để tăng tính thuyết phục cho bài viết
Câu 4. Ý nghĩa của văn bản
Lời giải:
Hãy chín chắn, sáng suốt, khiêm tốn, không ngừng tu dưỡng bản thân, nỗ lực để thành người tốt hơn và hoàn hảo hơn.
**********************
Trên đây là 3 đề đọc hiểu Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo mặt nào cũng tốt có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp