5 Đề Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Nguyễn Khuyến có đáp án

0
2384
5/5 - (1 bình chọn)

5 Đề đọc hiểu Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) trắc nghiệm, tự luận có đáp án chi tiết được biên soạn và tổng hợp từ các đề thi học kì môn Ngữ Văn 10 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm chắc kiến thức trong quá trình ôn luyện và trả lời đúng hết các câu hỏi trong kì thì sắp tới.

5 Đề Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) - Nguyễn Khuyến có đáp án
5 Đề Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Nguyễn Khuyến có đáp án

Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Bạn đang xem: 5 Đề Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Nguyễn Khuyến có đáp án

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Thể thơ của bài Uống rượu mùa thu giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

A. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

B. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương

C. Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

D. Sang thu – Hữu Thỉnh

Đáp án đúng: B – Thể thơ giống với bài Tự tình 2 vì cùng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. Bài thơ Uống rượu mùa thu mang những đặc điểm của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trên các phương diện nào?

A. Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng

B. Gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

C. Các tiếng 2 – 4 – 6 của câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 cùng phối thanh B – T – B; hoặc T – B – T.

D. Cả A, B, C

Đáp án đúng: D – Cả A, B, C vì các đặc điểm được nêu trong đáp án A, B, C đều là đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 3. Điểm giống nhau về đề tài của Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu là:

A. Đều viết về trời thu

B. Đều viết về ao thu

C. Đều viết về thiên nhiên mùa thu và nỗi lòng thi nhân

D. Đều viết về cuộc sống an nhàn, ẩn dật của thi nhân.

Đáp án đúng: C – Vì các đáp án còn lại không phải là đề tài của bài thơ.

Câu 4. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thực và 2 câu luận là:

A. Phép đảo ngữ có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu;

B. Phép đối có tác dụng tô đậm vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

C. Sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ “ai” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời

D. Biện pháp nghệ thuật nói quá “da trời ai nhuộm”, “xanh ngắt” nhấn mạnh màu xanh của bầu trời.

Đáp án đúng: B – Vì 4 câu thơ trên không sử dụng phép đảo ngữ; còn sử dụng câu hỏi tu từ và nói quá thì không tiêu biểu.

Câu 5. Nét chung về phương diện nội dung của Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu là:

A. Đều là những bài thơ vịnh cảnh mùa thu

B. Đều vết về những thú nhàn, ẩn dật: câu cá, uống rượu nhưng mục đích không phải để vui thú mà để bộc lộ tâm trạng thời thế

C. Đều chứa đựng tâm sự với nước non, thời thế của một nhà thơ yêu nước

D. Cả A, B, C

Đáp án đúng: D – Cả A, B, C – vì ba đáp án đều là nội dung của cả hai bài thơ thu.

Câu 6. Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của chúng.

Lời giải:

Những từ láy được sử dụng trong bài thơ:

Le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh

Tác dụng: các từ láy trên vừa khiến cho lời thơ thêm mượt mà, uyển chuyển vừa góp phần miêu tả cụ thể, sinh động hơn đặc điểm của các sự vật: độ thấp của gian nhà, ánh sáng của đom đóm, làn khói vương nhẹ trên lưng giậu, ánh trăng phản chiếu xuống làn nước ao…

Câu 7. Điểm khác biệt về thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu so với Câu cá mùa thu là gì? Nhận xét về không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ, không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn khuyến?

Lời giải:

Điểm khác biệt về thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu so với Câu cá mùa thu là: Thời gian nghệ thuật trong Uống rượu mùa thu diễn ra ở nhiều thời điểm: khi chiều về, khi đêm xuống. Còn thời gian nghệ thuật trong Câu cá mùa thu là một thời điểm cụ thể – khi nhà thơ đi câu cá.

Không gian nghệ thuật được miêu tả trong bài thơ là không gian tĩnh lặng, u buồn. Không gian ấy rất hợp với tâm trạng muốn rời xa cõi tục, tìm đến chốn thanh cao của một nhân cách lớn.

Câu 8. Em hiểu nghĩa của từ “vầy” trong câu thơ “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” như thế nào? Nội dung của câu thơ biểu đạt điều gì?

Lời giải:

Nghĩa của từ “vầy” trong câu thơ “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” được hiểu là mắt của Nguyễn Khuyến không có tác động từ bên ngoài (vầy – cọ, chà…) nhưng vẫn đỏ lên. Phải chăng Nguyễn Khuyễn đang âm thầm khóc? Khóc cho thời cuộc, khóc cho sự bất lực của chính mình… Ánh mắt u buồn ấy đã nói lên niềm ưu tư của nhà thơ với cuộc đời, với đất nước.

Câu 9. Trong Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu, nhà thơ định làm việc gì thì việc đó không thành, điều đó được thể hiện như thế nào? Góp phần biểu đạt điều gì trong tâm trạng Nguyễn Khuyến?

Lời giải:

Trong Uống rượu mùa thu và Câu cá mùa thu, nhà thơ định làm việc gì thì việc đó không thành: Đi câu cá nhưng không chú tâm vào việc câu cá, mọt mình chìm đắm vào cái tĩnh lặng của thiên nhiên, quên cả việc câu cá; Nhà thơ uống rượu, tưởng rượu “hay” (ngon) nhưng lại “hay chả mấy” nên uống được vài chén đã say, không thể uống tiếp… Những việc không thành ấy giúp người đọc hiểu rằng, dù ông tìm đến thú nhàn nơi thôn dã nhưng không phải để hưởng thụ mà là để một mình suy tư về sự đời, về đất nước…

Câu 10. Qua bài thơ Uống rượu mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?

Lời giải:

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến: Tâm hồn Nguyễn Khuyến giản dị, thanh bạch, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

– Chối từ một chức quan đại thần để trở về sống cuộc đời ẩn dật nơi điền viên thôn dã, Nguyễn Khuyến đã tìm về với làng quê, với quê hương để giữ mình trong sạch. Ông sống hòa mình với thiên nhiên để phần nào quên đi những buồn đau về thời cuộc, về đất nước.

– Nhưng thân nhàn mà tâm không nhàn, dù uống rượu, ngắm trăng nhưng Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi lòng âu lo trước vận mệnh đất nước đang chìm đăm trong vòng nô lệ. Đôi mắt đỏ hoe của Nguyễn Khuyến đã nói lên rất nhiều về nỗi buồn, sự day dứt, băn khoăn của ông trước cuộc đời, trước vận nước.

Câu 11. Trong bài thơ, nhà thơ định làm việc gì nhưng không thành, điều đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Nhà thơ uống rượu nhưng lại “hay chả mấy” nên uống được vài chén đã say, không thể uống tiếp.

Việc ấy giúp người đọc hiểu rằng, dù tác giả tìm đến thú vui nhàn hạ nơi yên bình nhưng vẫn không thể toàn tâm hưởng thụ mà vẫn mang trong lòng những suy tư về sự đời, về đất nước, nhân dân,…

Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1. Đề tài của bài thơ có nét tương đồng với đề tài của bài thơ nào sau đây:

A. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương

B. Thu điếu (Câu cá mùa thu) – Nguyễn Khuyến

C. Thuật hoài (Tỏ lòng) – Phạm Ngũ Lão

D. Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến

Đáp án đúng: B

Câu 2. Những hình ảnh nào đồng thời xuất hiện cả trong bài thơ Thu ẩm và Thu điếu?

A. Ngõ, ao, khói;

B. Nhà, ao, trăng;

C. Ao, trời, ngõ;

D. Thuyền, khói, mây.

Đáp án đúng: C

Câu 3. Những câu thơ nào miêu tả hành động của nhà thơ được gợi lên trong nhan đề?

A. Hai câu đề;

B. Hai câu thực;

C. Hai câu luận;

D. Hai câu kết;

Đáp án đúng: D

Câu 4. Tâm trạng của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nào?

A. Hình ảnh “đôi mắt”;

B. Hình ảnh “đêm sâu”;

C. Hình ảnh “khói nhạt”;

D. Hình ảnh “rượu”.

Đáp án đúng: A

Câu 5. Về thi pháp, hình ảnh trong hai câu thơ của Nguyễn Khuyến: “Năm gian nhà cỏ thấp le te – Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè” so với hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du: “Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san” có điểm gì khác biệt?

A. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du mang tính ước lệ, còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến không có ước lệ tượng trưng mà gần gũi, quen thuộc.

B. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du đơn điệu, chỉ có rừng phong, còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến sinh động, phong phú hơn.

C. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du mang gam màu nóng, sáng còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến có gam màu lạnh, tối.

D. Hình ảnh trong câu thơ của Nguyễn Du đặt trong thời gian ban ngày còn hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến đặt trong thời điểm ban đêm.

Đáp án đúng: A

Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào?

A. Kì vĩ, tráng lệ;

B. Thanh bình, yên ả;

C. Nghèo đói, xác xơ;

D. Tiêu điều, hiu hắt.

Đáp án đúng: B

Câu 7. Hình ảnh đôi mắt của Nguyễn Khuyến biểu đạt điều gì?

A. Sự thờ ơ không chú tâm vào việc uống rượu;

B. Nỗi buồn ngưng đọng thành nước mắt;

C. Sự mệt mỏi, đau yếu của tuổi già;

D. Sự tác động của men rượu.

Đáp án đúng: B

Câu 8. Nhận xét bức tranh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ.

Lời giải:

Bức tranh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài thơ: Cảnh vừa mang nét chân thực, gần gũi của thiên nhiên, đất trời khi vào thu, vừa đẹp một vẻ đẹp huyền ảo, lung linh, mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ; chứa đựng những nét chung của làng quê Việt Nam.

Câu 9. “Tả cảnh ngụ tình” là bút pháp quen thuộc của thơ trung đại, được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Lời giải:

“Tả cảnh ngụ tình” là bút pháp quen thuộc của thơ trung đại, được thể hiện trong bài thơ: Bài thơ miêu tả cảnh thu nhưng qua bức tranh phong cảnh ta nhận thấy tâm trạng u buồn của thi nhân. Cái buồn gợi lên từ thời điểm đặc biệt: Ban đêm, từ không gian u tối tĩnh mịch với ngõ tối đêm sâu, chỉ có đóm lập lòe. Cái buồn gợi lên từ màu khói nhạt phất phơ, làn ao trăng lóng lánh – cảnh nhòe mờ như nhìn qua làn nước mắt.. Đôi mắt “đỏ hoe” trong câu thơ thứ 7 thể hiện rõ nhất “tình” của người ngắm cảnh: Nỗi buồn trước thời cuộc, nỗi buồn vì cảm giác bất lực đã trào dâng thành nước mắt rưng rưng.

Câu 10. “Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.” (Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, 2007, tr21)

Bài thơ Thu ẩm đã thể hiện được nội dung nào trong các nội dung trên? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Lời giải:

Bài thơ Thu ẩm đã thể hiện nội dung: lên tình yêu quê hương đất nước

– Nguyễn Khuyến yêu quê hương, làng cảnh, yêu thiên nhiên quê nhà, gắn bó với cảnh vật và cuộc sống thôn quê; đưa vào thơ những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương.

– Nỗi buồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ trên là nỗi buồn của con người yêu nước, nặng lòng với đất nước, không thể hưởng trọn thú nhàn khi nghĩ đến đất nước.

Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2. Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam?

Lời giải:

Những hình ảnh gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam là:

“Làn ao lóng lánh” “đóm lập loè”

“Da trời … xanh ngắt?”

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ trong câu thơ:

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

Lời giải:

Hiệu quả: Bộc tả được phần nào cảm xúc, trăn trở của nhà thơ. Trời cũng như mắt ông đều bị tác động của ai đó làm cho thay đổi, nếu bầu trời xanh là sự điểm tô mới mẻ thì mắt lão đỏ hoe vì nổi bức rức không nguôi trước cảnh nước mất nhà tan trong khi mình chẳng thể làm gì.

Câu 4. Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Lời giải:

Trong thời đại phong kiến lúc bấy giờ, mỗi chuyển biến thế sự đều đem lại cho con người ta nhiều tổn thương mất mát, và với nhà thơ nó chính là sự thấu khổ tột cùng khi phải chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan chứng kiến cái lý tưởng mà mình cả đời theo đuổi.

Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Phong cách của văn bản?

Lời giải:

Phong cách Nghệ thuật

Câu 2. Tìm các từ láy có trong văn bản.

Lời giải:

Từ láy có trong văn bản: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh

Câu 3. Hãy xác định biện pháp tu từ trong hai dòng thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ: so sánh “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

– Tác dụng: thể hiện quan sát và cảm nhận của thi sĩ rất tinh tế: sương thu như màu khói nhạt phủ quanh lưng giậu. Bóng trăng soi trên mặt ao lăn tăn gợn sóng, lúc tụ lại, lúc tản ra, tạo cảm giác là bóng trăng loe.

Câu 4. Nội dung của văn bản? Bài thơ bồi đắp tình cảm gì với quê hương của mình? Hãy trình bày trong khoảng 5-7 dòng.

Lời giải:

– Nội dung: Bài thơ làm nổi bật vẻ đẹp huyền ảo, lung linh, mang đậm hồn thu đặc trưng của nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ (chứa đựng những nét chung của làng quê Việt Nam). Đồng thời đó còn là nỗi ưu tư về thời thế cố giấu kín in dấu trong cách nhìn cảnh vật,

– Bài thơ gợi cho người đọc nhớ đến hình ảnh quê hương, gắn với những gì bình dị nhất. Đó là những hình ảnh hết sức thân thuộc mà gần gũi. Từng câu thơ như khơi dậy cảm xúc nhớ quê hương trong tâm trí của những người con xa quê. Quê hương là nơi con người gắn bó, là điểm tựa tinh thần, là nơi nâng đỡ những bước chân đầu tiên của con người trong cuộc hành trình vạn dặm.

Đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) – Đề số 5

Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Uống rượu mùa thu – Nguyễn Khuyến)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2. Thống kê các từ láy được sử dụng trong bài thơ? Bài thơ được gieo vẫn ra sao?

Lời giải:

Các từ láy: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh

Bài thơ được gieo vần “e, oe” ở cuối dòng thơ 1, 2, 4, 6, 8

Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên cảnh thu mang được nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam?Nhận xét về sự sảng tạo hình ảnh của tác giả khi viết về đề tài mùa thu?

Lời giải:

Những hình ảnh thơ gợi lên cảnh thu mang nét riêng của mùa thu làng quê xứ Bắc Việt Nam: nhà cỏ năm gian thấp le te, đóm lập lòe, màu khói nhạt, lưng giậu, bóng trăng loe lóng lánh, da trời xanh ngắt.

Sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả mùa thu đó là dùng những từ láy gợi hình đặc sắc, gieo vần độc đáo, tạo nên giọng thơ vui tươi và dùng hình ảnh thơ mộc mạc giản dị, tạo nên khung cảnh mùa thu tươi vui đặc trưng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam.

Câu 4. Câu cá, uống rượu đều là những thú chơi, thú vui tao nhã mà các nhà nho khi ở ẩn tim đến vui, để tâm hồn thư thái, quên đi việc đời. 

Trong bài thơ Thu ẩm Nguyễn Khuyển có đạt được kết quả đó hay không? Vì sao? Anh chị hãy lí giải thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng).

Lời giải:

Trong bài thơ Thu ẩm, nhà thơ Nguyễn Khuyến không đạt được ước nguyện hưởng thụ thú vui tao nhã khi về quê ở ẩn. Hình ảnh thơ “mắt không vảy cũng đỏ hoe” gợi lên tâm trạng có phần suy tư, đau xót, bâng khuâng không rõ ràng của chính nhà thơ. Dù cho nhà thơ có thưởng thức rượu nhưng cũng chẳng thể hưởng thụ trọn vẹn và thư thái tâm hồn. Tâm hồn nhà thơ dường như vẫn luôn có những lợn gợn và lo lắng, suy tư không rõ ràng. Đó là tâm trạng của một nhà nho yêu nước nhưng vẫn dành tâm trạng cho đất nước. Một nhà nho ở ẩn nhưng vẫn chẳng thể dành trọn tâm trạng thư thái mà vẫn luôn đau đáu, bâng khuâng những nồi niềm không rõ ràng dành cho đất nước.

*************

Trên đây là 5 bộ đề đọc hiểu Thu ẩm (Uống rượu mùa thu) trắc nghiệm, tự luận có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt để bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em luôn đạt điểm cao trong các bài thi nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-doc-hieu-thu-am-uong-ruou-mua-thu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp