50 câu hỏi kiến thức và 40 câu hỏi tình huống về phòng chống ma túy có đáp án

0
166
Rate this post

Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu về phòng chống ma tuý

50 câu hỏi kiến thức và 40 câu hỏi tình huống về phòng chống ma túy có đáp án trong đề cương câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu phòng chống ma túy được sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Mời các bạn tham khảo câu hỏi tình huống về phòng chống ma túy, câu hỏi kiến thức phòng chống ma túy.

Hỏi đáp về phòng chống ma túy

Bản cam kết không sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện

Bạn đang xem: 50 câu hỏi kiến thức và 40 câu hỏi tình huống về phòng chống ma túy có đáp án

Phần một:

50 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌM HIỂU VỀ KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ

I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1- Hỏi: Ma tuý là gì?

Đáp: Theo từ điển tiếng Việt (từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từ điển học 1996, trang 583) thì Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.

Những chất gây nghiện có thể được chiết xuất từ cây thực vật như cây Anh Túc (cây thuốc phiện), cây Côca, cây khác…và những chất gây nghiện kích thích thần kinh khác như Amphetamin, LSD (ma tuý tổng hợp) được sản xuất từ các tiền chất, hoá chất. Những chất kích thích thần kinh đó, trong thuật ngữ tiếng Việt gọi là chất ma tuý hướng thần.

Theo Liên Hợp quốc thì “ma tuý là chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 21-12-1999, đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Luật Phòng, chống ma tuý được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 quy định: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Như vậy, chất ma tuý được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma tuý, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất ma tuý (bao gồm danh mục quy định trong Công ước 1961, 1971, 1988 của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma tuý) gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất. Để xác định có phải là chất ma tuý hay không, hoặc là chất ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định.

Từ quy định của Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam chúng ta có thể hiểu:

Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

2- Hỏi: Bản chất của nghiện ma tuý?

Đáp: Trong não của con người có một bộ phận tiết ra chất Dopamine, chất này tạo cho con người có cảm giác sung sướng. Tuy nhiên não cũng có hệ thống kiểm soát bộ phận tiết ra chất Dopamine. Ma tuý tác động lên chính hệ thống kiểm soát này, do đó chất Dopamine được tiết ra nhiều hơn và phụ thuộc vào liều lượng và số lần sử dụng ma tuý.

Sau một thời gian sử dụng ma tuý, cơ thể người dùng có hiện tượng dung nạp ma tuý – tức là ma tuý đã trở thành chất phải có, phải lưu thông trong máu và lượng ma tuý sử dụng sẽ ngày càng cao thì mới đạt được cảm giác đê mê dễ chịu như ban đầu. Đây là một đặc điểm của nghiện ma tuý.

Những người sử dụng ma tuý lần đầu là để có được cảm giác đê mê, dễ chịu nhưng sau một thời gian khi đã lệ thuộc vào ma tuý, nếu không có ma tuý cơ thể sẽ có những biểu hiện của hội chứng cai. Hội chứng này bao gồm các biểu hiện khó chịu như: tim đập nhanh, bồn chồn, tăng huyết áp, vã mồ hôi, đau nhức toàn cơ thể và được miêu tả như “dòi bò trong xương”, người nghiện rất đau đớn, vật vã. Lúc này họ sử dụng ma tuý không phải để có được cảm giác đê mê, thoải mái như lúc đầu mới sử dụng mà để tránh cảm giác đau nhức.

Tóm lại nghiện ma tuý là một tình trạng bệnh mãn tính, gây ra bởi những thay đổi lâu dài hoặc vĩnh viễn trong não sau một thời gian nghiện ma tuý. Để rời bỏ ma tuý quay trở lại hoà nhập với cộng đồng xã hội, người nghiện cần phải có một quyết tâm, ý chí nghị lực lớn và phải được điều trị bằng nhiều phương pháp, nhiều tác động khác nhau trong một thời gian dài và kiên trì.

3- Hỏi: Thế nào là người nghiện ma tuý?

Đáp: Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma tuý có các đặc trưng sau:

  • Có sự ham muốn không kiềm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào.
  • Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng).
  • Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó.
  • Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng.

4- Hỏi: Phân biệt “chất gây nghiện”, “chất hướng thần” với “thuốc gây nghiện” và “thuốc hướng thần”?

Đáp:

  • Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
  • Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện.
  • Còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ y tế ban hành.

II– TÁC HẠI, HIỂM HOẠ CỦA MA TUÝ:

5- Hỏi: Ma tuý tác động như thế nào tới cơ thể con người?

Đáp: Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như:

Đối với hệ tiêu hoá, người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.

Đối với hệ tuần hoàn, thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường không vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới.

Đối với hệ hô hấp, những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.

Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào.

Nghiện ma tuý làm suy giảm chức năng thải độc, người nghiện ma tuý, chất hêrôin, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, làm cho gan, thận và cơ thể suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận, có khi dẫn đến tử vong.

Đối với hệ thần kinh, người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Nếu dùng ma tuý liều cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.

Nghiện ma tuý sẽ dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm tuổi thọ.

6- Hỏi: Ma tuý gây ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và nòi giống như thế nào?

Đáp:

Ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách. Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập vui chơi, lao động, thể thao và yêu người thân, bè bạn. Họ thường sống ủ dột, cách biệt xa lánh mọi người, xa lánh bạn tốt, chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma tuý họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp, gây xung đột với bố mẹ, anh chị em, vợ con.

Nghiện ma tuý làm tổn hại đến tình cảm và hạnh phúc gia đình. Do tính tình người nghiện ma tuý hay thay đổi và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có người nghiện đã đánh lại cha mẹ, hành hạ vợ con, gây tội ác với bà con lối xóm, xã hội… gây mất trật tự an toàn xã hội.

Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống. Lúc mới sử dụng ma tuý thường gây kích thích tình dục, để thoả mãn đối tượng có thể quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV. Khi đã nghiện ma tuý nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý có thể dẫn đến xảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.

Đối tượng nghiện ma tuý có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS cao. Phương thức lây nhiễm chủ yếu bằng đường tình dục và đường máu. Khi tiêm chích ma tuý, đối tượng thường dùng chung bơm kim tiêm mà không khử trùng hoặc khử trùng qua loa không đảm bảo yêu cầu, vì vậy họ rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS.

7- Hỏi: Tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Đáp:

Đối với bản thân: Thiệt hại về kinh tế; cơ thể hao mòn, gầy yếu, toàn thân trong trạng thái bị nhiễm độc, rối loạn, tâm lý không ổn định dẫn đến sức khoẻ giảm sút, chậm chạp thẫn thờ, trễ nải công việc. Khi lên cơn nghiện, người nghiện không làm chủ được bản thân nên dễ đánh mất nhân cách và phạm tội hoặc chết yểu.

Đối với gia đình: Gia đình người nghiện phải chịu một gánh nặng rất lớn về kinh tế, đồng thời còn phải chịu một tổn thất lớn về tinh thần do bị cộng đồng xung quanh kỳ thị. Thậm chí họ còn bị tổn thương về mặt tinh thần do phải chịu sức ép về tâm lý nặng nề, từ đó dẫn đến mất lòng tin đối với các thành viên khác trong xã hội. Hạnh phúc gia đình đổ vỡ, vợ chồng ly tán, nghèo đói, con cái thất học thậm chí hư hỏng.

Đối với xã hội: Ngoài việc sản phẩm xã hội bị giảm sút, việc điều trị cho các đối tượng nghiện cũng là một gánh nặng cho xã hội. Với số lượng người nghiện gia tăng, xã hội tất yếu cũng phải gia tăng hàng loạt các vấn đề phức tạp khác như: mất trật tự an ninh xã hội, tội phạm và tệ nạn xã hội khác trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không ngăn chặn kịp thời và triệt để, ma tuý có thể làm suy vong thể chất của cả một dân tộc.

8- Hỏi: Ma tuý gây thiệt hại tới kinh tế như thế nào?

Đáp:

Nghiện ma tuý gây, tổn hại lớn về kinh tế của bản thân, gia đình, xã hội. Người nghiện ma tuý nhẹ trung bình mỗi ngày dùng 50.000 đồng để mua ma tuý, nghiện nặng dùng tới trên 100.000 đồng. Bản thân người nghiện do sức khoẻ giảm sút, khả năng lao động kém, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định nên phải vay tiền của gia đình hoặc trộm cắp đồ của người thân, của cộng đồng xã hội bán rẻ lấy tiền mua ma túy.

Chi phí điều trị cắt cơn nghiện rất tốn kém. Sự tăng nhanh số người nghiện đòi hỏi phải có nhiều cơ sở cai nghiện ma tuý và các dịch vụ chữa trị khác, do vậy gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế của Nhà nước ta.

Ma tuý còn gây ra hàng loạt những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như: thiệt hại kinh tế do sản phẩm thu nhập bị mất đi vì người lao động hay ốm, đau, chết, năng suất lao động giảm. Do vậy, thu nhập quốc dân giảm trong khi chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế xã hội lại tăng; chi phí đào tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế những công nhân mắc nghiện cũng tăng lên.

III- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

9- Hỏi: Những hành vi nào liên quan đến ma tuý bị nghiêm cấm?

Đáp: Tại Điều 3 Luật phòng, chống ma tuý quy định những hành vi liên quan đến ma tuý bị nghiêm cấm gồm:

  • Trồng cây có chứa chất ma tuý;
  • Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
  • Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
  • Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
  • Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội ma tuý mà có;
  • Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
  • Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng chống ma tuý;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;
  • Các hành vi trái phép về ma tuý.

10- Hỏi: Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ như thế nào?

Đáp: Điều 14 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000 quy định:

  • Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.
  • Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
  • Cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, toà án và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ và giữ bí mật đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý

IV- KIẾN THỨC; CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

11- Hỏi: Mục tiêu trong công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015?

Đáp: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07.3.2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý giai đoạn 2011-2015, đã xác định 05 mục tiêu cơ bản sau:

Đến năm 2015, khống chế tỷ lệ người nghiện ma tuý trong danh sách quản lý dưới 0,1% dân số toàn tỉnh; không phát sinh người nghiện ma tuý mới, kiên trì trong cai tái nghiện, khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện; hỗ trợ vốn, tạo việc làm ổn định cho tối thiểu 30% số người sau chữa trị cai nghiện không tái nghiện.

Sử dụng mọi biện pháp ngăn chặn nguồn cung cấp ma tuý từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh; vận động toàn dân thường xuyên tố giác và tích cực tham gia đấu tranh với tội phạm ma tuý; kiên quyết đấu tranh, triệt xoá tất cả các điểm tệ nạn ma tuý, bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma tuý. Bàn giao địa bàn sạch về ma tuý cho chính quyền các cấp quản lý, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và thành tiêu chí trong việc xét các danh hiệu thi đua hàng năm.

Xoá bỏ việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của nhân dân.

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần.

Đến năm 2015: 100% số xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý; trong đó có 90% đạt tiêu chuẩn không có ma tuý.

12- Hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 03 các cấp trong công tác phòng chống ma tuý?

Đáp:

Nhiệm vụ:

  • Tham mưu giúp cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
  • Quán triệt, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp uỷ, chính quyền các cấp; các ban, ngành, đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống ma tuý.
  • Nắm chắc tình hình, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất với cấp uỷ các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn.
  • Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức các lực lượng, các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành nâng cao chất lượng, hiệu quả, kiên trì trong công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và kiên quyết đấu tranh triệt phá tất cả các điểm, đường dây mua bán các chất ma tuý, điểm tệ nạn ma tuý; chống trồng cây thuốc phiện, phát hiện và phá nhổ các diện tích tái trồng cây có chứa chất ma tuý.
  • Tham mưu với cấp uỷ tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị chuyên đề về công tác phòng chống ma tuý; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công tác của Ban Chỉ đạo 03; báo cáo định kỳ, đột xuất với các cấp, các ban ngành chức năng về công tác phòng chống ma tuý.

Quyền hạn:

  • Được cung cấp các thông tin, văn bản của cấp trên về công tác phòng chống ma tuý.
  • Được quyền yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể liên quan, cấp uỷ và chính quyền các cấp báo cáo tình hình thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống ma tuý; các vấn đề có liên quan đến công tác đấu tranh với tội phạm ma tuý, công tác cai nghiện, quản lý người nghiện ma tuý.
  • Được tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các ban, ngành và cấp uỷ, chính quyền các cấp có liên quan đến công tác phòng chống ma tuý.
  • Được tham gia ý kiến đối với các văn bản của các ban, ngành, đoàn thể nhân dân và cấp uỷ, chính quyền các cấp về các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống ma tuý.

13- Hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chuyên trách phòng chống ma tuý?

Đáp:

Chủ động nắm bắt tình hình, tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, các biện pháp thực hiện nhiệm vụ với Thường trực ban chỉ đạo 03; phối hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung, chuyên đề trong công tác phòng chống ma tuý do ban chỉ đạo 03 phân công.

Thường xuyên theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình và thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mình được phân công với Thường trực ban chỉ đạo 03.

Triển khai thực hiện các kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, ban chỉ đạo và ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban thường trực chuyên trách.

Tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, các cuộc họp chuyên đề của các ban, ngành, đoàn thể, cấp uỷ và chính quyền các cấp do Trưởng ban, Phó Trưởng ban phân công.

* Về phát hiện, giải quyết người nghiện ma tuý:

14- Hỏi: Những dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma tuý?

Đáp: Theo tài liệu của Uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý thì có các cách nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau:

  • Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều.
  • Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý.
  • Đi lại có qui luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.
  • Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).
  • Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
  • Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
  • Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
  • Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.
  • Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
  • Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: Sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

Ghi chú: Những người nào có càng nhiều những biểu hiện nêu trên thì người đó càng có nhiều khả năng đã nghiện ma tuý. Để chắc chắn thì lấy nước tiểu đem xét nghiệm chất ma tuý để khẳng định.

15- Hỏi: Trong gia đình có người nghiện ma tuý thì chúng ta phải làm gì?

Đáp: Khi trong nhà có người nghiện ma tuý thì phải:

  • Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma tuý trong gia đình mình về tình trạng nghiện của người đó;
  • Giúp người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;
  • Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
  • Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

16- Hỏi: Có bao nhiêu phương pháp hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện ma tuý? những phương pháp nào đang áp dụng phổ biến tại tỉnh ta?

Đáp: Ở nước ta có những phương pháp cai nghiện chủ yếu sau:

– Phương pháp giải độc: người nghiện ma tuý là người bị nhiễm độc bởi ma tuý, vì vậy cần điều trị để loại bỏ dần độc tố ra khỏi cơ thể, bằng cách như xông hơi, lấy máu để loại dần ma tuý ra khỏi cơ thể, phẫu thuật để xoá bỏ các vùng kích thích não do ma tuý.

– Phương pháp điều trị bằng thuốc đối kháng với ma tuý: sử dụng các loại thuốc có tác dụng đối kháng với tác dụng của ma tuý như làm giảm hoặc mất hẳn triệu chứng hưng phấn (dễ chịu, đê mê, bồng bềnh, lâng lâng) do ma tuý gây ra.

– Phương pháp “lấy độc trị độc”: sử dụng các loại thuốc gây nghiện khác (Methadol, Lacetyl Methadon, Propoxiphen) có tác dụng kéo dài thời gian không thèm muốn ma tuý và độc tính thấp hơn; cho người nghiện dùng liều nhỏ dần.

– Phương pháp dùng các chất không gây nghiện để cai nghiện: dùng thuốc để chữa các tác dụng phụ do nghiện ma tuý gây ra do không dùng ma tuý như: thao thức không ngủ, ỉa chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày, an thần…

– Phương pháp luyện tập, thư giãn, kết hợp châm cứu cắt cơn: đây là phương pháp giúp người nghiện vượt qua được trạng thái tâm sinh lý của trạng thái nghiện. Phương pháp châm cứu kích thích cơ thể tiết ra những chất morphin nội sinh giúp người nghiện vượt qua cơn nghiện lúc đầu.

Phương pháp cai nghiện cổ truyền dân tộc: là phương pháp dùng thuốc bằng lá cây, một số bài thuốc dân tộc cổ truyền như: kháng lạc cao (dạng nước), kháng lạc hoàn (dạng viên)… Các loại thuốc này giúp người nghiện cắt được cơn nghiện.

Phương pháp cai khan: là phương pháp cai không dùng thuốc mà chỉ lao động, tự quản lý tại gia đình. Phương pháp này đòi hỏi người nghiện phải có sự giúp đỡ của gia đình cùng với quyết tâm cao, ý chí, nghị lực dứt bỏ ma tuý

Tỉnh ta áp dụng 03 phương pháp hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện chủ yếu là:

– Điều trị bằng thuốc đối kháng với ma tuý: Điều trị hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện bằng thuốc Naltrexone, Danapha-Natrex 50…

Cai nghiện cổ truyền dân tộc: Điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện bằng thuốc Cedemex, chiết xuất từ các loại thảo dược (Đẳng sâm, Đỗ trọng, Hoàng liên, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn, Thiên môn đông…và một số tá dược khác).

– Luyện tập, thư giãn, kết hợp châm cứu cắt cơn: Điều trị hỗ trợ cắt cơn bằng phương pháp điện châm tại Bệnh viện Y học cổ truyền…

17- Hỏi: Có bao nhiêu hình thức cai nghiện phổ biến? tỉnh ta đang áp dụng những hình thức nào để cai nghiện?

Đáp: Theo Quy định của Luật phòng chống ma tuý thì cai nghiện được tiến hành dưới 03 hình thức:

– Hình thức 1: Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện:

Đây là hình thức cai nghiện tập trung giúp người nghiện ma tuý có thể tách khỏi môi trường ma tuý. Họ được ở tập trung và phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị. Tại các trung tâm, bệnh nhân sẽ được các y bác sỹ có kinh nghiệm, am hiểu điều trị, áp dụng những kinh nghiệm tiên tiến của các nước, họ được tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma tuý, các văn bản, quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, về phòng chống tệ nạn ma tuý nói riêng, được tập luyện phục hồi sức khoẻ, có điều kiện để lao động sản xuất phục hồi chức năng và tái hoà nhập cộng đồng.

– Hình thức 2: Cai nghiện tại cộng đồng:

Là hình thức cai nghiện tập trung tại một điểm, do lực lượng công an, y tế xã, bản và các tổ chức đoàn thể, nhân dân phối hợp tổ chức ở địa bàn có nhiều người nghiện ma tuý. Hình thức này thuận lợi cho người nghiện được sự gần gũi và giúp đỡ của gia đình, những người nghiện quen biết nhau có thể tự giám sát lẫn nhau trong việc cai nghiện. Họ được gia đình, người thân và chính quyền địa phương quan tâm, động viên để quyết tâm cai nghiện thành công.

– Hình thức 3: Cai tại gia đình:

Là hình thức cai nghiện dưới sự giám sát của các y bác sỹ chuyên môn, của cảnh sát khu vực, các đoàn thể địa phương, bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Hình thức này chỉ có tác dụng đối với người mới nghiện và có quyết tâm cao, tự giác cai nghiện.

18- Hỏi: Thế nào là cai nghiện ma tuý?

Đáp: Cai nghiện ma tuý là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức, v.v… nhằm điều trị, giúp người nghiện ma tuý cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập cộng đồng.

Cai nghiện ma tuý là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn cắt cơn nghiện; giai đoạn hồi phục sức khoẻ, tâm, sinh lý và giáo dục lối sống; giai đoạn dạy nghề và tạo việc làm; giai đoạn giám sát, tư vấn, quản lý tại cộng đồng. Các giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong thời gian từ 2 – 4 năm.

Để cai nghiện được hoàn toàn cần phải có sự kết hợp của ý chí người nghiện với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng xã hội. Một người chỉ được coi là đã cai nghiện được hoàn toàn nếu sau 6 năm không dùng ma tuý trở lại. Chính vì vậy, thời gian cai nghiện thực sự là thử thách lớn đối với người nghiện ma tuý.

19- Hỏi: Nội dung chính của chương trình quản lý sau cai nghiện là gì? Người nghiện ma tuý sau cai có nghĩa vụ và quyền lợi gì?

Đáp: Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ Quy định về quản lý sau cai nghiện ma túy thì nội dung chính là:

  • Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại nơi cư trú;
  • Quản lý, tư vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện.

Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 11.5.2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La thì người nghiện ma tuý sau cai nghiện có nghĩa vụ và quyền lợi sau:

Nghĩa vụ:

  • Phải tham gia đầy đủ các hoạt động của Câu lạc bộ, không quan hệ với các loại tội phạm ma tuý, phải có trách nhiệm tố giác những hành vi vi phạm về ma tuý.
  • Khi đi khỏi địa phương từ 03 ngày trở lên phải có đơn xin phép và được chính quyền đồng ý, phải báo cáo những việc đã làm trong thời gian vắng mặt.
  • Trong thời gian đang được quản lý, nếu vi phạm nội quy, quy trình cai nghiện thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quyền lợi:

  • Được lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội của cộng đồng tại nơi cư trú;
  • Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của mình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Được thực hiện quyền công dân theo quy định của pháp luật.

20– Hỏi: Tái nghiện ma tuý là gì? tỉnh Sơn La đã làm gì để giảm tỷ lệ tái nghiện?

Đáp: Tái nghiện ma tuý là người mắc nghiện sau khi đã được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện giao về gia đình, cộng đồng quản lý nhưng vì lý do nào đó như quản lý chưa tốt, không có việc làm, quyết tâm, nghị lực kém, bạn bè rủ rê, môi trường còn nhiều ma tuý, không có ai quan tâm, động viên… kết quả là họ đã không kiềm chế được bản thân sử dụng lại ma tuý.

Tỉnh Sơn La đã áp dụng các biện pháp đồng bộ sau để giảm tỷ lệ tái nghiện:

– Thường xuyên tuyên truyền giáo dục người dân hiểu rõ tác hại của ma tuý, lánh xa ma tuý, không kỳ thị với người nghiện ma tuý, coi người nghiện ma tuý là một bệnh nhân cần được chữa trị thông qua nhiều phương tiện như phát thanh, truyền hình, băng giôn, khẩu hiệu, tờ rơi, mít tinh, toạ đàm gặp mặt, động viên, nêu gương những cá nhân tích cực trong việc cai nghiện ma tuý thành công, tổ chức các cuộc thi, hội thi về phòng chống ma tuý, các phóng sự truyền hình…

– Tổ chức hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện đồng bộ trên toàn tỉnh bằng nhiều hình thức: tại trại tạm giam, nhà tạm giữ, tại gia đình, cộng đồng, điểm tập trung, tại các trung tâm giáo dục… cho tất cả những người đã kết luận mắc nghiện ma tuý

– Huy động tất cả hệ thống chính trị (các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội..) cùng tham gia công tác phòng chống ma tuý, giúp đỡ, quản lý người nghiện

– Xây dựng hệ thống các trung tâm giáo dục trên địa bàn các huyện, thành phố để cai nghiện, đưa vào hoạt động cơ sở sau cai tại Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh, đồng thời có các chính sách hỗ trợ kinh phí giúp cho công tác cai tái nghiện hiệu quả, khống chế không để tình trạng tái nghiện gia tăng;

– Thường xuyên tấn công truy quét tội phạm và triệt xoá tất cả các điểm tệ nạn ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh; bàn giao địa bàn sạch điểm tệ nạn ma tuý cho chính quyền cơ sở quản lý, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác phòng chống ma tuý.

– Vận động nhân dân không trồng cây có chứa các chất ma tuý, phá bỏ diện tích tái trồng cây có chứa chất ma tuý, phát giác người sử dụng trái phép chất ma tuý, tố giác người buôn bán hoặc chứa chấp sử dụng các chất ma tuý.

– Thực hiện Đề án: xây dựng các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý: không có người nghiện ma tuý, không có người buôn bán tàng trữ ma tuý, không có điểm tệ nạn ma tuý, không có người tái trồng cây có chứa chất ma tuý.

– Hỗ trợ kinh phí người nghiện sau cai tái hoà nhập cộng đồng

21– Hỏi: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tái nghiện ma tuý?

Đáp: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho những người nghiện các chất ma tuý sau khi cai nghiện xong lại tái nghiện.

Nguyên nhân chủ quan của bản thân người nghiện.

– Lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tái nghiện. Khi đã quen với lối sống xấu, người ta rất khó từ bỏ thói quen sử dụng ma tuý. Nếu xung quanh người nghiện vẫn còn những điều kiện xấu và sức hút của lối sống lành mạnh chưa đủ mạnh thì điều đương nhiên xảy ra là người ta sẽ quay trở lại với ma tuý.

– Họ không đủ can đảm và nghị lực để đoạn tuyệt với những bạn bè xấu, người cai nghiện tiếp tục giao du với bạn bè cũ, là điều kiện thích hợp để những người sau cai nghiện tái sử dụng ma tuý.

Nguyên nhân khách quan

– Do môi trường xã hội chưa trong sạch: hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát chặt chẽ được các chất ma tuý, ma tuý vẫn đang trôi nổi, tồn tại ngoài xã hội. Đồng thời các đối tượng nghiện nhưng chưa cai nghiện và những người tái nghiện trước thường lôi kéo rủ rê người đã cai nghiện trở lại con đường nghiện ma tuý.

– Họ chưa tìm được việc làm phù hợp hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì người cai nghiện có tâm lý chán chường, bế tắc, dễ tái nghiện.

– Với tâm trạng mặc cảm, buồn chán sẵn có, nếu gia đình, người thân không chia sẻ cảm thông và có sự hỗ trợ kịp thời cả về vật chất và tinh thần thì người ta dễ rơi vào tình trạng tái nghiện.

22– Hỏi: Các giai đoạn của quy trình cai nghiện ma tuý? Giai đoạn nào là quan trọng nhất?

Đáp: Thông tư liên tịch số 31/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20.12.1999 của liên ngành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn về quy trình cai nghiện phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma tuý:

– Quy trình cai nghiện được chia thành 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tiếp nhận phân loại;

+ Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn giải độc;

+ Giai đoạn 3: Giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách;

+ Giai đoạn 4: Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện;

+ Giai đoạn 5: Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng.

– Trong 5 giai đoạn trên thì giai đoạn lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện là quan trọng nhất:

Lao động trị liệu:

+ Sự phân công lao động phải phù hợp với tuổi, sức khoẻ, giới tính, trình độ, nghề nghiệp của từng người.

+ Tổ chức quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo an toàn lao động.

Dạy nghề, tạo việc làm: Tuỳ theo cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện, cơ sở chữa bệnh có thể mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện, hoặc gửi đến các trung tâm xúc tiến việc làm để học nghề; đặc biệt chú trọng đến các nghề truyền thống, đơn giản để thực hành lao động sản xuất tại cơ sở chữa bệnh.

Chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng:

+ Kiểm tra lại sức khoẻ, tổng kết bệnh án, lập hồ sơ theo dõi sau cai nghiện.

+ Biên bản bàn giao người nghiện về cộng đồng gồm những nội dung cơ bản: Tình hình sức khoẻ, nhân cách, tâm lý.

+ Giai đoạn giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách và giai đoạn trị liệu phải được hoạt động xen kẽ, trong ngày làm việc (8 giờ) phải có 30% thời gian giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, 70% thời gian lao động trị liệu. Nghiêm cấm các cơ sở cai nghiện chỉ sử dụng người nghiện vào việc lao động trị liệu mà không thực hiện nội dung giáo dục phục hồi nhân cách.

Thời gian thực hiện từ 12 đến 18 tháng.

23– Hỏi: Đối tượng nào đưa vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm? Trách nhiệm, quyền hạn của học viên khi cai nghiện tại trung tâm?

Đáp:

– Điều 27, 28 Luật phòng, chống ma tuý quy định: “Người nghiện ma tuý từ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”; thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai năm.

– Trách nhiệm, quyền hạn của học viên khi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động?

Trách nhiệm:

+ Phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế của Trung tâm, kịp thời thông báo cho cán bộ Trung tâm biết để xử lý

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy định của Trung tâm và hướng dẫn của cán bộ Trung tâm về quản lý, chữa trị, học tập, lao động sản xuất. Thực hiện đúng quy định về thời gian, lễ tiết, tác phong trong sinh hoạt, học tập, chữa bệnh, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

+ Nằm đúng nơi quy định trong phòng ở; giữ trật tự, vệ sinh, không gây ồn hoặc có hành vi làm mất trật tự trong giờ ngủ; không vẽ, bôi bẩn lên tường, sàn, trần nhà và các đồ vật khác. Những vật dụng cá nhân như chăn, màn, quần áo và các đồ dùng khác khi dùng xong phải được gấp gọn gàng và để đúng nơi quy định.

+ Mặc quần áo đồng phục do Trung tâm cấp phát (trừ quần áo lót) hoặc quần áo do gia đình gửi đến theo quy định của Trung tâm. Quần áo phải được giữ gìn sạch sẽ, mặc chỉnh tề, đủ khuy cài, giặt, phơi, gấp đúng nơi, đúng cách quy định. Không mặc quần đùi, áo lót trong giờ hành chính, trong thời gian học tập trung, lao động, sinh hoạt tập thể, ăn tại nhà ăn (trừ khi chơi thể thao).

+ Học viên trong thời gian ở Trung tâm có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ.

Quyền hạn:

+ Ngoài thời gian chữa bệnh, học tập, lao động tuỳ điều kiện của từng trung tâm học viên được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo và các ấn phẩm văn hoá có nội dung lành mạnh.

+ Được gặp thân nhân và nhận quà theo quy chế về hoạt động thăm, gặp; được nhận thuốc chữa bệnh, thuốc bổ theo đơn của y, bác sỹ; thuốc được gửi lưu ký, bảo quản tại Y tế Trung tâm và sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

+ Được đối xử bình đẳng.

+ Nếu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của Trung tâm, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động hoặc lập công thì được xem xét khen thưởng bằng một trong các hình thức biểu dương, tăng số lần thăm gặp; gặp vợ, chồng hoặc được đề nghị giảm thời gian chữa trị cai nghiện tại Trung tâm.

24- Hỏi: Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tập trung?

Đáp: Điều 17, Nghị định 94/2009/NQ-CP ngày 26.10.2009 của Chính phủ về quản lý sau cai nghiện ma tuý qui định:

– Đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội (Trung tâm giáo dục lao động), có nguy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có thời gian nghiện ma túy từ 05 năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ 02 năm trở lên (xác định theo hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội);

+ Đã cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội từ ba lần trở lên;

+ Trong thời gian sáu tháng, đối tượng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bị thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo từ ba lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại phòng kỷ luật từ 2 lần trở lên;

+ Không có nghề nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; không có nơi cư trú nhất định;

– Không áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm đối với người đã hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc, có nguy cơ tái nghiện cao, nhưng không đủ sức khỏe để học nghề, lao động sản xuất hoặc bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; người có thời gian nghiện ma túy từ năm năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ hai năm trở lên nhưng trong thời gian cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập, rèn luyện tốt.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.

25– Hỏi: Hồ sơ người nghiện ma tuý cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động bao gồm những tài liệu gì?

Đáp: Hướng dẫn số 561/HD-LĐTBXH ngày 18/7/2008 của Sở Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn quy trình lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai đối với người nghiện ma tuý; thủ tục giải quyết đối với người nghiện ma tuý bị thu giữ tại nơi công cộng và các địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La thì:

Hồ sơ đưa người nghiện ma tuý vào chữa trị, cai nghiện tại trung tâm gồm:

– Đối với người nghiện ma tuý đã được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng tái nghiện:

+ Sơ yếu lý lịch người tái nghiện ma tuý đề nghị đưa vào trung tâm;

+ Phiếu khám sức khoẻ;

+ Đề nghị của UBND cấp xã đối với Hội đồng tư vấn cấp huyện xét, duyệt hồ sơ;

+ Biên bản họp Hội đồng tư vấn huyện;

+ Quyết định đưa người tái nghiện ma tuý vào chữa trị, cai nghiện tại trung tâm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.

– Đối với người bị bắt quả tang sử dụng ma tuý, người nghiện ma tuý mới phát hiện:

+ Người nghiện ma tuý chưa hoặc đã được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bị bắt quả tang đang sử dụng ma tuý: Cơ quan công an phối hợp với Phòng lao động – TB&XH và chính quyền cơ sở tiến hành lập biên bản xác minh nhân thân đối tượng.

+ Người nghiện ma tuý mới được phát hiện nhưng không tự giác cai nghiện thì chính quyền, các đoàn thể tổ bản có trách nhiệm: vận động, thuyết phục yêu cầu người đó viết kiểm điểm và cam kết tự giác cai nghiện tại gia đình theo quy định của tỉnh. Sau thời hạn 02 ngày nếu người đó không chấp hành thì chính quyền tổ bản phối hợp với ban chỉ đạo 03 cùng cấp họp, xét đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cai nghiện tại Trung tâm (có biên bản cuộc họp). Sau khi có báo cáo của tổ bản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công an cùng cấp phối hợp với các ban, ngành chức năng tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cai nghiện tại trung tâm. (Trình tự, thủ tục hồ sơ như trên).

Hồ sơ bổ sung trong quá trình chữa trị, cai nghiện tại trung tâm gồm:

– Tài liệu về việc tuyên truyền, giáo dục, dạy văn hoá, dạy nghề đối với học viên;

– Tài liệu về việc hỗ trợ cắt cơn, điều trị phục hồi, các ốm đau khác đối với học viên;

– Tài liệu về việc lao động trị liệu, lao động sản xuất của học viên;

– Tài liệu về ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của trung tâm; kết quả bình xét, xếp loại hàng tháng của học viên;

– Tài liệu về việc thanh quyết toán kinh phí;

– Tài liệu phát sinh trong quá trình chữa trị, cai nghiện tại trung tâm (như tài liệu về học viên lập công hoặc vi phạm nội quy, pháp luật; xin về việc hiếu; về chữa bệnh; trốn; cho ra trước thời hạn…).

– Tài liệu xét, quyết định công nhận hoàn thành cai nghiện tại trung tâm (như Biên bản họp xét, xếp loại học viên của hội đồng; Quyết định công nhận hoàn thành việc cai nghiện của học viên; Thông báo về việc cho học viên đã chấp hành xong quyết định chữa bệnh bắt buộc về địa phương,…;).

26- Hỏi: Chính sách của tỉnh hỗ trợ cho người thực hiện cắt cơn nghiện tại trại tạm giam, tại cơ sở y tế, gia đình, cộng đồng, điểm tập trung?

Đáp: Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đối với người nghiện ma tuý điều trị cắt cơn nghiện ma tuý tại Trại tạm giam; tại cơ sở y tế; tại gia đình và cộng đồng, điểm tập trung gồm:

– Người nghiện ma tuý tập trung cắt cơn nghiện bằng phương pháp điện châm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, được hỗ trợ chi phí điều trị là 300.000 đồng/người/đợt điều trị, tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày; trường hợp không đủ sức khoẻ để điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý bằng thuốc hướng thần hoặc phương pháp điệm châm thì được cấp kinh phí mua các loại thuốc khác để điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại Bệnh viện Y học cổ truyền theo phác đồ được Bộ Y tế cho phép.

– Người nhà đi chăm sóc người nghiện ma tuý không đủ sức khoẻ hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý bằng thuốc hướng thần, đến kiểm tra sức khoẻ và điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh được hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày (Chỉ hỗ trợ cho 01 người nhà và trong thời gian người nghiện ma túy điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh).

– Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện tại cộng đồng, điểm tập trung theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ chi phí điều trị: 100.000 đồng/người/đợt điều trị (gồm tiền thuốc điều trị, tiền điện, nước, vệ sinh); tiền thăm hỏi 20.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày.

– Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện tại gia đình theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ tiền thuốc điều trị 70.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền thăm hỏi 20.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền ăn 60.000 đồng/người/đợt điều trị.

– Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện bằng thuốc hướng thần trong thời gian bị tạm giam, giữ tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ của cơ quan Công an, được hỗ trợ tiền thuốc cắt cơn nghiện: 70.000 đồng/người/đợt điều trị.

– Người nghiện ma tuý sau khi điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện, tiếp tục thực hiện quy trình quản lý sau cai tại gia đình và cộng đồng, không tái nghiện được hỗ trợ tiền ăn 3.000 đồng/người/ngày và tiền thăm hỏi 10.000 đồng/người/quý trong thời gian tối đa 12 tháng.

27– Hỏi: Chế độ hỗ trợ đối với người thực hiện chữa trị, cai nghiện ma tuý tại các trung tâm giáo dục lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Đáp:

Theo Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009; Nghị quyết số 352/2010/NQ-HĐND ngày 10.12.2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La và Quyết định số 2781/QĐ-UBND ngày 11.11.2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La quy định chế độ hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện tại các Trung tâm Giáo dục Lao động như sau:

– Hỗ trợ tiền ăn cho người cai nghiện tại các Trung tâm là 450.000 đồng/người/tháng (thời gian tối đa là 24 tháng);

– Hỗ trợ tiền điều trị tối đa 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

– Hỗ trợ tiền quần áo: 200.000 đồng/người/đợt điều trị (đối với đợt điều trị là 12 tháng), 400.000 đồng/người/đợt điều trị (đối với đợt điều trị 24 tháng).

– Hỗ trợ tiền hoạt động văn thể 60.000 đồng/người/năm hoặc lần chấp hành quyết định đối với đối tượng thời gian chấp hành quyết định dưới 1 năm.

– Hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh: 40.000 đồng/người/tháng (thời gian hỗ trợ là 12 tháng, tối đa là 24 tháng);

– Hỗ trợ tiền học nghề mức tối thiểu 500.000 đồng/người (chỉ hỗ trợ cho đối tượng lần đầu).

– Hỗ trợ tiền tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa có việc làm, bản thân gia đình thuộc diện khó khăn là 750.000 đồng/người

– Hỗ trợ mai táng phí đối với người nghiện ma tuý đang cai nghiện tử vong tại các Trung tâm Giáo dục Lao động:

+ Đối với học viên tử vong không có thân nhân hoặc thân nhân không đến kịp, mức hỗ trợ chi phí mai táng tối đa 5.000.000 đồng/ca tử vong.

+ Đối với học viên tử vong có thân nhân đến đưa về gia đình, hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình tối đa 3.000.000 đồng/ca tử vong.

28- Hỏi: Chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện của tỉnh Sơn La?

Đáp: Quyết định số 1294/QĐ-UB ngày 11/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện như sau:

– Chính sách dạy nghề:

UBND cấp xã chỉ đạo câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể tư vấn cho người sau cai nghiện lựa chọn, quyết định học nghề phù hợp với điều kiện sức khoẻ, trình độ, khả năng của mỗi người và nhu cầu thực tế của địa phương. Tổ chức giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý sau cai nghiện vào học nghề tại các Trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất hoặc trong các gia đình có nghề truyền thống tại địa phương.

– Tạo việc làm:

+ Tư vấn cho người sau cai nghiện và gia đình họ lựa chọn phương án phát triển sản xuất đồng thời hỗ trợ, cho vay vốn để họ tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức các cơ sở sản xuất, các điểm kinh doanh dịch vụ tại xã, phường, thị trấn thu hút người sau cai nghiện vào làm việc.

+ Tổ chức cho người sau cai nghiện làm gia công cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất.

+ Vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn thu hút người sau cai nghiện vào làm việc.

– Nghị quyết số 300-NQ/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về qui định: người nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quy trình cai nghiện của tỉnh (cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục Lao động, cộng đồng) không tái phạm, chưa có việc làm, bản thân và gia đình thuộc diện khó khăn được UBND huyện, thành phố xét trợ cấp tái hoà nhập cộng đồng với mức 750.000 đồng/người để tự tạo việc làm, ổn định đời sống.

29- Hỏi: Mức kinh phí hỗ trợ công tác cưỡng chế người vào cai nghiện ma tuý tại Trung tâm giáo dục lao động?

Đáp:

Theo điểm 4, mục II, phần B, Điều 1, Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 409-QĐ/UBND ngày 25.02.2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế (bao gồm cả người tái nghiện), kinh phí đưa người chưa được hỗ trợ cắt cơn nghiện vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục Lao động đối với 01 người nghiện ma tuý (chi trả cho tổ chức và cá nhân trực tiếp thực hiện; không áp dụng đối với trường hợp cai nghiện tự nguyện) như sau:

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động huyện, thành phố: Vùng I: 600.000 đồng/người; Vùng II: 800.000 đồng/người; Vùng III: 1.000.000 đồng/người.

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc thành phố Sơn La vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh là 900.000 đồng/người

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Yên Châu vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh: Vùng I: 900.000 đồng/người; Vùng II: 1.100.000 đồng/người; Vùng III: 1.300.000 đồng/người.

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Bắc Yên, Mộc Châu vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh: Vùng I: 1.100.000 đồng/người; Vùng II: 1.300.000 đồng/người; Vùng III: 1.500.000 đồng/người.

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh: Vùng I: 1.300.000 đồng/người; Vùng II: 1.500.000 đồng/người; Vùng III: 1.700.000 đồng/người.

– Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc huyện Sốp Cộp vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh: Vùng II: 1.700.000 đồng/người; Vùng III: 1.900.000 đồng/người;

Theo Nghị quyết số 352/2010/NQ-HĐND ngày 10.12.2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh:

– Đối với đơn vị thực hiện thu gom cưỡng chế từ 01 – 04 người nghiện/01 lần được vận dụng thanh toán tối đa không quá 1,5 lần so với mức tiền hỗ trợ thu gom đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động quy định tại Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND.

– Đơn vị tổ chức thu gom, cưỡng chế người nghiện, người tái nghiện đi cai nghiện tại các Trung tâm giáo dục lao động, trên đường bỏ trốn khi chưa bàn giao cho Trung tâm giáo dục lao động, được hỗ trợ kinh phí theo chi phí thực tế tổ chức thu gom đến nơi đối tượng bỏ trốn nhưng tối đa bằng 1/2 mức quy định tại Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND.

– Đối với người nghiện ma tuý, người tái nghiện thuộc đối tượng thu gom, cưỡng chế đã bàn giao cho các Trung tâm Giáo dục lao động thực hiện cắt cơn, cai nghiện, nhưng bỏ trốn lần 1 cho phép vận dụng bằng 1/2 mức tiền cưỡng chế quy định tại Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND. Các trường hợp để học viên bỏ trốn từ lần 2 trở lên các Trung tâm giáo dục lao động phải tự túc kinh phí truy tìm.

* Về phát hiện giải quyết tội phạm, điểm tệ nạn ma tuý:

30- Hỏi: Thế nào là điểm tệ nạn ma tuý, tội phạm ma tuý?

Đáp:

– Điểm tệ nạn ma tuý: Theo hướng dẫn số 1284/C17(P1) ngày 30.7.2009 của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm ma tuý thì điểm tệ nạn ma tuý là địa điểm cụ thể như bãi đất trống, nhà bỏ hoang, nhà vệ sinh công cộng, nghĩa trang, vườn hoa, gốc cây, gầm cầu, cột điện, cầu thang, vũ trường, quán ba, nhà hàng karaoke… mà ở đó đang diễn ra các tệ nạn ma tuý và hoạt động của một ổ nhóm tội phạm ma tuý nhất định hoặc là điểm tập trung mua bán và sử dụng ma tuý của các đối tượng nghiện ma tuý.

– Tội phạm ma tuý: là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma tuý của Nhà nước. Theo bộ luật hình sự gồm có các tội sau: tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý; tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác.

31- Hỏi: Quy trình tố giác, rà soát, xác minh tội phạm, điểm tệ nạn ma tuý?

Đáp: Hướng dẫn số 713-HD/BCĐ ngày 05.4.2010 của Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ về quy trình tố giác người buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma tuý, điểm tệ nạn ma tuý gồm 3 bước:

Bước 1: cấp uỷ, chính quyền đơn vị

– Tổ chức hội nghị cán bộ và nhân dân ở bản, tiểu khu, tổ dân phố; hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ban, ngành, đoàn thể tỉnh; phòng, ban, đoàn thể huyện; các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp; trung tâm giáo dục lao động tỉnh, huyện, thành phố theo kế hoạch của cấp huyện.

– Quán triệt các nội dung, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên.

– Thông báo công khai danh sách những người đã bị bắt và xử lý trên địa bàn về hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma tuý (riêng Trung tâm giáo dục lao động tỉnh, huyện, thành phố không thực hiện nội dung này).

– Thực hiện phát phiếu tố giác cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên, nhân dân… (phiếu có thể nộp ngay tại hội nghị, gửi vào hòm thư tố giác hoặc gửi trực tiếp cho đồng chí bí thư chi bộ, trưởng bản hoặc trưởng ban chỉ đạo 03 xã, phường, thị trấn; giám đốc trung tâm giáo dục lao động). Ngoài ra có thể gọi đến số điện thoại “nóng” của công an cấp huyện.

Bước 2: phân loại và xử lý phiếu tố giác

– Người thu phiếu (tại hội nghị hoặc tại các hòm phiếu): do đồng chí bí thư chi bộ hoặc trưởng bản, tiểu khu, tổ dân phố (nơi chưa có chi bộ) hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị thu.

– Thành phần kiểm phiếu: đồng chí bí thư chi bộ, trưởng chính quyền, trưởng ban chỉ đạo 03 cùng cấp và an ninh viên, công an viên của bản, tiểu khu, tổ dân phố.

– Thực hiện phân thành 02 loại:

+ Tố giác người buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma tuý;

+ Tố giác điểm tệ nạn ma tuý đang có biểu hiện hoạt động.

– Lập biên bản kiểm phiếu, chốt danh sách người bị tố giác theo mẫu và báo cáo trưởng ban chỉ đạo 03 xã, phường, thị trấn; sau đó bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị tự huỷ phiếu tố giác để bảo đảm bí mật tuyệt đối cho người tố giác.

Bước 3: xử lý kết quả tố giác

– Đối với các trường hợp bị tố giác cư trú tại địa bàn quản lý (tố giác tại chỗ hoặc do nơi khác chuyển đến):

+ Trưởng ban chỉ đạo 03 cấp xã giao đồng chí trưởng công an xã, phường, thị trấn chủ trì cùng đồng chí bí thư chi bộ, trưởng ban chỉ đạo 03 và công an viên, an ninh viên của bản, tiểu khu, tổ dân phố tổ chức rà soát, xác minh thông qua quan hệ gia đình, phản ánh của nhân dân nơi cư trú, nơi công tác hoặc nơi đã tố giác.

+ và chuyển danh sách đến trưởng ban chỉ đạo 03 cấp huyện để tổng hợp báo cáo số lượng, danh sách với Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ, đồng thời giao công an huyện, thành phố xây dựng kế hoạch giải quyết.

– Đối với các trường hợp bị tố giác không cư trú, công tác tại địa bàn: công an xã, phường, thị trấn lập và chuyển danh sách đến trưởng ban chỉ đạo 03 cấp huyện để giao công an huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, xử lý đối với các trường hợp bị tố giác trong cùng một huyện, thành phố. Những trường hợp bị tố giác thuộc các địa bàn huyện khác thì báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ chuyển đến ban chỉ đạo 03 cấp huyện nơi đối tượng bị tố giác cư trú, hoạt động chỉ đạo rà soát, xác minh, xử lý.

– Đối với các trường hợp tố giác tại Trung tâm giáo dục lao động, giám đốc trung tâm giáo dục lao động huyện, thành phố tổng hợp danh sách chuyển đồng chí trưởng ban chỉ đạo 03 huyện, thành phố giao công an huyện, thành phố chỉ đạo công an cấp xã rà soát, xác minh; Giám đốc trung tâm giáo dục lao động tỉnh tổng hợp danh sách báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo 03 tỉnh ủy chuyển ban chỉ đạo 03 cấp huyện chỉ đạo xem xét, giải quyết.

32– Hỏi: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm ma tuý, triệt xoá điểm tệ nạn ma tuý và giải quyết người nghiện ma tuý?

Đáp: Căn cứ Luật phòng chống ma tuý và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng, chống ma túy:

– Ngành Công an có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma tuý của các cơ quan, ban ngành; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma tuý; Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma tuý; tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma tuý, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật; tổ chức công tác giám định chất ma tuý và tiền chất; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý, giám định chất ma tuý và tiền chất; thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý; quản lý thông tin về các tội phạm về ma tuý; phối hợp trong việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện; thực hiện hợp tác về phòng, chống tội phạm về ma tuý.

– Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới; phối hợp với cơ quan hữu quan của nước khác để phát hiện, ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý của Bộ đội Biên phòng

– Ngành Tài chính có trách nhiệm: chủ trì phối hợp với ngành, chính quyền địa phương xây dựng dự toán kinh phí phòng, chống ma tuý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện; chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của cơ sở cai nghiện ma tuý, cơ sở quản lý sau cai nghiện; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện; thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở quản lý sau cai nghiện; thực hiện hợp tác về cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.

– Ngành Y tế có trách nhiệm: Hướng dẫn danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma tuý sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm; hướng dẫn, thủ tục xác định người nghiện ma tuý; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma tuý; thực hiện hợp tác về kiểm soát thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hướng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp xét nghiệm, xác định và cai nghiện cho người nghiện ma tuý ở xã, phường, thị trấn.

– Ngành Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma tuý; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.

– Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân.

33– Hỏi: Chính sách hỗ trợ kinh phí của tỉnh Sơn La đối với lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý, xét xử lưu động các vụ án liên quan ma tuý?

Đáp: Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về việc hỗ trợ kinh phí đấu tranh chống tội phạm ma tuý như sau:

– Hỗ trợ kinh phí cho lực lượng thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tội phạm ma tuý (Lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng…): 5.000.000 đồng/01 đối tượng bị bắt giữ và khởi tố theo tội danh quy định tại các Điều 194, 197, 198 hoặc 200 – Bộ Luật Hình sự.

– Hỗ trợ kinh phí xét xử lưu động các vụ án về ma tuý theo tội danh quy định tại Điều 194; 197; 198 hoặc 200 – Bộ Luật hình sự: Vùng I: 1.000.000 đồng/01 vụ án; Vùng II: 1.500.000 đồng/01 vụ án; Vùng III: 2.000.000 đồng/01 vụ án.

– Hỗ trợ cho cán bộ xã, phường, thị trấn và tổ bản trực tiếp tham gia đấu tranh phòng chống ma tuý 1.000.000 đồng/01 đối tượng bị bắt giữ và khởi tố theo các tội danh quy định tại các Điều 194, 197, 198, 200 – Bộ luật Hình sự xảy ra trên địa bàn của xã, phường, thị trấn (trừ trường hợp đối với các đối tượng bị bắt trên đường tuần tra và mở rộng chuyên án ma tuý của các cơ quan chức năng).

34– Hỏi: Chính sách hỗ trợ kinh phí của tỉnh Sơn La đối với lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ngoài tỉnh?

Đáp: Nghị quyết số 352/2010/NQ-HĐND ngày 10.12.2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của HĐND tỉnh Sơn La về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La quy định: Hỗ trợ kinh phí cho lực lượng thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tội phạm ma tuý (Lực lượng thuộc Bộ Công an; Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Tổng cục Hải quan và các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan thuộc các tỉnh, thành phố) bắt giữ và khởi tố bị can theo tội danh quy định tại các Điều 194, 197, 198 hoặc 200 – Bộ Luật hình sự trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mức hỗ trợ: 5.000.000 đồng/01 bị can.

35– Hỏi: Học viên đang cai nghiện tại các trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội phải thực hiện những biện pháp gì để phòng Lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Đáp: Thông tư Liên tịch số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09.11.2005 hướng dẫn phòng, chống Lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các Trung tâm chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội như sau:

– Tích cực rèn luyện sức khoẻ để nâng cao sức đề kháng bệnh.

– Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh phòng bệnh tại Trung tâm:

+ Giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;

+ Các vật dụng có dính máu, dịch tiết như quần áo, chăn màn, ga, gối… phải được ngâm nước xà phòng hoặc nước Javen 30 phút trước khi giặt;

+ Các chất thải có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương… phải được gom và để vào đúng nơi quy định;

+ Không dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn, ga, gối, bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

– Tham gia các hoạt động của Trung tâm về phòng, chống Lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

* Về chống tái trồng cây có chứa chất ma tuý:

36- Hỏi: Trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc chống trồng các loại cây có chứa chất ma tuý?

Đáp: Điều 8 Luật phòng chống ma tuý năm 2000 quy định:

– Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

– Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

37– Hỏi: Chính sách hỗ trợ đối với việc phá nhổ diện tích trồng cây thuốc phiện và chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với địa bàn có nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện của tỉnh Sơn La?

Đáp:

– Quyết định số 2950/QĐ-UBND ngày 28.11.2008 quy định chính sách hỗ trợ (thưởng) đối với tập thể phát giác và tổ chức phá nhổ diện tích trồng cây thuốc phiện (không cần bắt được đối tượng vi phạm) như sau: Trong một đợt ra quân, phát hiện, phá nhổ được từ 100m2 đến dưới 500m2 diện tích trồng cây thuốc phiện: thưởng 500.000 đồng; từ 500m2 đến dưới 1.000m2 thưởng 1.000.000 đồng; từ 1.000m2 đến dưới 2.000m2 thưởng 2.000.000 đồng; từ 2.000m2 đến dưới 4.000m2 thưởng 3.000.000 đồng; từ 4.000m2 đến dưới 7.000m2 thưởng 4.000.000 đồng; từ 7.000m2 đến dưới 10.000m2 thưởng 5.000.000 đồng; từ 10.000m2 đến dưới 30.000m2 thưởng 10.000.000 đồng; từ 30.000m2 trở lên thưởng 15.000.000 đồng.

– Theo Nghị số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La thì đối với các địa bàn tái trồng và địa bàn có nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện được tỉnh thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thay thế cây có chất ma tuý. Đẩy mạnh việc chuyển đổi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất phát triển các cây, con thay thế cây có chất ma tuý và chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời thực hiện hỗ trợ kinh phí đối với các xã, phường, thị trấn, tổ bản trọng điểm, phức tạp về tái trồng cây thuốc phiện với mức cụ thể như sau:

+ Xã trọng điểm: 10.000.000 đồng/xã/năm; xã phức tạp: 6.000.000 đồng/xã/năm.

+ Bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm: 2.000.000 đồng/tổ, bản/năm; bản, tiểu khu, tổ dân phố phức tạp: 1.000.000 đồng/tổ, bản/năm.

* Về phân loại, xây dựng, bàn giao, quản lý địa bàn:

38- Hỏi: Nội dung Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố; cơ quan, trường học không có ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La?

Đáp: Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 25.3.2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án bao gồm 5 nội dung, cụ thể như sau:

– Nội dung thứ nhất: thông tin, tuyên truyền phòng chống ma tuý.

– Nội dung thứ hai: đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý; giải quyết cơ bản tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý.

– Nội dung thứ ba: tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma tuý và hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện.

– Nội dung thứ tư: xoá bỏ và thay thế các loại cây có chứa chất ma tuý.

– Nội dung thứ năm: xây dựng bản, tiểu khu, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma tuý (cơ sở 4 không).

39- Hỏi: Việc ký kết giao ước thi đua về phòng chống ma tuý hàng năm được thực hiện như thế nào? những cá nhân, đơn vị nào phải ký kết?

Đáp: Việc ký kết giao ước thi đua về phòng chống ma túy được Ban Thường vụ tỉnh ủy chỉ đạo ký kết tại hội nghị tổng kết Kế hoạch tăng cường công tác phòng chống ma túy hàng năm, cụ thể:

– Cấp tỉnh: thực hiện ký kết giữa chủ tịch uỷ ban nhân dân 11 huyện, thành phố dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh; giữa các Trưởng Công an huyện, thành phố dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh; giữa các Đồn biên phòng dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; giữa các xã đạt, xã cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý.

– Cấp huyện: thực hiện ký kết giao ước thi đua giữa các xã, phường, thị trấn dưới sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội huyện, thành phố; giữa Trưởng Công an các xã, phường, thị trấn dưới sự chỉ đạo của Công an các huyện, thành phố; giữa các đơn vị đạt, đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý.

– Cấp xã: thực hiện ký kết giao ước thi đua giữa các bản, tiểu khu, tổ dân phố dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; giữa chủ tịch ủy ban nhân dân xã với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị – xã hội cấp xã; giữa Công an viên các bản, tiểu khu, tổ dân phố dưới sự chỉ đạo của Công an cấp xã;

– Cấp bản: ký kết việc thực hiện các nội dung trong công tác phòng chống ma tuý giữa các hộ gia đình với chính quyền tổ bản nơi cư trú;

– Các cơ quan, đơn vị, trường học: ký kết việc thực hiện các nội dung trong công tác phòng chống ma tuý giữa cán bộ, viên chức, công nhân, lao động, học sinh, sinh viên… với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học;

– Các đoàn thể chính trị – xã hội: ký kết việc thực hiện các nội dung trong công tác phòng chống ma tuý giữa các đoàn thể cấp dưới với đoàn thể cấp trên; giữa đoàn viên hội viên đối với tổ chức đoàn, hội.

40- Hỏi: Các tiêu chí để xác định đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý và đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý?

Đáp: Theo Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 29.10.2010 và Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 21.01.2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tiêu chí công nhận “đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý” và “đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý” có 05 tiêu chí như sau:

Tiêu chí 1: Công tác tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý; Cụ thể:

+ Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình: Đạt (10 điểm)

+ Có triển khai thực hiện nhưng chưa đầy đủ: Cơ bản đạt (5 điểm)

+ Bỏ mặc không thực hiện hoặc thực hiện cầm chừng, hình thức: Không đạt (0 điểm)

Tiêu chí 2: Công tác hỗ trợ cắt cơn và cai nghiện đối với người mắc nghiện ma tuý; Cụ thể:

+ Hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện cho toàn bộ người đã kết luận nghiện ma tuý (trừ trường hợp bất khả kháng do người nghiện không đủ sức khoẻ); không có người tái nghiện và không có người mới mắc nghiện ma tuý từ sau ngày 17/3/2006: Đạt (30 điểm)

+ Hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện cho toàn bộ người đã kết luận nghiện ma tuý (trừ trường hợp bất khả kháng do người nghiện không đủ sức khoẻ) và có không quá 20% người tái nghiện nhưng đã được giải quyết (tử vong, chuyển hẳn khỏi địa bàn, bị bắt kết án trên 02 năm tù giam, đưa vào trung tâm giáo dục lao động) và không có người mới mắc nghiện ma tuý từ sau ngày 17/3/2006: Cơ bản đạt (15 điểm)

+ Không thuộc các trường hợp nêu tại 02 mục trên: Không đạt (0 điểm)

Tiêu chí 3: Công tác giải quyết điểm tệ nạn ma tuý; Cụ thể:

+ Không có điểm tệ nạn ma tuý hoặc có nhưng đã được giải quyết (triệt xoá hoặc vận động từ bỏ) trước ngày 30/6 của năm đánh giá thẩm định: Đạt (20 điểm)

+ Có điểm tệ nạn ma tuý nhưng đã được giải quyết (triệt xoá hoặc vận động từ bỏ) trước khi thẩm định: Cơ bản đạt (10 điểm)

+ Không thuộc các trường hợp nêu tại 02 mục trên: Không đạt (0 điểm)

Tiêu chí 4: Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý; Cụ thể:

+ Không có người của địa phương mua bán, tàng trữ, vận chuyển… trái phép các chất ma tuý hoặc có nhưng đã đấu tranh làm rõ trước ngày 30/6 của năm đánh giá, thẩm định: Đạt (20 điểm)

+ Có người của địa phương mua bán, tàng trữ, vận chuyển… trái phép các chất ma tuý nhưng đã đấu tranh làm rõ trước khi thẩm định: Cơ bản đạt (10 điểm).

+ Không thuộc các trường hợp nêu tại 02 mục trên: Không đạt (0 điểm)

– Tiêu chí 5: Công tác phòng chống tái trồng cây có chứa chất ma tuý; cụ thể:

+ Không có người của địa phương trồng cây có chứa chất ma tuý; không có diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý tại địa bàn: Đạt (20 điểm)

+ Có người của địa phương tái trồng cây có chứa chất ma tuý; có diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý tại địa bàn nhưng đã được phát hiện xử lý theo Quy định trước khi thẩm định: Cơ bản đạt (10 điểm)

+ Không thuộc các trường hợp nêu tại 02 mục trên: Không đạt (0 điểm)

* Ghi chú: – Đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý tối thiểu phải đạt 80 điểm trở lên; có điểm tại mục a các tiêu chí 2, 3, 4 và không có điểm 0 tại tiêu chí 5.

– Đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý tối thiểu phải đạt 45 điểm trở lên và không có điểm 0 tại các tiêu chí 2, 3, 4, 5.

41– Hỏi: Chính sách hỗ trợ kinh phí của tỉnh trong việc giữ vững, xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý?

Đáp: Điểm 10.3, mục 10, phần II của Nghị Quyết 300/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh thì:

– Hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo 03 bản, tiểu khu, tổ dân phố giữ vững và phấn đấu đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, mức hỗ trợ theo quy mô bản, tiểu khu, tổ dân phố được quy định cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn không có ma tuý và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý trong năm tiếp theo: bản loại 1 là 400.000 đồng/năm; bản loại 2 là 350.000 đồng/năm; bản loại 3 và loại 4 là 300.000 đồng/năm.

+ Hỗ trợ bản, tiểu khu, tổ dân phố chưa đạt tiêu chuẩn không có ma tuý phấn đấu xây dựng đơn vị đạt chuẩn không có ma tuý trong năm tiếp theo: bản loại 1 là 1.000.000 đồng/năm; bản loại 2 là 800.000 đồng/năm; bản loại 3 và loại 4 là 600.000 đồng/năm.

– Hỗ trợ kinh phí để xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố đã được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý thực hiện các biện pháp giữ vững, xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, mức hỗ trợ như sau:

+ Xã, phường, thị trấn: 10.000.000 đồng/năm (thời gian tối đa là 5 năm).

+ Bản, tiểu khu, tổ dân phố giữ vững danh hiệu đơn vị không có ma tuý: 5.000.000 đồng/năm (thời gian tối đa là 5 năm).

42– Hỏi: Quy trình thủ tục bàn giao địa bàn đã triệt xoá các điểm tệ nạn ma tuý cho xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố quản lý?

Đáp: Hướng dẫn số 348-HD/BCĐ ngày 01.7.2007 của Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ quy trình bàn giao địa bàn gồm 3 bước sau:

Bước 1: Trên cơ sở kết quả theo dõi, tổng hợp công tác triệt xoá các điểm tệ nạn ma tuý và quản lý người sau hỗ trợ cắt cơn nghiện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trên toàn địa bàn; Ban chỉ đạo 03 các huyện uỷ, thành uỷ giao công an huyện, thành phố chủ trì phối hợp với phòng Lao động Thương binh & Xã hội cấp huyện, uỷ ban nhân dân và ban chỉ đạo 03 cấp xã rà soát, báo cáo kết quả làm sạch địa bàn.

Bước 2: Căn cứ báo cáo rà soát của liên ngành công an, lao động thương binh & xã hội cấp huyện, uỷ ban nhân dân và ban chỉ đạo 03 cấp xã; ban chỉ đạo 03 cấp huyện báo cáo ban thường vụ huyện uỷ, thành uỷ chỉ đạo uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác bàn giao địa bàn (thông báo bằng văn bản).

Bước 3: Căn cứ thông báo chỉ đạo của ban thường vụ huyện uỷ, thành uỷ; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chủ trì thực hiện công tác bàn giao địa bàn giữa uỷ ban nhân dân cấp huyện cho uỷ ban nhân dân cấp xã; chỉ đạo uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì bàn giao địa bàn cho cấp uỷ, chính quyền tổ bản quản lý (theo mẫu biên bản quy định)

Các thành phần tham gia bàn giao gồm :

– Bàn giao địa bàn giữa Uỷ ban nhân dân cấp huyện với cấp xã:

+ Bên giao: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Trưởng công an huyện, thành phố; Trưởng ban chỉ đạo 03 huyện uỷ, thành uỷ.

+ Bên nhận: Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng công an, Trưởng ban chỉ đạo 03 cấp xã.

– Bàn giao địa bàn giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với tổ bản:

+ Bên giao: Uỷ ban nhân dân cấp xã gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng công an, Trưởng ban chỉ đạo 03 cấp xã.

+ Bên nhận: Tổ, bản gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng tổ bản, tổ trưởng an ninh hoặc trưởng ban bảo vệ dân phố.

43– Hỏi: Nội dung của các tiêu chí trong phân loại xã (phường, thị trấn), bản (tiểu khu, tổ dân phố) trọng điểm, phức tạp về ma tuý hàng năm?

Đáp: Hướng dẫn số 28-HD/TU ngày 11.5.2009 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phân loại xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố liên quan đến tệ nạn ma tuý, thì:

– Xã trọng điểm về ma tuý là xã có một trong các tiêu chí sau: Có từ 200 người nghiện ma tuý trở lên (có trong danh sách quản lý hiện hành, bao gồm cả người tạm trú); hoặc có từ 50 người phạm tội ma tuý chưa được xoá án tích trở lên; hoặc có từ 10 điểm mua bán trái phép chất ma túy trở lên đang có biểu hiện hoạt động; hoặc có từ 20.000 m2 trở lên diện tích tái trồng cây thuốc phiện trong năm.

– Xã phức tạp về ma tuý là xã có một trong các tiêu chí sau: Có từ 100 đến dưới 200 người nghiện ma tuý (có trong danh sách quản lý hiện hành, bao gồm cả người tạm trú); hoặc có từ 25 đến dưới 50 người phạm tội ma tuý chưa được xoá án tích; hoặc có từ 05 đến 09 điểm mua bán trái phép chất ma túy đang có biểu hiện hoạt động; hoặc có từ 10.000 m2 đến dưới 20.000 m2 diện tích tái trồng cây thuốc phiện trong năm.

– Bản trọng điểm về ma tuý là bản có một trong các tiêu chí sau:

+ Có từ 30% số hộ trở lên có người mắc nghiện ma tuý có trong danh sách quản lý hiện hành, bao gồm cả người tạm trú (tối thiểu bản loại 1 từ 45 người, bản loại 2 từ 30 người, bản loại 3 từ 15 người, bản loại 4 từ 10 người trở lên).

+ Có từ 15% số hộ trở lên có người phạm tội về ma tuý chưa được xoá án tích (tối thiểu bản loại 1 từ 22 người, bản loại 2 từ 15 người, bản loại 3 từ 10 người, bản loại 4 từ 05 người trở lên).

+ Có từ 2% hộ gia đình trở lên có điểm mua bán trái phép chất ma túy có biểu hiện hoạt động (tối thiểu bản loại 1 từ 03 điểm, bản loại 2 từ 02 điểm, bản loại 3 và 4 từ 01 điểm trở lên).

+ Có từ 5.000 m2 trở lên diện tích tái trồng cây thuốc phiện trong năm.

– Bản phức tạp về ma tuý là bản có một trong các tiêu chí sau:

+ Có từ 20% đến dưới 30% số hộ có người mắc nghiện ma tuý có trong danh sách quản lý hiện hành, bao gồm cả người tạm trú (bản loại 1 từ 30 đến 44 người, bản loại 2 từ 20 đến 29 người, bản loại 3 từ 10 đến 19 người, bản loại 4 từ 04 đến 09 người).

+ Có từ 10% đến dưới 15% số hộ có người phạm tội về ma tuý chưa được xoá án tích (bản loại 1 từ 15 đến 21 người, bản loại 2 từ 10 đến 14 người, bản loại 3 từ 05 đến 09 người, bản loại 4 từ 03 đến 04 người).

+ Có từ 1,5% đến dưới 2% số hộ gia đình có điểm mua bán trái phép chất ma túy có biểu hiện hoạt động (bản loại 1 có 02 điểm, bản loại 2 có 01 điểm, bản loại 3 và 4 không áp dụng tiêu chí này).

+ Có từ 2.500 m2 đến dưới 5.000 m2 diện tích tái trồng cây thuốc phiện trong năm.

44– Hỏi: Chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với việc giải quyết địa bàn trọng điểm, phức tạp như thế nào?

Đáp: Mục 11 phần II Nghị Quyết 300/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh thì kinh phí hỗ trợ đối với xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm, phức tạp về ma túy được quy định cụ thể như sau:

– Xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy được hỗ trợ: 10.000.000 đồng/xã/năm; Xã, phường, thị trấn phức tạp về ma túy được hỗ trợ: 6.000.000 đồng/xã/năm.

– Bản, tiểu khu, tổ dân phố trọng điểm về ma túy được hỗ trợ: 2.000.000 đồng/tổ, bản/năm; bản, tiểu khu, tổ dân phố phức tạp về ma túy được hỗ trợ: 1.000.000 đồng/tổ, bản/năm.

* Về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác phòng chống ma tuý:

45-Hỏi: Trách nhiệm của người nghiện ma tuý và của gia đình có người nghiện ma tuý trong việc cai nghiện ma tuý ?

Đáp: Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008 quy định người nghiện ma tuý và gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm như sau:

Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

– Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;

– Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.

Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:

– Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;

– Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

– Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

46– Hỏi: Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ tổ bản trong công tác phòng chống ma tuý?

Đáp: Hướng dẫn số 621/HD-SNV ngày 16.10.2006 của Sở Nội vụ về trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố trong công tác phòng chống ma tuý:

– Thực hiện sự chỉ đạo, phân công của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân; Ban chỉ đạo 03 xã, phường, thị trấn và bản, tiểu khu, tổ dân phố trong công tác phòng chống ma tuý. Phát huy tính tích cực, chủ động, đề cao trách nhiệm nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn.

– Tuyên truyền vận động nhân dân trong xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố tích cực tham gia phòng chống ma tuý. Thực hiện hỗ trợ cắt cơn nghiện, chữa trị, quản lý người sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

– Phát hiện người nghiện và người tái nghiện; các điểm, tụ điểm, người buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, kịp thời báo cáo trưởng ban chỉ đạo 03 giải quyết theo qui trình.

– Theo chức trách nhiệm vụ được phân công, thường xuyên, chủ động phối hợp với gia đình có người lỡ mắc nghiện và ban chủ nhiệm câu lạc bộ 03 làm tốt việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người mắc nghiện ma tuý từ bỏ ma tuý. Theo phương châm kiên quyết, kiên trì, liên tục, thống nhất, đồng bộ và có quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.

47– Hỏi: Trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với công tác quản lý sau cai nghiện ma tuý?

Đáp: Quyết định số 1949/QĐ-UB ngày 11.5.2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với công tác quản lý sau cai nghiện ma tuý như sau:

– Đối với Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

+ Quản lý, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau cai nghiện tại địa phương; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống ma tuý và quản lý giáo dục, động viên giúp đỡ người nghiện ma tuý sau cai nghiện.

+ Quản lý tạm vắng, tạm trú và có sổ theo dõi sự di biến động của người nghiện ma tuý sau cai nghiện.

+ Hàng tháng phải có nhận xét về sự thay đổi nhân cách, hành vi của người nghiện ma tuý sau cai nghiện, kịp thời ngăn chặn các hành vi có thể dẫn đến tái nghiện.

+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức kinh tế – xã hội của địa phương hỗ trợ vay vốn, xoá đói giảm nghèo cho người nghiện ma tuý sau cai nghiện và gia đình họ.

+ Xử lý người nghiện ma tuý sau cai vi phạm các cam kết cai nghiện, tái nghiện theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo pháp luật hiện hành.

– Đối với bản, tiểu khu, tổ dân phố:

+ Phân công các hộ giúp đỡ, giáo dục từng người đã được cai nghiện.

+ Báo cáo kịp thời các hành vi của người nghiện sau cai với xã, phường…

48- Hỏi: Trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác phòng chống ma tuý?

Đáp:

– Nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, các quy định của Nhà nước và các văn bản của địa phương về công tác phòng, chống ma tuý; thực hiện nghiêm túc tư tưởng chỉ đạo, phương châm, khẩu hiệu hành động của tỉnh đã đề ra

– Tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục phòng chống ma tuý, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân trong công tác phòng chống ma tuý.

– Không để phát sinh đoàn viên, hội viên và những người thuộc tổ chức mình quản lý mắc nghiện ma tuý; tái trồng cây thuốc phiện hoặc cây có chứa chất ma tuý.

– Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp tổ chức thực hiện nghiêm túc qui trình phòng, chống tệ nạn ma tuý đối với đoàn viên, hội viên: Chỉ đạo đoàn thể phối hợp thực hiện dứt điểm báo cáo giải trình đối với đoàn viên, hội viên có biểu hiện liên quan đến sử dụng trái phép các chất ma tuý; lập hồ sơ, hỗ trợ cắt cơn nghiện hoặc cai nghiện ma tuý và quản lý theo quy định đối với tất cả đoàn viên, hội viên đã kết luận mắc nghiện ma tuý; kịp thời phát hiện đoàn viên, hội viên tái nghiện; phối hợp với chính quyền cùng cấp thu thập tài liệu, lập hồ sơ giải quyết đối với đoàn viên, hội viên chưa hỗ trợ cai nghiện, tái nghiện nhưng không chấp hành quy trình cai nghiện vào cai nghiện tại trung tâm giáo dục lao động; quản lý, theo dõi, giúp đỡ đoàn viên, hội viên sau hỗ trợ cắt cơn nghiện, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; phối hợp xét cấp giấy chứng nhận hoàn thành việc cai nghiện, quản lý và xét công nhận hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện đối với tất cả đoàn viên, hội viên không tái nghiện đủ điều kiện theo quy định; chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện cơ chế, chính sách cho người sau cai nghiện vay vốn phát triển sản xuất; tạo việc làm, tìm việc làm mới cho đoàn viên, hội viên đã được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện ma tuý đang quản lý tại gia đình và cộng đồng không tái nghiện.

– Thường xuyên tham gia tố giác, phối hợp rà soát, răn đe và báo cáo cơ quan chức năng đưa vào diện quản lý đối với tất cả đoàn viên, hội viên có biểu hiện hoạt động tội phạm ma tuý; phối hợp với chính quyền và lực lượng Công an các cấp tập trung cao truy quét tội phạm ma tuý, triệt xoá tất cả các điểm tệ nạn ma tuý; trọng tâm là các điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng và bán lẻ trái phép các chất ma tuý; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và ban chỉ đạo 03 cơ sở thực hiện các giải pháp quản lý địa bàn không để phát sinh hoặc tái phát điểm tệ nạn ma tuý.

– Thực hiện giữ vững, xây dựng các tổ chức đoàn thể không có ma tuý; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học giải quyết triệt để đoàn viên, hội viên nghiện, tái nghiện ma tuý theo đúng qui định.

– Phối hợp tốt với cấp uỷ, chính quyền và các đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống tệ nạn ma tuý tại tất cả các cơ quan, đơn vị, địa bàn; quan tâm đồng bộ giữa phòng và chống, chú trọng những địa bàn trọng điểm, phức tạp.

49– Hỏi: Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong phòng, chống ma tuý?

Đáp: Tại Điều 10 Luật phòng, chống ma tuý thì nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

– Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

– Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

– Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

50-Hỏi: Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong quản lý, cấp giấy chứng nhận cho người hoàn thành xong qui trình cai nghiện ma tuý?

Đáp: Hướng dẫn số 725/HD-LĐTB&XH, ngày 13.11.2006 của Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La qui định cụ thể trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

– Hướng dẫn công tác quản lý, giúp đỡ của bản, tiểu khu, tổ dân phố với những người đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xong qui trình cai nghiện ma tuý.

– Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phân công người trực tiếp giúp đỡ đối với người đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xong qui trình cai nghiện ma tuý; Định kỳ một tháng 01 lần có báo cáo với bản, tiểu khu, tổ dân phố.

– Chỉ đạo công an xã, phường, thị trấn lập danh sách, hồ sơ để quản lý và theo dõi việc phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của những người đã được cấp giấy chứng nhận.

– Mỗi tháng 01 lần bản, tiểu khu, tổ dân phố tổ chức họp để xem xét báo cáo, nhận xét, đánh giá về công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối với những người đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xong qui trình cai nghiện ma tuý; Đề ra những biện pháp quản lý, giúp đỡ đối với những người đã được cấp giấy chứng nhận để tiếp tục chỉ đạo bản, tiểu khu, tổ dân phố triển khai thực hiện.

– báo cáo kết quả công tác quản lý, giáo dục giúp đỡ đối với những người đã được cấp giấy chứng nhận với Ban chỉ đạo 03 của huyện, thành uỷ (một tháng 01 lần). Thông báo với nhà trường hoặc cơ quan, đơn vị (đối với những trường hợp là học sinh, sinh viên hoặc cán bộ công chức) về kết quả rèn luyện và sự tiến bộ của những người đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành xong qui trình cai nghiện ma tuý, để tiếp tục phối hợp thực hiện công tác quản lý, giúp đỡ.

MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI MA TUÝ, HIV/AIDS

Câu 1. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm có nhiệm vụ và quyền hạn gì ?

Trả lời:

Theo Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ thì Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
  2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động của các Bộ, Ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
  3. Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức phối hợp các Bộ, Ngành, các đoàn thể và hướng dẫn chỉ đạo việc lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế hoạch và nguồn lực của công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo những yêu cầu, mục tiêu chung.
  4. Tổng hợp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

Câu 2. Tổ chức làm công tác phòng chống AIDS ở các ngành, các cấp được pháp luật qui định như thế nào ?

Trả lời:

Quyết định số 61/2000/QĐ – TTg ngày 05/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã qui định tổ chức làm công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở các ngành, các cấp như sau:

  1. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên cơ sở hợp nhất các Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy, Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS do một Thứ trưởng (hoặc tương đương) làm Trưởng ban, có bộ làm việc kiêm nhiệm thuộc biên chế của Bộ, Ngành.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên cơ sở hợp nhất các Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy, Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, Ban chỉ đạo 87 do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban; các Phó trưởng ban và các thành viên khác có cơ cấu tương tự như Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai và phối hợp công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ở địa phương; chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và của các cơ quan thành viên tương tự chức năng như Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS, tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn.

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như thế nào trong Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Nghị định số 34/CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 của Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì Ựỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trong phạm vi địa phương mình.

Điều 18 của Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này quy định cụ thể trách nhiệm của Ựỷ ban nhân dân các cấp như sau:

1- Tổ chức việc triển khai thực hiện các quy định của Pháp luật về Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân trong địa phương về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

2- Chỉ đạo triển khai việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS gắn với việc phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy tại địa phương.

3- Sử dụng ngân sách phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đúng mục tiêu, vận động sự đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ ngân sách dành cho hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.

4- Vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia việc chăm sóc sức khỏe, tinh thần người bị nhiễm HIV/AIDS, bảo đảm cho họ không bị phân biệt đối xử và được hòa nhập vào cộng đồng.

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở đối với công tác phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS trong trường học?

Trả lời:

Ban Chấp hành CĐCS phối hợp với chuyên môn, các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

– Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến toàn thể CBGV-CNVCLĐ và toàn thể học sinh về công tác phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS; bằng các hình thức hoạt động như tổ chức học tập, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên về công tác phòng chống ma tuý, HIV/AIDS.

– Cùng với chuyên môn, các đoàn thể kiên trì giáo dục thuyết phục những người mắc tệ nạn ma tuý, giúp đỡ họ cai nghiện, từ bỏ ma tuý trở lại hoàn lương, tái hoà nhập cộng đồng.

– Phối hợp với chuyên môn, các đoàn thể thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tình hình trật tự, an ninh trường học; Kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS.

– Phối hợp xây dựng mô hình “Trường học không có ma tuý” bằng các hoạt động thiết thực, sinh động như: Hoạt động VH-TDTT, hình thành các câu lạc bộ trong trường học(đọc sách, bình thơ, kể chuyện, yêu âm nhạc…)

– Tổ chức các chiến dịch truyền thông phòng chống ma tuý, nhân tháng hành động PCMT, nhân dịp ngày quốc tế và ngày toàn dân phòng chống ma tuý (26/6) hàng năm.

– Hàng năm tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý, HIV/AIDS.

Câu 5. Xin cho biết trách nhiệm của y tế tư nhân trong việc phòng chống AIDS ?

Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cấp ủy §ảng, trong đó Ngành y tế đóng vai trò chủ chốt. Chính từ nhận thức như vậy nên Điều 16 Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 về cụ thể hóa một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân đã qui định: Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việc phòng chống bệnh lây truyền qua đường sinh dục, bệnh nghiện ma túy, bệnh AIDS và một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gây nguy hại cho xã hội.

Việc tham gia của hệ thống y tế tư nhân vào việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS đã thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa công tác y tế và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế.

Câu 6. Trạm y tế xã, phường có vai trò gì trong việc quản lý, theo dõi và điều trị tại nhà cho người bị nhiễm HIV/AIDS?

Theo phân cấp quản lý và thực hành kỹ thuật trong khám bệnh và chữa bệnh ở các tuyến, thì trạm y tế xã, phường có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của tuyến trên về các bệnh xã hội, bệnh mạn tính như: Lao, phong, tâm thần, thần kinh, sốt rét, bướu cổ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, lao xương khớp, đau thần kinh, hen, hội chứng thận hư đã hết phù, chống nhiễm trùng cơ hội cho người đã nhiễm HIV/AIDS, quản lý, tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ ( tưa).

Như vậy, Trạm y tế xã phường là tuyến cuối cùng trong hệ thống y tế Nhà nước nên chỉ có nhiệm vụ chống nhiễm trùng cơ hội cho người đã nhiễm HIV/AIDS, quản lý, tư vấn, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ.

Câu 7. Xin cho biết cơ cấu tổ chức của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ?

Theo quy định tại Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 01/QĐ- UBQG61 ngày 10/10/2000 của Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm ban hành về việc Quy chế hoạt động của Ủy ban quốc gia thì Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm gồm có các thành viên như đã nêu ở phần trả lời của câu hỏi số 1 và bốn cơ quan giúp việc, bao gồm:

  1. Một bộ phận thuộc Văn phòng Chính phủ giúp Chủ tịch ủy ban Quốc gia tổng hợp các hoạt động chung của ủy ban Quốc gia.
  2. Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy đặt tại Bộ Công an, trên cơ sở Văn phòng ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy trước đây.

Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy có con dấu và tài khoản riêng.

  1. Văn phòng thường trực phòng, chống AIDS đặt tại Bộ Y tế, trên cơ sở Văn phòng ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS trước đây. Chuyển giao để Bộ Y tế quản lý toàn bộ cán bộ và cơ sở vật chất của Văn phòng ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS.

Văn phòng thường trực phòng, chống AIDS có con dấu và tài khoản riêng.

  1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Phần hai:

40 TÌNH HUỐNG PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ VÀ CÁCH THỨC XỬ LÝ

I- TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ

1- Tình huống 1: Anh A có 01 phiếu phát giác của nhân dân nghi có sử dụng trái phép chất ma tuý, qua xác minh sàng lọc BCĐ 03 đưa vào danh sách đề nghị đi xét nghiệm nhưng anh A đã có biểu hiện chống đối, đe doạ, lăng mạ. Trường hợp này cần xử lý như thế nào?

Căn cứ Hướng dẫn số 713-HD/BCĐ ngày 05.4.2010 của Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ về quy trình tố giác người buôn bán, vận chuyển tàng trữ các chất ma tuý, điểm tệ nạn ma tuý; phát giác người sử dụng các chất ma tuý quy định:

Khi có kết quả phát giác thì đồng chí trưởng hoặc phó ban công an xã, phường, thị trấn chủ trì cùng đồng chí bí thư chi bộ, trưởng ban chỉ đạo 03 và công an viên, an ninh viên của bản, tiểu khu, tổ dân phố phải tổ chức rà soát, xác minh thông qua quan hệ gia đình, phản ánh của nhân dân nơi cư trú, nơi công tác hoặc nơi đã phát giác của anh A, nếu có đủ căn cứ nghi anh A sử dụng trái phép chất ma tuý thì đưa anh A vào danh sách và đề nghị anh A đi xét nghiệm.

Việc không chấp hành đi xét nghiệm và có hành vi chống đối, lăng mạ, đe doạ lãnh đạo của anh A là sai. Đại diện cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cần gặp gỡ anh A để giải thích, tuyên truyền, vận động tại sao nhân dân phát giác anh mà không phát giác người khác và khuyên anh A tự nhận (nếu đã mắc nghiện) hoặc đi xét nghiệm để làm rõ sự trong sạch và minh bạch của bản thân và yêu cầu anh A chịu trách nhiệm trước những lời đe doạ, lăng mạ

Nếu mời anh A đến xét nghiệm 1 đến 2 lần nhưng anh A không đến hoặc không có báo cáo giải trình thì xã phát giấy triệu tập, cho công an viên và đội thanh niên tình nguyện dẫn anh đến chỗ xét nghiệm hoặc thành lập tổ xét nghiệm đột xuất để lên kế hoạch xét nghiệm đột xuất đối với anh A.

2-Tình huống 2: Khi phát hiện người thân mình nghiện ma tuý. Anh (chị) sẽ xử lý thế nào?

– Tự giác khai báo với Ban Chỉ đạo 03 ở nơi cư trú và các cơ quan pháp luật để có sự tư vấn cần thiết và phối hợp ngăn chặn;

– Tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao con em, người thân của mình mắc nghiện; vận động người thân trong gia đình không nên kỳ thị, hắt hủi, chửi mắng, xa lánh mà cần cảm thông, động viên, giải thích để con em, người thân nhận ra sai lầm về hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý và tác hại của ma tuý;

– Phối hợp với Ban Chỉ đạo 03 cơ sở và các cơ quan chức năng vận động và đưa con em, người thân đi hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện và thực hiện quy trình quản lý theo quy định;

– Nghiêm khắc kiểm điểm lại hành vi thiếu trách nhiệm của mình trong quản lý, giáo dục và quan tâm, dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc chăm sóc, giúp đỡ, quản lý con em, người thân sau cai nghiện.

3- Tình huống 3: Anh B là người nghiện ma tuý bị toà tuyên phạt 12 tháng tù cho hưởng án treo, nay tái nghiện. Vậy anh B có phải cắt cơn, cai nghiện tại cộng đồng không ?

Theo Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà phạm tội, nếu thời gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma túy thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù phải tiếp tục cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn phải thực hiện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Như vậy anh B phải thực hiện cai tái nghiện ma túy bắt buộc tại các Trung tâm giáo dục lao động trong tỉnh theo quy trình, quy định; sau khi cai tái nghiện trở về địa phương vẫn phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của gia đình, chính quyền và đoàn thể địa phương.

4- Tình huống 4: Trong đợt tư vấn xét nghiệm tại xã A anh B thừa nhận bản thân có sử dụng ma tuý 3 năm nhưng đã tự bỏ được 10 tháng, nay anh B không ký cam kết tự nhận mình nghiện ma tuý. Là người trực tiếp tư vấn anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ Hướng dẫn số 713-HD/BCĐ ngày 05.4.2010 của Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ về quy trình tố giác người buôn bán, vận chuyển tàng trữ các chất ma tuý, điểm tệ nạn ma tuý; phát giác người sử dụng các chất ma tuý. Là người trực tiếp tư vấn thì:

– Cần phân tích cho anh B hiểu thật rõ tác hại, hiểm hoạ của ma tuý gây ra đối với bản thân người nghiện, với gia đình và xã hội; tư vấn các chế độ, chính sách của tỉnh Sơn La trong công tác phòng chống ma tuý là rất ưu việt và nhân đạo.

– Hỏi xem nguyên nhân lý do nghiện, đã tự bỏ 10 tháng, từ đó đến nay làm gì, đã tự cai bằng cách nào, cách thức ra sao, trong thời gian đó thường xuyên đi đâu, làm gì, thường quan hệ với ai… tuỳ theo cách trả lời của anh B người tư vấn sẽ có cách tư vấn cho hợp lý.

– Nếu anh B trả lời vòng vo sai sự thật thì vừa tiếp tục phân tích các chủ trương, chính sách của tỉnh, vừa có thái độ kiên quyết hơn để anh B thấy rõ được tác hại của nghiện ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS, làm sa sút kinh tế gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến hạnh phúc gia đình, từ đó để B tự nhận và ký cam kết.

– Nếu anh B cố tình không nhận thì anh B phải ký cam kết sẵn sàng xét nghiệm ma tuý bằng các hình thức khác khi có yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và phải chịu mọi phí tổn, trách nhiệm trước pháp luật khi phát hiện có ma tuý trong cơ thể và bị cưỡng chế cai nghiện tại các trung tâm giáo dục lao động.

5- Tình huống 5: Anh C có quyết định đi cai nghiện ma tuý tập trung 24 tháng tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh. Nhưng anh C mới đi được 3 tháng thì về nhà không rõ lý do. Trường hợp này Ban Chỉ đạo 03 cơ sở (tổ bản) cần xử lý như thế nào ?

Căn cứ Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10.6.2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở chữa bệnh tại các trung tâm giáo dục lao động; Hướng dẫn số 516/HD-LĐTBXH ngày 18.7.2008 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh về quy trình lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai đối với người nghiện ma tuý thì trường hợp của anh C xử lý như sau:

– Đến gặp anh C và gia đình hỏi thăm, tìm hiểu lý do gì mới đi cai nghiện được 3 tháng mà anh C đã về.

– Nếu Trung tâm giáo dục lao động cho về chữa bệnh thì kiểm tra giấy tờ có đúng theo quy định không, nếu đúng thì vận động gia đình cùng với cơ sở y tế để tạo điều kiện cho anh C điều trị chữa bệnh theo quy định.

– Nếu anh C bỏ trốn về thì Ban Chỉ đạo 03 cơ sở báo cáo cấp uỷ, chính quyền và cùng phối hợp với lực lượng Công an, Trung tâm nơi học viên bỏ trốn có biện pháp vận động hoặc cưỡng chế anh C quay trở lại trung tâm tiếp tục cai nghiện theo quy định.

6- Tình huống 6: Anh D đã hỗ trợ cắt cơn và được bàn giao về gia đình cộng đồng quản lý 12 tháng không tái nghiện. Anh D đề nghị chính quyền nơi cư trú đưa anh ra khỏi danh sách quản lý người nghiện ma tuý, như vậy có đúng quy định của tỉnh không?

Theo Hướng dẫn 803/HD-LĐTBXH ngày 12.12.2007; Hướng dẫn số 516/HD-LĐTBXH ngày 18.7.2008 của Sở lao động Thương binh và Xã hội quy định: người nghiện ma tuý được đưa ra khỏi danh sách quản lý ở bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị là người:

– Đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cai nghiện ma tuý tiếp tục được quản lý, giáo dục sau thời gian tối thiểu là 01 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận không tái nghiện ma tuý;

– Đã tử vong;

– Đã chuyển hộ khẩu thường trú ra khỏi địa bàn (xã, phường, thị trấn). Người nghiện ma tuý đi khỏi địa bàn không rõ lý do từ 02 năm trở lên (phạm vi xã, phường, thị trấn);

– Người nghiện ma tuý phạm tội, thi hành án phạt tù có thời hạn từ 02 năm trở lên có thông báo của cơ quan tố tụng có thẩm quyền;

– Người nghiện ma tuý có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (có thông báo của nơi tiếp nhận).

Như vậy, anh D sau khi hỗ trợ cắt cơn nghiện được bàn giao về gia đình, cộng đồng quản lý sau 12 tháng nếu không tái nghiện thì chỉ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành quy trình cai nghiện do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp và phải tiếp tục quản lý thêm 12 tháng theo đúng quy trình nếu không tái nghiện mới được đưa ra khỏi danh sách quản lý;

Do đó đề nghị của anh D chưa đúng theo quy định, cần giải thích cho anh hiểu rõ anh cần đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình cai nghiện và tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, chịu sự quản lý tại gia đình và cộng đồng tối thiểu 12 tháng nữa mới đảm bảo đủ điều kiện để loại ra khỏi danh sách người nghiện ma tuý theo quy định.

7- Tình huống 7: Gia đình anh E có con mắc nghiện ma tuý, vì “thương con” nên giấu Ban Chỉ đạo 03 và hàng xóm không muốn con đi cai nghiện. Với trách nhiệm là thành viên BCĐ anh (chị) nên khuyên giải, vận động gia đình anh E như thế nào ?

– Trước hết phải cùng với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể cơ sở kiên trì, thường xuyên quan tâm đến gia đình anh E, tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của gia đình để kịp thời động viên, giúp đỡ;

– Tuyên truyền, thuyết phục để gia đình thấy rõ tác hại của ma tuý đối với bản thân người nghiện, với gia đình và xã hội;

– Nếu người mắc nghiện không được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện kịp thời sẽ nghiện nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, hạnh phúc và kinh tế của bản thân, gia đình.

– Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước; những chính sách cụ thể ưu đãi của tỉnh đối với những người thực hiện cai nghiện;

– Phối hợp với đoàn thể, chính quyền nơi cư trú, đặc biệt là kết hợp với những gia đình có con em cai được nghiện thành công đến gặp gỡ, động viên gia đình tự giác đưa con em mình đi cai nghiện;

8- Tình huống 8: Anh F đã thực hiện hỗ trợ cắt cơn tại cộng đồng 10 ngày, hết 10 ngày tổ cai nghiện của xã kiểm tra bằng test thử nhanh ma tuý kết quả dương tính (+) kết luận hiện tại anh F có ma tuý trong cơ thể. Trường hợp này giải quyết thế nào?

Thực hiện quyết định số 1294-QĐ/UBND ngày 11.5.2006 của UBND tỉnh về việc ban hành quy trình hỗ trợ, cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, trường hợp anh F nên xử lý như sau:

– Khẳng định anh F vẫn còn lượng ma tuý trong cơ thể, nguyên nhân người có thể do thẩm lậu ma tuý vào nơi hỗ trợ cắt cơn hoặc do anh F nghiện quá nặng, sử dụng ma tuý lâu năm.

– Anh F chưa hoàn thành theo quy trình hỗ trợ cắt cơn nghiện, không đủ tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành quy trình hỗ trợ cắt cơn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

– Ban Chỉ đạo 03 và tổ cai nghiện của xã, phường, thị trấn tiếp tục cho anh F tham gia cắt cơn, cai nghiện để hoàn thành theo quy định.

9- Tình huống 9: Tại địa phương anh (chị) có người mắc nghiện ma tuý phải thực hiện cưỡng chế để đưa đi cai nghiện tại trung tâm giáo dục lao động theo quyết định của UBND cấp huyện, người đó không đi mà xin được hỗ trợ cắt cơn nghiện tại gia đình. Trường hợp này xử lý như thế nào?

Theo nội dung tư vấn cho những người nghi nghiện ma tuý do nhân dân phát giác trước khi xét nghiệm, người mắc nghiện ma tuý có thể được lựa chọn các hình thức hỗ trợ cắt cơn nghiện và cai nghiện:

– Hỗ trợ cắt cơn bằng thuốc hướng thần và quản lý tại gia đình: áp dụng đối với những người nghiện nhẹ, tự giác, tự nguyện và gia đình có cam kết với chính quyền quản lý, giúp đỡ trong thời gian hỗ trợ cắt cơn và quản lý chặt chẽ sau hỗ trợ cắt cơn nghiện.

– Hỗ trợ cắt cơn bằng thuốc hướng thần tại điểm tập trung của xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình: với những người mắc nghiện nhẹ, tự giác, tự nguyện song gia đình có nhiều khó khăn.

– Hỗ trợ cắt cơn bằng phương pháp châm cứu tại Bệnh viện y học cổ truyền và quản lý tại gia đình với những người tự giác, tự nguyện song do không đủ sức khoẻ để hỗ trợ cắt cơn bằng thuốc hướng thần.

– Hỗ trợ cắt cơn bằng thuốc hướng thần, cedemex tại các Trung tâm giáo dục lao động đối với những người mắc nghiện nhẹ, tự giác, tự nguyện song gia đình, địa phương không có điều kiện tổ chức hỗ trợ cắt cơn nghiện.

– Cưỡng chế vào cai nghiện tại trung tâm giáo dục lao động tỉnh, huyện, thành phố đối với những người tái nghiện, nghiện nặng hoặc những người mắc nghiện nhưng chưa hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện đã vận động (bằng văn bản) từ 2 lần trở lên.

Vì vậy: trong trường hợp trên tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà có thể áp dụng cho phù hợp…

10- Tình huống 10: Tại cơ quan anh (chị) có cán bộ nghi mắc nghiện ma tuý nhưng không chấp hành việc báo cáo giải trình theo quy định của tỉnh. Trường hợp này xử lý thế nào?

Theo Điều 5 quy định về trách nhiệm và xử lý cán bộ, công chức vi phạm liên quan đến ma tuý (Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 26.5.2008) quy định như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm một trong các điểm sau thì bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo:

– Sử dụng ma tuý bị công an hoặc cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội thông báo về cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa có kết luận là nghiện ma tuý.

– Không chấp hành việc báo cáo giải trình việc mắc nghiện ma tuý của bản thân theo quy định của tỉnh.

– Bị xử lý hành chính về các hành vi có liên quan đến ma tuý và đã chấp hành quyết định xử lý hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy trong trường hợp trên cơ quan chủ quản cần phải tiếp tục tư vấn, vận động, thuyết phục cán bộ đó tự nhận mắc nghiện (nếu đã mắc nghiện) và đi cai nghiện, chịu sự quản lý theo quy trình, quy định của tỉnh. Nếu không mắc nghiện thì cần phải báo cáo giải trình rõ lý do bị phát giác và cam kết chịu trách nhiệm trước cơ quan, trước pháp luật nếu mắc nghiện. Nếu cán bộ đó không chấp hành việc báo cáo giải trình thì sẽ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 26.5.2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

II- TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM MA TUÝ

11- Tình huống 11: Một người bị tạm giữ, tạm giam vì có dấu hiệu phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý, nhưng khi giám định kết luận không phải là ma tuý, trường hợp này giải quyết như thế nào?

– Theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam có quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người khi họ là những người tốt; chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật.

– Tuy nhiên để tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, pháp luật cũng quy định về việc bắt giữ người phạm tội quả tang; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; tạm giữ; bắt bị can, bị cáo tạm giam. Nếu người bị bắt nhận thức đó là ma tuý, kể cả ma tuý giả thì đối tượng vẫn phạm tội, do vậy vẫn khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ Luật hình sự. Trường hợp người bị bắt nhận thức đó không phải là ma tuý thì họ không phạm tội về ma tuý.

– Do vậy, cơ quan chức năng phải lập tức trả tự do cho họ. Nếu thời gian giam giữ lâu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, uy tín, danh dự của người đó thì tuỳ từng trường hợp mà xử lý trách nhiệm của người ra lệnh bắt giữ như khiển trách, cảnh cáo, xử lý hành chính, đồng thời buộc phải đền bù về sức khoẻ, danh dự cho người bị bắt giữ oan, sai.

12- Tình huống 12: Anh A phát hiện anh B có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý nhưng không tố giác, hành vi của anh A có phạm tội không và bị xử lý như thế nào?

Theo Bộ Luật Hình sự năm 1999, Điều 22 “Không tố giác tội phạm” và Điều 314 “Tội không tố giác tội phạm”, quy định:

– Người nào biết rõ tội phạm đang chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại điều 313 sau:

Điều 193: tội sản xuất trái phép chất ma tuý;

Điều 194: tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý;

Điều 195: tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

Điều 196, khoản 2: tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Điều 197: tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý;

Điều 198: tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

Điều 200: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý;

Điều 201, các khoản 2, 3 và 4: tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.

Do vậy khi phát hiện anh B có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý mà anh A không tố giác với các cơ quan chức năng thì anh A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định.

– Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 313. Vậy nếu anh A có quan hệ gia đình như trên đối với anh B và không tố giác anh B có hành vi mua bán trái phép ma tuý dưới mức đặc biệt nghiêm trọng thì anh A không bị xử lý.

– Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

13- Tình huống 13: Anh C tố giác hành vi phạm tội về ma tuý của anh D với cơ quan bảo vệ pháp luật thì được hưởng quyền lợi gì?

Luật phòng chống ma tuý quy định đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Người nào khi phát hiện hành vi phạm tội về ma tuý tố giác với các cơ quan bảo vệ pháp luật thì người đó đã làm tròn bổn phận trách nhiệm của một công dân.

Do vậy, tuỳ theo giá trị của nguồn tin mà anh C cung cấp như phát hiện một đường dây tội phạm lớn, góp phần ngăn chặn những hậu quả do tội phạm có thể gây ra… các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ có hình thức khen thưởng và trả thù lao về vật chất thoả đáng theo qui định của Nhà nước và của tỉnh. Được giữ bí mật về người cung cấp thông tin và được cơ quan pháp luật bảo vệ khi gặp nguy hiểm (bị trả thù).

Ngoài ra nếu anh C là cán bộ cấp xã, cấp bản và trực tiếp tham gia đấu tranh đối với người phạm tội về ma tuý thì theo Nghị quyết số 300/2009/NQ-HĐND ngày 07.12.2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La còn quy định: thực hiện hỗ trợ cho cán bộ xã, phường, thị trấn và tổ bản trực tiếp tham gia đấu tranh phòng chống ma tuý 1.000.000 đồng/01 đối tượng bị bắt giữ và khởi tố theo các tội danh quy định tại các Điều 194, 197, 198, 200 – Bộ luật Hình sự xảy ra trên địa bàn của xã, phường, thị trấn (trừ trường hợp đối với các đối tượng bị bắt trên đường tuần tra và mở rộng chuyên án ma tuý của các cơ quan chức năng).

14- Tình huống 14: E là sinh viên có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý cho nhiều người, trong đó có người mới 15 tuổi. Theo anh (chị) hành vi của anh E bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 197 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy qui định:

– Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

+ Phạm tội nhiều lần;

+ Đối với nhiều người;

+ Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

+ Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

+ Đối với người đang cai nghiện;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Do vậy hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý của Anh E đã vi phạm điểm b (phạm tội với nhiều người), điểm c (phạm tội đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên) khoản 2, Điều 197 của Bộ Luật Hình sự.

15- Tình huống 15: Trường hợp người dưới 14 tuổi có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý thì bị xử lý như thế nào ?

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định tại điều 6 và điều 21, 22 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002: người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng hoặc một tội phạm ít nghiêm trọng, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa thì được đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường, hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.

Như vậy, người dưới 14 tuổi có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý thì không phạm tội, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không bị xử phạt hành chính mà áp dụng các biện pháp giáo dục, giao cho gia đình quản lý hoặc đưa vào trường giáo dưỡng quản lý 06 tháng đến 02 năm hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng.

16- Tình huống 16: Khi kiểm tra xe khách phát hiện hành lý nghi là ma tuý nhưng không xác định được chủ hàng thì giải quyết thế nào?

– Cần lập biên bản tại chỗ, ghi rõ họ tên, địa chỉ của những người đi trên xe và chủ xe, tiến hành cân tịnh, niêm phong số ma tuý thu được.

– Mô tả kỹ túi hàng cũng như số ma tuý phát hiện được.

– Hỏi kỹ những người ngồi cạnh túi hàng và chủ xe, phụ xe để phát hiện người đưa túi hàng đó lên xe.

– Cần nghiên cứu khai thác thông tin, đặc điểm túi xách, gói hàng và những dấu vết có thể có như vết vân tay, vết cắt, vết xé, vết dây buộc... để phát hiện đối tượng nghi vấn, nếu có cơ sở thì tiến hành trưng cầu giám định dấu vết.

– Thực hiện việc giám định chất trên, nếu có kết luận là ma tuý thì tiến hành điều tra theo quy trình, quy định.

17- Tình huống 17: Khi phát hiện đối tượng đang vận chuyển trái phép chất ma tuý, đã bắt giữ được người và ma tuý nhưng đối tượng không ký vào biên bản phạm tội quả tang thì giải quyết như thế nào ?

– Dùng biện pháp giáo dục, thuyết phục người phạm tội có thái độ nghiêm túc cộng tác với cơ quan điều tra để được hưởng khoan hồng.

– Nếu đối tượng cố tình không chịu ký nhận thì tiến hành lập biên bản chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, có ít nhất 2 người làm chứng ký tên.

– Biên bản ghi rõ đối tượng không chịu ký tên vào biên bản.

– Trong biên bản nêu rõ nơi bị bắt giữ, thời gian, hoàn cảnh phát hiện bắt giữ và mô tả kỹ đặc điểm gói hàng trong đó có ma tuý.

– Nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

III- TÌNH HUỐNG TÁI TRỒNG CÂY CÓ CHỨA CHẤT MA TUÝ

18- Tình huống 18: Anh A đã được chính quyền giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý nhưng vẫn tái trồng. Hành vi của anh A có phạm tội không và bị xử lý như thế nào?

Hành vi trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma tuý chỉ được coi là phạm tội khi người có hành vi đó đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Do đó hành vi tái trồng cây thuốc phiện của anh A là phạm tội và bị xử lý theo khoản 1, điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 qui định tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây có chứa chất ma tuý như sau:

– Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

– Phạm tội trong các trường hợp: có tổ chức; tái phạm thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

19- Tình huống 19: Trong chuyến đi công tác tới bản B anh (chị) phát hiện ở đây có một số gia đình trồng cây có chứa chất ma tuý. Anh (chị) xử lý thế nào?

Hành vi trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa chất ma tuý bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, do việc trồng các loại cây này đã có truyền thống, gắn với thói quen sử dụng thuốc phiện. Vì vậy chính sách của Nhà nước ta vẫn lấy tuyên truyền, giáo dục là chính.

Do đó trong trường hợp trên:

– Trước hết phải phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội bản, tiểu khu đến gặp gỡ, giải thích, chỉ ra các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong việc xử lý các hành vi tái trồng cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma tuý, cũng như giải thích rõ tác hại của việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện, ma tuý…

– Bên cạnh đó cần tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là chính sách chuyển đổi cây trồng vật nuôi, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ, sản phẩm nhằm ổn định và từng bước nâng cao đời sống của đồng bào.

– Trường hợp người nào cố tình tái phạm trồng cây thuốc phiện thì xử lý theo quy định của pháp luật.

20- Tình huống 20: Là cán bộ xã nơi đồng bào thường xuyên trồng cây thuốc phiện và sử dụng các chất ma tuý. Anh (chị) sẽ làm gì để ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này?

Để ngăn chặn nạn nghiện hút ma tuý ở vùng cao, nơi đồng bào thường xuyên trồng cây thuốc phiện là cán bộ cần thực hiện một số công việc sau:

– Gắn với nhiệm vụ chuyên môn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu biết về tác hại, hiểm hoạ của ma tuý; về hậu quả của việc tái trồng cây thuốc phiện, nếu cố tình tái trồng cây thuốc phiện thì bị xử lý về hành chính và còn tiếp tục tái phạm thì xử lý bằng hình sự.

– Giúp cho nhân dân nâng cao kiến thức pháp luật để mọi người tự nguyện không trồng cây thuốc phiện, không sử dụng ma tuý; có ý thức phát giác người tái trồng cây thuốc phiện, nghiện ma tuý và tố giác tội phạm ma tuý.

– Phát hiện kịp thời báo cáo cấp uỷ, chính quyền để xử lý nghiêm minh những người tái trồng cây thuốc phiện, tàng trữ vận chuyển, mua bán các chất ma tuý; phá nhổ triệt để diện tích trồng cây thuốc phiện, chống tái trồng cây thuốc phiện, thay bằng cây trồng, vật nuôi khác.

– Đề nghị với cấp uỷ, chính quyền quan tâm hỗ trợ đồng bào về vốn, cây giống, kỹ thuật, thu mua sản phẩm, chế biến để từng bước nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân.

– Biết phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín cao trong dòng tộc trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân không trồng và hút thuốc phiện.

21- Tình huống 21: Gia đình anh C trong quá trình gieo cải đã gieo xen vào 5 luống cải cây thuốc phiện, khi cây thuốc phiện ra hoa thì bị cán bộ bản phát hiện. Là cán bộ bản anh (chị) sẽ làm gì?

– Là người phát hiện, trước hết phải báo cáo kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền bản việc trồng cây thuốc phiện của gia đình anh C;

– Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể đến gặp giải thích, tuyên truyền, vận động gia đình anh C phá nhổ diện tích cây thuốc phiện đã gieo trồng; cùng với chính quyền lập biên bản và yêu cầu gia đình viết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vẫn tái trồng cây thuốc phiện;

– Tuyên truyền những quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng chống ma tuý đặc biệt là trong việc chống tái trồng cây thuốc phiện; chỉ rõ tác hại, hiểm hoạ của việc trồng cây thuốc phiện, sử dụng thuốc phiện và các loại ma tuý khác;

– Cùng cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền cho gia đình anh C hiểu biết những quy đinh của pháp luật trong việc trồng cây thuốc phiện, theo Điều 192: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý:

+ Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: Phạm tội có tổ chức; tái phạm tội này.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

– Nếu gia đình anh C cố ý không thực hiện phá nhổ thì cùng với chính quyền địa phương tổ chức phá nhổ và có biện pháp xử lý theo pháp luật. Nếu gia đình anh C vẫn tiếp tục tái phạm thì xử lý theo Điều 192 Bộ luật hình sự.

22- Tình huống 22: Trong một lần đi nương phát hiện thấy có diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý và thấy anh D đang thu hoạch; khi về trình báo, chính quyền xã lên xử lý thì thấy anh D đang phá nhổ và khẳng định mình không trồng, không khai thác và đã thực hiện phá nhổ khi phát hiện. Là người phát hiện anh D như trên anh (chị) sẽ làm gì?

– Trước hết cùng với chính quyền lập biên bản về việc khai thác và phá nhổ cây có chứa chất ma tuý đối với anh D;

– Yêu cầu anh D báo cáo giải trình về hành vi thu hoạch, phá nhổ diện tích trồng cây có chứa chất ma tuý và việc có mặt tại hiện trường;

– Giải thích, tuyên truyền, vận động để anh D khai báo trung thực, nếu không phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật; tuyên truyền những quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng chống ma tuý đặc biệt là trong việc chống tái trồng cây có chứa chất ma tuý; chỉ rõ tác hại, hiểm hoạ của việc trồng cây có chứa chất ma tuý, sử dụng, buôn bán ma tuý; tuyên truyền những quy định của pháp luật trong việc trồng cây có chứa chất ma tuý cho anh D cũng như nhân dân nắm bắt, hiểu biết (Điều 192: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý)

– Đồng thời là người phát hiện cần báo cáo rõ những gì mình thấy về thời gian, địa điểm, lý do gặp và phát hiện; viết cam kết về những điều đã báo cáo (nếu cần).

– Nếu anh D khai báo không trung thực thì tiếp tục phối hợp cùng với chính quyền xã và các ngành chức năng làm rõ sự việc vi phạm trên.

IV- TÌNH HUỐNG TRONG XÂY DỰNG QUẢN LÝ ĐỊA BÀN

23- Tình huống 23: Bản A là đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý năm 2009, đến năm 2010 có 01 đối tượng từ nơi khác thường xuyên đến buôn bán ma tuý trên địa bàn, vì thành tích nên bản không tổ chức triệt xoá (sau 1 thời gian hoạt động thì điểm này đã được Công an tỉnh triệt xoá). Vậy theo anh (chị) bản có đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý năm 2010 không?

Tiêu chí 3 Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 29.10.2010 về công tác giải quyết điểm tệ nạn ma tuý quy định:

– Đơn vị không có điểm tệ nạn ma tuý hoặc có nhưng đã được giải quyết (triệt xoá hoặc vận động từ bỏ) trước ngày 30/6 của năm đánh giá, thẩm định thì được chấm điểm tối đa là 20 điểm và đánh giá là Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 3: công tác giải quyết điểm tệ nạn ma tuý.

– Đơn vị có điểm tệ nạn ma tuý nhưng đã được giải quyết (triệt xoá hoặc vận động từ bỏ) trước khi thẩm định thì được chấm điểm tối đa là 10 điểm và đánh giá là Cơ bản Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 3.

– Không thuộc 02 trường hợp nêu trên thì chấm điểm là 0 điểm và đánh giá là Không Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 3.

Theo Quyết định số 2667/QĐ-UBND có 05 tiêu chí để đánh giá, chấm điểm đơn vị đạt, cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý hàng năm. Như vậy, nếu bản A đã đạt cả 4 tiêu chí, còn tiêu chí 3 như nói trên thì căn cứ vào thời gian triệt xóa điểm tệ nạn ma tuý bản A có thể được phân xếp loại ở mức:

Đạt nếu điểm tệ nạn ma tuý được triệt xoá trước ngày 30/6;

Cơ bản Đạt nếu điểm tệ nạn ma tuý được triệt xoá trước khi thẩm định

Tuy nhiên theo Khoản 2, Điều 5, Quy định 705-QĐ/TU ngày 21.01.2009 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về trách nhiệm, xem xét trách nhiệm đối với cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng viên giữ chức vụ về Đảng trong công tác phòng, chống ma tuý quy định: “Ban chi uỷ chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở, đảng uỷ bộ phận có trách nhiệm lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp quản lý địa bàn không để phát sinh hoặc tái phát điểm tệ nạn ma tuý”. Do đó tập thể cấp uỷ của bản A phải có báo cáo kiểm điểm, bị phê bình, nhắc nhở và lưu hồ sơ theo Điều 8, Quy định 705-QĐ/TU.

Ngoài ra cấp uỷ, chính quyền Bản A phải thực hiện nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của đơn vị trong việc để phát sinh điểm tệ nạn ma tuý; thực hiện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong việc làm lơ cho điểm tệ nạn ma tuý hoạt động theo hướng dẫn số 14-HD/TU ngày 30.6.2007; và phải thực hiện quản lý chặt chẽ địa bàn trong thời gian tiếp theo.

24- Tình huống 24: Bản B có 10 người nghiện ma tuý trong quá trình quản lý đều không tái nghiện và đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành quy trình cai nghiện, tuy nhiên trong năm bản phát sinh 01 người mắc nghiện ma tuý mới (sinh viên mắc nghiện bị nhà trường đuổi học) và đã được bản cho đi hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện. Theo anh (chị) bản có đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý không?

Theo Tiêu chí 2 (công tác hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện đối với người mắc nghiện ma tuý), Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 29.10.2010 và Quyết định 159/QĐ-UBND ngày 21.01.2011 về việc sửa đổi nội dung tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng chống ma tuý quy định:

– Đơn vị thực hiện hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện cho toàn bộ người đã kết luận nghiện ma tuý (trừ trường hợp bất khả kháng do người nghiện không đủ sức khoẻ); không có người tái nghiện và không có người mới mắc nghiện ma tuý từ sau ngày 17.3.2006 thì được chấm điểm tối đa là 30 điểm và đánh giá là Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 2.

– Đơn vị thực hiện hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện cho toàn bộ người đã kết luận nghiện ma tuý (trừ trường hợp bất khả kháng do người nghiện không đủ sức khoẻ); và có không quá 20% người tái nghiện nhưng đã được giải quyết (tử vong, chuyển hẳn khỏi địa bàn, bị bắt kết án trên 02 năm tù giam, đưa vào Trung tâm giáo dục lao động) và không có người mới mắc nghiện ma tuý từ sau ngày 17.3.2006 thì được chấm điểm tối đa là 15 điểm và đánh giá là Cơ bản Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 2.

– Không thuộc 02 trường hợp nêu trên thì chấm điểm là 0 điểm và đánh giá là Không Đạt tiêu chuẩn tại tiêu chí 2.

Theo Quyết định số 2667/QĐ-UBND và Quyết định 159/QĐ-UBND có 05 tiêu chí để đánh giá, chấm điểm đơn vị đạt, cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý hàng năm. Nếu bản B đã đạt 4 tiêu chí, còn tiêu chí 2 như nói trên thì cần xem xét đến nguyên nhân để bản B phát sinh người nghiện ma tuý mới: việc sinh viên trên mắc nghiện là do nguyên nhân khách quan (do sự quản lý của nhà trường và địa bàn nơi tạm trú của sinh viên) vì thế bản B không phải chịu trách nhiệm về việc để phát sinh người nghiện ma tuý mới. Tuy nhiên theo quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu và quy định của tỉnh trong công tác phòng chống ma tuý thì sinh viên trên khi đi học vẫn có hộ khẩu thường trú tại bản B nên khi phát hiện sinh viên mắc nghiện, bản B phải đưa sinh viên trên đi cắt cơn, cai nghiện và có trách nhiệm quản lý chặt chẽ sau cai tại gia đình và cộng đồng.

Do đó có thể phân xếp loại bản B ở mức cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý vì bản B còn phải tiếp tục chịu trách nhiệm quản lý sinh viên trên sau cai tại gia đình, cộng đồng chống tái nghiện

25- Tình huống 25: Bản C là bản sạch điểm tệ nạn ma tuý, đã được UBND xã bàn giao địa bàn cho chính quyền quản lý theo Hướng dẫn số 348-HD/BCĐ ngày 01.7.2007 của Ban Chỉ đạo 03 tỉnh uỷ. Trong quá trình quản lý phát sinh 01 điểm tệ nạn ma tuý và đã được tổ chức triệt xoá. Vậy bản C có bị xem xét trách nhiệm không?

Theo Hướng dẫn số 348-HD/BCĐ thì trước khi bàn giao địa bàn bản C đã được công an huyện (thành phố) chủ trì phối hợp với phòng Lao động Thương binh & Xã hội cấp huyện, uỷ ban nhân dân và ban chỉ đạo 03 cấp xã rà soát, báo cáo kết quả “làm sạch địa bàn về ma tuý” và được ban thường vụ cấp huyện chỉ đạo uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác bàn giao địa bàn, đồng thời chỉ đạo uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì bàn giao địa bàn cho cấp uỷ, chính quyền bản C quản lý. Tại biên bản bàn giao Uỷ ban nhân dân xã đã yêu cầu cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể bản C cam kết và tổ chức thực hiện tốt một số nội dung đó là:

– Quản lý chặt chẽ địa bàn không để phát sinh người nghiện ma tuý mới; không để phát sinh mới hoặc tái phát các điểm tệ nạn ma tuý; giải quyết kịp thời người tái nghiện ma tuý bảo đảm trong sạch địa bàn.

– Thực hiện tốt các nội dung đã ký kết giao ước thi đua về việc giữ vững và xây dựng đơn vị không có ma tuý;

Như vậy bản C trong quá trình quản lý đã để phát sinh 01 điểm tệ nạn ma tuý đã vi phạm cam kết tại biên bản bàn giao, do đó phải bị xem xét trách nhiệm trong quá trình quản lý;

Theo Khoản 2, Điều 5, Quy định 705-QĐ/TU ngày 21.01.2009 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về trách nhiệm, xem xét trách nhiệm đối với cấp uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng viên giữ chức vụ về Đảng trong công tác phòng, chống ma tuý quy định: “Ban chi uỷ chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở, đảng uỷ bộ phận có trách nhiệm Lãnh đạo mặt trận Tổ quốc, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp quản lý địa bàn không để phát sinh hoặc tái phát điểm tệ nạn ma tuý”. Do đó tập thể cấp uỷ của bản C phải có báo cáo kiểm điểm, bị phê bình, nhắc nhở và lưu hồ sơ theo Điều 8, Quy định 705-QĐ/TU.

26- Tình huống 26: Bản D là bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, nhưng theo Hướng dẫn số 28-HD/TU ngày 11.5.2009 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, bản bị xếp vào diện phức tạp về ma tuý nguyên nhân do có trên 25 người phạm tội ma tuý chưa được xoá án tích. Bản không nhất trí với kết quả xếp loại? Theo anh (chị) sẽ thuyết phục như thế nào cho bản và nhân dân hiểu?

Trước hết cần phải giải thích cho cấp uỷ, chính quyền, nhân dân bản D hiểu bản chất, mục đích của việc đánh giá, thẩm định đơn vị đạt, cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý và việc phân loại địa bàn liên quan đến tệ nạn ma tuý hàng năm.

– Việc công nhận đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý hàng năm là để đánh giá và kịp thời khuyến khích, động viên những đơn vị đã thực hiện tốt các tiêu chí, nội dung cam kết trong công tác phòng chống ma tuý; hỗ trợ kinh phí để đơn vị duy trì giữ vững đơn vị đạt tiêu chuẩn ma tuý lâu dài. Các tiêu chí của việc đánh giá mang tính thời điểm.

– Việc phân loại địa bàn liên quan đến tệ nạn ma tuý nhằm đánh giá, phân loại chi tiết mức độ của từng địa bàn trong từng tiêu chí cụ thể để xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có trọng tâm, trọng điểm đối với tiêu chí tạo nên trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma tuý. Yêu cầu, đánh giá của các tiêu chí trong việc phân loại cao, mang tính chiến lược lâu dài.

Vì vậy một đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý nhưng vẫn có thể có người nghiện ma tuý đang được quản lý không tái nghiện, tội phạm ma tuý đã bị bắt, diện tích tái trồng cây thuốc phiện đã được triệt phá. Nhưng địa bàn không có tệ nạn ma tuý phải là địa bàn “không có người nghiện ma tuý đang trong danh sách quản lý, không có tội phạm ma tuý, không có điểm tệ nạn ma tuý, không có người và diện tích tái trồng cây có chứa chất ma tuý và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý”.

Trách nhiệm của đơn vị là phải vừa phòng và vừa chống tội phạm, tệ nạn ma tuý: không chỉ thực hiện “chống” tội phạm, tệ nạn ma tuý đang diễn ra tại địa bàn mà cần phải gắn liền với “phòng” từ xa, đề phòng nguy cơ tiềm ẩn về tội phạm ma tuý, tệ nạn ma tuý. Cụ thể là bản D phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ trên 25 người phạm tội ma tuý chưa được xoá án tích đề phòng những người này tái phạm gây phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Tuy bản D bị xếp vào diện phức tạp về ma tuý nhưng không bị xem xét trách nhiệm, không ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, bình xét thi đua hàng năm mà việc phân loại để nắm bắt tình hình, tính chất phức tạp, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đầu tư nguồn lực, kinh phí, hỗ trợ lực lượng giải quyết.

27- Tình huống 27: Bản E được tỉnh hỗ trợ 5.000.000 đồng do được công nhận là bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý. Lãnh đạo bản đã tổ chức họp dân công bố và cùng nhân dân thống nhất sử dụng kinh phí hỗ trợ mua bò mổ thịt ăn mừng. Theo anh (chị) việc làm trên đúng hay sai?

Việc bản E được công nhận đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, sử dụng kinh phí hỗ trợ để mua bò mổ thịt ăn mừng là sai; vì theo Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 21.4.2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La quy định chi tiết các nội dung chi đối với nguồn kính phí hỗ trợ các bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý gồm:

– Chi cho công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về hiểm hoạ của ma tuý; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy ở bản; biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn.

– Chi cho công tác thẩm định của bản để xác định bản giữ vững và đạt tiêu chuẩn không có ma tuý hàng năm;

– Chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo 03 của bản; tổ an ninh nhân dân tham gia phòng chống ma tuý.

– Chi cho hoạt động của câu lạc bộ 03 của bản (nếu có);

– Chi cho công tác tư vấn, kiểm tra xác định người nghiện ma tuý mới, người nghi tái nghiện (nếu có); kinh phí cưỡng chế cai nghiện tập trung.

– Chi mua vật tư văn phòng, công cụ, dụng cụ phục vụ cho các hoạt động phòng chống ma tuý của bản;

– Các khoản chi khác phục vụ công tác phòng, chống ma túy ở bản và giữ vững bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý.

Do đó, lãnh đạo bản E phải có trách nhiệm thu hồi, khắc phục số kinh phí đã chi sai mục đích và xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả theo hướng dẫn, quy định của tỉnh.

V- TÌNH HUỐNG TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG

28- Tình huống 28: Học viên A đang cai nghiện bắt buộc tại trung tâm giáo dục lao động, nhận được tin bố mất, A xin về chịu tang nhưng chưa được trung tâm giải quyết do chưa có đơn đề nghị của gia đình có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, A có ý định bỏ trốn. Là học viên cùng phòng anh (chị) phải làm gì ?

Là học viên cùng phòng tôi sẽ giải thích cho học viên A như sau:

– Động viên, khuyên nhủ A từ bỏ ý định bỏ trốn; việc bỏ trốn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình cai nghiện; nhà nước có quy định về việc cho học viên về chịu tang, tuy nhiên, việc trung tâm chưa giải quyết cho A về là đúng vì chưa đảm bảo thủ tục theo quy định, cụ thể là gia đình A chưa có đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền nơi cư trú.

– Việc giải quyết cho học viên đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dục lao động trên địa bàn tỉnh về chịu tang phải thực hiện theo Hướng dẫn số 561/HD-LĐTBXH ngày 18/7/2008 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, gồm:

+ Đơn đề nghị của gia đình, được chính quyền cấp xã nơi học viên cư trú xác nhận.

+ Bản cam kết của học viên và gia đình về việc chấp hành các qui định khi được giải quyết cho về.

+ Quyết định của giám đốc trung tâm về việc tạm giao học viên cho gia đình về chịu tang.

+ Biên bản bàn giao học viên cho gia đình.

+ Thông báo về việc cho học viên về việc hiếu gửi uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định và uỷ ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú.

Sau khi đã đủ thủ tục, trung tâm sẽ giải quyết cho A về việc hiếu theo qui định; hết thời hạn theo quyết định của Giám đốc trung tâm, nếu A không quay lại thì được coi là bỏ trốn, khi đó trung tâm sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đưa A trở lại trung tâm tiếp tục cai nghiện theo quy định.

29- Tình huống 29: Quá trình lao động bên ngoài, học viên B đem về phòng 01 miếng kim loại nhỏ và mài dũa nhọn đầu. Là học viên cùng phòng, anh (chị) sẽ làm gì ?

– Theo nội quy, quy chế quản lý học viên của trung tâm quy định: Nghiêm cấm học viên mang vào Trung tâm chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, ma tuý và các chất kích thích khác; đồ vật bằng kim khí, những vật sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác. Với hành vi trên, học viên B đã vi phạm nội quy, quy chế quản lý của trung tâm.

– Là học viên sinh hoạt cùng phòng, trước hết tôi sẽ giải thích cho B hiểu rõ việc mài nhọn đầu miếng kim loại là vi phạm nội quy, quy chế của trung tâm và sẽ bị xử lý kỷ luật nếu bị phát hiện.

– Vận động B tự giác giao nộp cho cán bộ quản lý vật kim khí sắc nhọn trên; nếu học viên B không tự giác giao nộp, tôi sẽ báo cáo cán bộ quản lý vi phạm của B và đề nghị ngăn chặn;

– Tìm hiểu nguyên nhân B đem được vật kim khí trên vào phòng ở; mục đích, sử dụng và báo cáo với cán bộ quản lý để có biện pháp phòng ngừa chung.

30- Tình huống 30: Sau một buổi đi lao động bên ngoài, học viên C giấu đem rượu vào phòng ở để uống. Là tổ trưởng tổ tự quản, khi phát hiện, anh (chị) xử lý như thế nào ?

Theo nội quy, quy chế quản lý học viên: Nghiêm cấm học viên mang vào trung tâm chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, ma tuý và các chất kích thích khác…. Hành vi mang rượu vào trung tâm của học viên C đã vi phạm nội quy, quy chế.

Với trách nhiệm Tổ trưởng tổ tự quản được giao giám sát học viên trong việc chấp hành nội quy, quy chế của Trung tâm và những quy định của pháp luật về chữa trị, cai nghiện. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm và báo cáo cho cán bộ có thẩm quyền biết để xử lý; thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của học viên để phản với Ban Giám đốc và cán bộ Trung tâm.

– Yêu cầu học viên C không được sử dụng và tự giác giao nộp số rượu trên; giải thích cho học viên C việc làm trên là vi phạm nội quy, quy chế của trung tâm và sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật.

– Báo cáo với cán bộ quản lý về sự việc trên để có hình thức xử lý thích hợp đối với học viên C.

– Phối hợp với cán bộ quản lý học viên lập biên bản vi phạm có chữ ký của người lập và người vi phạm hoặc người làm chứng; Yêu cầu học viên C viết bản tự kiểm điểm vi phạm (nêu rõ số rượu trên được lấy từ đâu và ai cung cấp);

Đối với trường hợp này, học viên C có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật là cách ly tại phòng kỷ luật. Đồng thời trung tâm sẽ phải có biện pháp xử lý đối với nguồn cung cấp rượu để phòng ngừa các trường hợp vi phạm khác.

31- Tình huống 31: Quá trình cai nghiện, học viên D thường tụ tập với một số bạn cùng phòng để gây gổ, chèn ép học viên yếu thế. Là tổ trưởng tổ tự quản mới được bầu, anh (chị) phải làm gì ?

Hành vi tụ tập học viên và gây gổ, chèn ép học viên yếu thế của học viên D là sai và vi phạm nội qui quản lý học viên của Trung tâm, cần phải được ngăn chặn.

Tìm hiểu mục đích D và một số học viên thường gây gổ, chèn ép các học viên khác; nguyên nhân trong công tác quản lý dẫn đến các học viên yếu thế bị chèn ép.

Báo cáo với cán bộ quản lý học viên đề nghị có biện pháp ngăn chặn:

– Không để học viên D và một số học viên tái diễn vi phạm bằng cách:

+ Mời D và các học viên lên làm việc, khuyên giải rõ qui định của Trung tâm; quyền và trách nhiệm của học viên; nêu rõ các vi phạm của D và một số học viên để cảnh tỉnh và lập bản cam kết không tái phạm.

+ Có biện pháp cách ly học viên D để cô lập D phục vụ công tác giáo dục, quản lý.

+ Gần gũi, động viên D chấp hành tốt các qui định của trung tâm, không vi phạm kỷ luật.

– Khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, không để học viên yếu thế bị chèn ép.

– Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể lành mạnh, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi học viên tham gia, xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các học viên.

32- Tình huống 32: Trong thời gian nghỉ ngơi tại buồng sinh hoạt chung, một nhóm 3 – 4 học viên đang lấy cao su từ dép rách đốt để lấy than chuẩn bị xăm mình cho nhau. Là học viên cùng phòng, anh (chị) giải quyết như thế nào?

Qua học tập nội quy, quy chế của trung tâm và kiến thức về phòng chống HIV/AIDS đã được tuyên truyền, tôi sẽ giải quyết như sau:

– Giải thích cho nhóm học viên trên hành vi tự huỷ hoại thân thể, xăm da cho mình và cho người khác, dùng vật sắc nhọn là vi phạm nội quy, quy chế của trung tâm và có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách ly tại phòng kỷ luật.

– Nguy hiểm hơn nữa việc làm trên có thể dẫn đến lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do dùng chung dụng cụ đâm chích qua da, cụ thể ở đây là sẽ dùng chung vật nhọn để xăm da cho nhau.

– Đồng thời báo với tổ trưởng tự quản về hiện tượng này để báo cáo cho cán bộ quản lý có biện pháp ngăn chặn không để xảy ra các vi phạm tương tự.

33- Tình huống 33: Tại phòng ăn tập thể, học viên H bất ngờ đứng lên hất đổ khay ăn, nhảy lên bàn hô hào học viên bỏ ăn và cùng gây sức ép chống lại việc cai nghiện. Là học viên ngồi cùng bàn ăn hoặc trong phòng ăn, anh (chị) phải làm gì ?

Việc cai nghiện đối với người nghiện các chất ma tuý là qui định của Nhà nước, mọi công dân cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nghiện ma tuý phải chấp hành. Đây là việc làm nhân văn giúp người nghiện từ bỏ ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng.

Hành vi hất đổ khay ăn, nhảy lên bàn hô hào học viên bỏ ăn và cùng gây sức ép chống lại việc cai nghiện, đã vi phạm nghiêm trọng nội qui của trung tâm cai nghiện, có dấu hiệu phạm tội hình sự;

Hành vi vi phạm của H đang xảy ra, nếu không được ngăn chặn kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Là học viên ngồi ăn cùng bàn hoặc cùng phòng, tôi phải có trách nhiệm ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm của H như:

– Tạo mâu thuẫn giả với H để chuyển mục đích của H về mâu thẫn đối kháng với tôi, thu hẹp đối tượng đồng tình với H;

– Dùng sức mạnh cá nhân và trợ giúp của các học viên khác để khống chế H, buộc H phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm của bản thân;

– Tìm sự đồng thuận của học viên trong phòng ăn và thông tin kịp thời đến cán bộ quản lý học viên biết để hỗ trợ;

– Đề nghị cán bộ quản lý học viên đưa H đến phòng làm việc, để cô lập H và trấn an tư tưởng, ổn định tình hình tại phòng ăn.

34- Tình huống 34: Khi đang tăng gia sản xuất rau, học viên A đã bỏ trốn. Là cán bộ quản lý học viên anh (chị) giải quyết như thế nào?

Là cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý học viên thì phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao cho công tác quản lý, nhất là trong thời gian học viên ra ngoài lao động, sản xuất; thường xuyên động viên học viên yên tâm cai nghiện, chấp hành tốt các qui định của Nhà nước và trung tâm; kịp thời nắm bắt các biểu hiện bất thường để có biện pháp ngăn chặn, không để học viên lợi dụng sơ hở để bỏ trốn.

Tuy nhiên khi A đã bỏ trốn, tôi sẽ xử lý như sau:

– Tập trung toàn bộ số học viên còn lại trong tổ để điểm danh, đồng thời áp dụng biện pháp quản lý chặt chẽ, không để học viên khác tiếp tục bỏ trốn.

– Đề nghị lãnh đạo phòng hoặc trung tâm bổ sung thêm lực lượng để truy tìm học viên trốn xung quanh khu vực sản xuất.

– Khi xác định A đã bỏ trốn khỏi trung tâm thì phải lập biên bản về việc A bỏ trốn. Biên bản phải nêu rõ lý do, thời gian bỏ trốn và phải có chữ ký của người làm chứng.

– Báo cáo với lãnh đạo phòng (bộ phận) quản lý học viên về việc học viên A bỏ trốn để đề nghị giám đốc trung tâm áp dụng các biện pháp truy tìm, như: Thông báo về việc học viên bỏ trốn và ra quyết định truy tìm gửi uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định đưa học viên vào cai nghiện và uỷ ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú để phối hợp thực hiện các biện pháp đưa học viên trở lại trung tâm tiếp tục chấp hành quyết định cai nghiện.

– Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc học viên A bỏ trốn để khắc phục các nguyên nhân thuộc trách nhiệm và báo cáo với lãnh đạo trung tâm có biện pháp khắc phục nguyên nhân khác, không để các trường hợp tương tự xảy ra.

35- Tình huống 35: Học viên B đã từng phải đi cải tạo 5 năm; quá trình cai nghiện tại trung tâm luôn tỏ ra bất cần, thường xuyên đe dọa, ăn chặn đồ của học viên cùng phòng. Là cán bộ quản lý, anh (chị) giải quyết như thế nào ?

Theo quy chế quản lý học viên: trong thời gian chữa trị, cai nghiện tại trung tâm mọi học viên đều được đối xử bình đẳng; nghiêm cấm mọi hành vi đe doạ, đánh đập, ức hiếp, cưỡng đoạt lẫn nhau giữa các học viên. Như vậy, hành vi của học viên B là sai và vi phạm quy chế của trung tâm.

Là cán bộ quản lý trực tiếp đối với học viên trên, tôi sẽ thường xuyên gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và lý do dẫn đến hành vi trên, giải thích hành vi đó là vi phạm nội quy, quy chế của trung tâm. Trên cơ sở nắm bắt tâm tư của học viên để có biện pháp giáo dục, quản lý phù hợp, từng bước thay đổi hành vi, nhân cách, như: vận động, thuyết phục, cách ly với các học viên khác có cùng hoàn cảnh…

Nếu học viên B không sửa chữa hành vi trên mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ báo cáo với lãnh đạo phòng (bộ phận) đề nghị giám đốc trung giám đốc trung tâm áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định, như: cách ly tại phòng kỷ luật, nếu tái phạm nhiều lần sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp chuyển sang Cơ sở giáo dục hoặc Trường giáo dưỡng.

36- Tình huống 36: Quá trình cai nghiện, học viên C thường xuyên xin nghỉ lao động với lý do bệnh lý và có đơn xin được về gia đình chữa bệnh. Là cán bộ của trung tâm, anh (chị) giải quyết như thế nào?

Động viên, giải thích cho học viên C biết tất cả học viên cai nghiện đều được coi là người bệnh và cần phải được chữa trị, cai nghiện. Tùy theo tình trạng nghiện và sức khỏe của học viên để chữa trị và bố trí lao động trị liệu bằng công việc phù hợp. Đồng thời báo cáo phòng (bộ phận) đề nghị ban giám đốc trung tâm chỉ đạo bộ phận y tế tổ chức khám sức khoẻ đối với học viên C để làm rõ mức độ bệnh lý.

– Trường hợp bệnh lý chưa đến mức giải quyết cho về chữa bệnh theo qui định của cơ quan y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì tiếp tục giáo dục, tuyên truyền cho học viên C hiểu đúng qui định của Nhà nước để chấp hành. Chữa trị bệnh theo khả năng của trung tâm và tổ chức các hoạt động sinh hoạt, văn hoá, thể thao và lao động trị liệu đối với học viên phù hợp.

– Trường hợp bệnh lý là nghiêm trọng, vượt quá khả năng điều trị của trung tâm thì đề nghị Ban Giám đốc trung tâm:

+ Thực hiện các thủ tục bàn giao học viên C cho gia đình hoặc cơ sở y tế để chăm sóc chữa trị trong thời gian 15 ngày;

+ Ban hành văn bản thông báo về tình trạng bệnh lý của học viên C, biện pháp tạm thời trung tâm đã áp dụng đến uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định, đề nghị xem xét tạm đình chỉ hoặc miễn thi hành thời gian còn lại của quyết định đối với học viên C theo Quyết định số 561/HD-LĐTBXH ngày 18/7/2008 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

37- Tình huống 37: Q là bạn thân của học viên D đến trung tâm xin được thăm gặp D. Là cán bộ được Trung tâm phân công giải quyết, anh (chị) xử lý như thế nào?

Trung tâm chỉ giải quyết cho học viên thăm gặp thân nhân khi đủ ba điều kiện bắt buộc theo Quy chế mẫu về hoạt động thăm, gặp giữa gia đình học viên và học viên tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) là:

– Đúng ngày thăm gặp theo qui chế làm việc và lịch thăm gặp của trung tâm;

– Học viên được thăm gặp thân nhân phải là người chấp hành tốt các qui định của trung tâm, không vi phạm kỷ luật;

– Người thăm gặp học viên phải là nhân thân có quan hệ gia đình với học viên, cụ thể là ông bà bên nội, bên ngoại; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con; Cậu, mợ, cô, dì, chú, bác, anh chị em ruột, cháu ruột.

Anh Q là bạn thân, chưa đủ điều kiện theo Qui chế mẫu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, không đủ điều kiện cho gặp học viên D.

Để làm rõ các nội dung liên quan, tôi có trách nhiệm tìm hiểu lý do Q thăm gặp học viên D và các nội dung có liên quan; trường hợp Q được thân nhân gia đình D uỷ nhiệm (có giấy uỷ quyền) và đúng lịch thăm gặp, bản thân học viên D đủ điều kiện thăm gặp thân nhân thì báo cáo phòng (bộ phận) xin ý kiến của lãnh đạo trung tâm để tổ chức cho Q thăm gặp D theo qui định chung.

38- Tình huống 38: Tại một buổi thăm gặp thân nhân, học viên K đề nghị trung tâm cho phép thăm gặp vợ tại phòng riêng. Là tổ trưởng tổ thăm gặp, anh (chị) giải quyết như thế nào?

Điều 14 của Quy chế về hoạt động thăm, gặp giữa gia đình học viên và học viên tại Trung tâm GDLĐ: Học viên chỉ được thăm gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng khi có đủ các điều kiện sau:

– Đối với học viên phải có đủ 03 tiêu chuẩn là:

+ Học viên có vợ hoặc chồng.

+ Đã chấp hành thời gian cai nghiện tại Trung tâm tối thiểu 6 tháng.

+ Có 1/2 số tháng xếp loại tốt không có tháng nào xếp loại yếu theo Quy chế về việc khen thưởng, kỷ luật đối với học viên tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.

– Được ban giám đốc trung tâm xem xét cho thăm gặp tại phòng riêng.

Trong điều kiện thực tiễn, trung tâm vừa xây dựng, vừa sử dụng, nhiều hạng mục công trình chưa hoàn thiện, chưa bố trí được phòng gặp riêng; do đó ban giám đốc trung tâm giáo dục lao động chưa thể bố trí cho học viên gặp riêng vợ hoặc chồng do chưa bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất theo qui định.

Là tổ trưởng tổ thăm gặp, tôi có trách nhiệm giải thích cho học viên K và gia đình học viên biết và có trách nhiệm cùng trung tâm thực hiện tốt công tác chữa trị, giáo dục học viên thành người tốt, sớm tái hoà nhập cộng đồng.

39- Tình huống 39: Là cán bộ đang công tác tại Trung tâm GDLĐ, khi phát hiện con mình đang là học sinh học trung học phổ thông sử dụng trái phép chất ma tuý, anh (chị) xử lý như thế nào?

– Tìm hiểu rõ nguyên nhân con sử dụng ma tuý; thời gian, hình thức, loại ma tuý và nguồn gốc ma tuý sử dụng ?

– Động viên con tự giác khai báo:

+ Tình trạng sử dụng ma tuý của bản thân với ban chỉ đạo 03 bản, tiểu khu, tổ dân phố nơi cư trú và ban chỉ đạo 03 nhà trường nơi học tập.

+ Nguồn gốc ma tuý và đối tượng có liên quan đến nguồn gốc ma tuý sử dụng với công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để có giải pháp ngăn chặn nguồn cung cấp ma tuý cho bản thân và các học sinh khác.

– Phân tích để con hiểu về tác hại của việc sử dụng ma tuý và tự giác đăng ký cai nghiện.

– Phối hợp với ban chỉ đạo 03 cơ sở và nhà trường cho con đi cắt cơn cai nghiện và thực hiện quy trình quản lý theo quy định.

– Bản thân tự giác báo cáo cấp uỷ (nếu là đảng viên), cơ quan nơi công tác, chính quyền tổ bản nơi cư trú về trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý, giáo dục con để xảy ra nghiện ma tuý; báo cáo giải pháp của bản thân, gia đình và đề nghị tập thể giúp đỡ trong công tác hỗ trợ cai nghiện và quản lý sau cai đối với con.

– Làm rõ và đánh giá đúng nguyên nhân dẫn đến con mắc nghiện ma tuý, chủ động khắc phục nguyên nhân chủ quan do lỗi của bản thân, gia đình và đề nghị nhà trường, cấp uỷ, chính quyền nơi cư trú khắc phục nguyên nhân khác liên quan đến trách nhiệm theo thẩm quyền.

40- Tình huống 40: H là học viên cá biệt, tại một bữa ăn trong phòng ăn của trên 100 học viên, H bất ngờ kêu đau bụng và hô hào học viên bỏ ăn để phản đối chế độ ăn. Là cán bộ quản lý, anh (chị) giải quyết như thế nào ?

– Nhận định: H đau bụng trong bữa ăn do nghi ngờ thức ăn nên có quyền báo cáo tổ trưởng tổ tự quản hoặc cán bộ quản lý và đề nghị đưa đến trạm xá khám, kiểm tra; tuy nhiên H không thực hiện mà lợi dụng tự ý hô hào học viên bỏ ăn để phản đối chế độ ăn khi chưa rõ nguyên nhân là vi phạm qui chế quản lý của trung tâm.

H lợi dụng việc cá nhân để chuyển thành việc tập thể, gây mất trật tự tập thể; hành vi vi phạm này cần phải được ngăn chặn kịp thời kết hợp với cách ly H ra khỏi tập thể để hạn chế tâm lý đám đông.

– Giải quyết:

+ Gọi cán bộ bộ phận nhà bếp lập biên bản giữ nguyên xuất ăn của H và các học viên cùng bàn để làm cơ sở xét nghiệm, kết luận nguyên nhân; bố trí xuất ăn khác cho các học viên ngồi cùng bàn ăn với H;

+ Phân công học viên kết hợp với 01 cán bộ quản lý đưa học viên H đến trạm xá khám, xét nghiệm, kiểm tra;

+ Báo cáo lãnh đạo trung tâm cho ý kiến chỉ đạo;

+ Chủ trì cùng đồng nghiệp trấn an tư tưởng học viên, ổn định tình hình và thực hiện các bước tiếp theo theo chỉ đạo của lãnh đạo trung tâm.

+ Phối hợp làm rõ nguyên nhân H vi phạm nội qui của Trung tâm để phát hiện những thiếu xót, hạn chế trong việc bảo đảm chế độ ăn cho học viên và xem xét trách nhiệm của học viên H.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/50-cau-hoi-kien-thuc-va-40-cau-hoi-tinh-huong-ve-phong-chong-ma-tuy-co-dap-an/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp