7 Đề đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) hay nhất

0
8667
3/5 - (1 bình chọn)

Cùng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về tác phẩm này trong các đề thi sắp tới nhé!

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Bạn đang xem: 7 Đề đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) hay nhất

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Chỉ ra 2 yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ? Vì sao  có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn thơ này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Lời giải:

– Hai yếu tố là chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên: Truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cổ tích Cây khế ( Hoặc câu tục ngữ: Người ta là hoa của đất)

– Giải thích:

  • Những gì thuộc về dân gian thường gợi ra sự quen thuộc, thân thương.
  • Cách diễn đạt trong đoạn thơ không giống hoàn toàn như hình thức vốn có trong văn hóa, văn học. Do vậy, đoạn thơ gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ.

Câu 3: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?

Lời giải:

Tình cảm của tác giả: yêu mến, ngợi ca, trân trọng, tự hào về những đạo lí, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.

Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?

Lời giải:

Chỉ ra được hình ảnh thơ (có trích dẫn hoặc diễn xuôi) ( 0,5 điểm)

Chẳng hạn: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”

Lí giải một cách thuyết phục ( 0,5 điểm)

Với hình ảnh thơ trên, ta có thể lí giải:

  • Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt của nó.
  • Ẩn dụ chỉ sức mạnh của con người vượt lên trên nghịch cảnh. Con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất…

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể 

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo, cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 

Đất Nước có từ ngày đó… 

Đất là nơi anh đến trường 

Nước là nơi em tắm 

Đất Nước là nơi ta hò hẹn 

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” 

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” 

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ….”

(Đất Nước, trích Trường ca Mặt đường khát vọng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118)

Hãy trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Qua đó, hãy lý giải vì sao khi nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm có ý kiến cho rằng: “Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng…”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 118)

Dàn ý chi tiết

a. Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng và ý nghĩa của đoạn trích.

b. Thân bài:

– Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: văn hóa, địa lý, lịch sử.

  • Ở phương diện văn hóa, Đất Nước hiện diện trong những giá trị văn hóa dân gian bình dị, gần gũi với mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ (trong ca dao, cổ tích, truyền thuyết, trong những hình ảnh rất đời thường,…).
  • Ở phương diện địa lý, Đất Nước là không gian gắn bó với mỗi con người từ lúc ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, là không gian của những kỷ niệm của tuổi thơ, của tình yêu đôi lứa,… Rộng hơn, Đất Nước là không gian bao la với núi, sông, rừng biển tươi đẹp, phong phú,…
  • Ở góc nhìn lịch sử, đất nước trưởng thành trong thời gian đằng đẵng, gắn với những huyền thoại, truyền thuyết về sự hình thành của dân tộc Việt,…

==> Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại,….

– Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm được tạo nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.

  • Đoạn thơ trước hết xuất phát từ tình cảm nồng nàn, tình yêu đất nước sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ: Tình yêu đó thể hiện trong sự gắn bó tha thiết với những giá trị văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như lịch sử dân tộc.
  • Đoạn thơ là kết tinh tâm huyết, những suy nghĩ, tìm tòi khám phá mới mẻ của nhà thơ: hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giản dị, đời thường, gắn bó với mỗi con người từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành.
  • Từ những suy ngẫm về hình tượng Đất Nước, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ ràng, sâu sắc rằng Đất Nước không phải là khái niệm cao siêu, xa vời mà Đất Nước vô cùng gần gũi, Đất Nước hiện diện trong cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân. Từ suy ngẫm đó, nhận thức về trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước đến một cách tự nhiên.

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 3

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Chỉ ra 2 yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn thơ này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Lời giải:

– Hai yếu tố là chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên: Truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cổ tích Cây khế (Hoặc câu tục ngữ: Người ta là hoa của đất)

– Giải thích:

  • Những gì thuộc về dân gian thường gợi ra sự quen thuộc, thân thương.
  • Cách diễn đạt trong đoạn thơ không giống hoàn toàn như hình thức vốn có trong văn hóa, văn học.

Do vậy, đoạn thơ gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ

Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Lời giải:

Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:

– Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

– Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

– Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Lời giải:

“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.

Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Lời giải:

Biện pháp được sử dụng trong bốn câu thơ cuối là biện pháp điệp. “Những chân trời”, những mảnh đất”, “những biển khơi”, “những ngàn sao” là những điều mơ ước của con người, nơi ta chưa đặt chân tới, nơi vẫn còn muốn chinh phục. Biện pháp điệp liệt kê một loạt những ước mơ rất cao đẹp, thiêng liêng, cũng là những ước mơ rất thực. Sau ước mơ đó là niềm tin vào thế hệ mình, thế hệ của chúng “ta” sẽ ước mơ, khao khát và biến những mơ ước đó trở thành hiện thực.

Câu 6: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?

Lời giải:

Tình cảm của tác giả: yêu mến, ngợi ca, trân trọng, tự hào về những đạo lí, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.

Câu 7. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?

Lời giải:

Học sinh có thể chọn điều tâm đắc nhất để lại trong em. Nhưng ấn tượng chung là đoạn thơ khắc họa hình tượng Đất Nước bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xa xưa với chất liệu dân gian đậm đà và kéo dài tới chúng ta, tới mãi mai sau với những mơ ước rất đẹp, rất người, rất nhân văn. Qua đó thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Câu 8. Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?

– Chỉ ra được hình ảnh thơ (có trích dẫn hoặc diễn xuôi)

Chẳng hạn: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”

Với hình ảnh thơ trên, ta có thể lí giải:

  • Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ,sức trỗi dậy mãnh liệt của nó.
  • Ẩn dụ chỉ sức mạnh của con người vượt lên trên nghịch cảnh. Con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất…

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 4

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Lời giải:

– Phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ trên là: nghệ thuật

– Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.

Câu 2: Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ nào? Có tác dụng như thế nào?

Lời giải:

– Chất liệu văn học dân gian:

  • “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” sử dụng chất liệu cổ tích “Tấm cám”
  • “Cây khế chua có đại bàng đến đậu” – sử dụng cổ tích “Ăn khế trả vàng”.
  • “Hoa của đất” – chất liệu tục ngữ “Người ta hoa đất”

– Tác dụng: làm đoạn thơ trở nên gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn. Qua đó làm hiện lên hình ảnh con người Việt Nam nhân hậu, nghĩa tình, giàu sức sống, giàu niềm tin.

Câu 3: “Niềm tin rất thật” mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ đầu là gì?

Lời giải:

“Niềm tin rất thật” mà tác giả đề cập đến là: Niềm tin vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp hoặc niềm tin vào những vất vả gian nan sẽ được đền đáp bằng hạnh phúc.

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?

Lời giải:

“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.

Câu 5: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Lời giải:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biện pháp tu từ: ẩn dụ

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

– Tác dụng: làm câu thơ trở nên mượt mà, bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm; hình ảnh thơ có chiều sâu, gợi nhiều liên tưởng ý vị. Qua đó làm nổi bật ý nghĩa: Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của nó. Đó cũng chính là hình ảnh sức mạnh của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa sáng, để khẳng định mình. Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất thế gian.

Câu 6: Chỉ ra và cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng ở 4 câu thơ cuối đoạn trích.

Lời giải:

– Xác định phép liệt kê: những chân trời, những mảnh đất , những biển khơi, những ngàn sao

– Hiệu quả biểu đạt: nhấn mạnh những sự phong phú của những khát khao , ước mơ hoặc nhấn mạnh những khát khao khám phá được nhiều điều lớn lao, nhiều vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 7: Từ đoạn trích trên anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống?

Lời giải:

– Nội dung của đoạn thơ: ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.

– Nội dung ấy gợi cho em suy nghĩ:

  • Con người Việt Nam là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.
  • Có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.
  • Ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 5

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt, thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Thể thơ: Tự do

Phong cách ngôn ngữ: Nghê thuật

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?

Lời giải:

Nội dung: Văn bản trên viết về cai đổi mới của đất nước. Đất nước là nơi để con người bên nhau tụ hợp – đoàn tự bên nhau. Và đất nước cũng là nơi mà còn người xây dựng lên , bao công sức , khát vọng của nhân dân Việt ta.

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào là “niềm tin”?

Lời giải:

Niềm tin là cách bạn cảm nhận và tin tưởng vào một điều gì đó.

Câu 4. Chất liệu văn học dân gian biểu hiện qua hình ảnh, câu thơ nào? Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu dân gian trong văn bản?

Lời giải:

Chất liệu văn học dân gian :

  • Dòng thứ 4 sử dụng chất liệu cổ tích: “Tấm Cám”
  • Dòng thứ 5 sử dụng chất liệu cổ tích: “Ăn khế trả vàng”
  • Dòng thứ 8 sử dụng chất liệu tục ngữ: “Người ta là hoa đất”

Ý nghĩa sử dụng chất liệu dân gian: Sử dụng vô cùng phong phú, đa dạng, quen thuộc với con người Việt Nam

Câu 5. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Lời giải:

Em không đồng tình vì thành công đòi hòi vào cách cư xử, vốn sống của mỗi con người. Không gì là có thể vừa mới bắt đầu đã được ăn ngay cả. Tất cả phải bắt đầu từ quá trình rèn luyện cách cầm bút cho đến vốn văn hóa và tài năng của mỗi con người thì mới đạt được điều mong muốn.

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Lời giải:

Biện pháp tu từ là biện pháp tu từ: ẩn dụ

Tác dụng: làm câu thơ trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm. Qua đó làm nổi bật sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của bông hoa và con người Việt nam.

Câu 7. Đoạn thơ trên goi cho anh/chị suy nghĩ gì về sức sống của con người Việt Nam.

Lời giải:

Nội dung của đoạn thơ là ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam . Con người Việt Nam hiện lên là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu cũng như có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 6

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1: “Niềm tin rất thật” mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ đầu là gì?

Lời giải:

“Niềm tin rất thật” mà tác giả đề cập đến là: Niềm tin vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp hoặc niềm tin vào những vất vả gian nan sẽ được đền đáp bằng hạnh phúc.

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.

Lời giải:

Biện pháp được sử dụng trong bốn câu thơ cuối là biện pháp điệp. “Những chân trời”, những mảnh đất”, “những biển khơi”, “những ngàn sao” là những điều mơ ước của con người, nơi ta chưa đặt chân tới, nơi vẫn còn muốn chinh phục. Biện pháp điệp liệt kê một loạt những ước mơ rất cao đẹp, thiêng liêng, cũng là những ước mơ rất thực. Sau ước mơ đó là niềm tin vào thế hệ mình, thế hệ của chúng “ta” sẽ ước mơ, khao khát và biến những mơ ước đó trở thành hiện thực.

Câu 3: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?

Lời giải:

Tình cảm của tác giả: yêu mến, ngợi ca, trân trọng, tự hào về những đạo lí, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.

Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?

Lời giải:

Em thích nhất hình ảnh: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”

Vì:

  • Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ,sức trỗi dậy mãnh liệt của nó.
  • Ẩn dụ chỉ sức mạnh của con người vượt lên trên nghịch cảnh. Con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất…

Câu 5: Chỉ ra và cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng ở 4 câu thơ cuối đoạn trích.

Lời giải:

– Xác định phép liệt kê: những chân trời, những mảnh đất , những biển khơi, những ngàn sao

– Hiệu quả biểu đạt: nhấn mạnh những sự phong phú của những khát khao , ước mơ hoặc nhấn mạnh những khát khao khám phá được nhiều điều lớn lao, nhiều vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 6: Từ đoạn trích trên anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống?

Lời giải:

– Nội dung của đoạn thơ: ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.

– Nội dung ấy gợi cho em suy nghĩ:

  • Con người Việt Nam là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.
  • Có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.
  • Ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.

Đọc hiểu Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) – Đề số 7

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh

(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Lời giải:

Những từ ngữ hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:

– Cô tấm làm Hoàng hậu

– Cây khế chua, đại bàng đến đậu

– Hoa của đất

Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về nội dung của câu thơ?

“Đất đai cối cằn thì người sẽ nở hoa”

Lời giải:

Em hiểu:

– Thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn.

– Khẳng định bản lĩnh sống, biết vượt khó khăn để tạo nên những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống làm giàu có tâm hồn.

– Tình cảm của tác giả: Trân trọng những người vượt qua khó khăn với những thành quả tốt đẹp.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp điệp trong những câu thơ sau

Ta lớn lên khao khát những chân trời

Những mảnh đất chân mình chưa bén được

Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực

Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh..

Lời giải:

– Điệp cấu trúc “những”

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh nội dung, ngợi ca vẻ đẹp bao la của đất nước; Thể hiện khát khao được khám phá và dựng xây đất nước. Bộc lộ tình yêu nước đắm say.

+ Tạo giọng điệu hồ hởi, hăng hái.

Câu 5: Anh/ chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong đoạn trích trên?

Lời giải:

Tình cảm của nhà thơ:

– Yêu mến, tự hào và đất nước Việt Nam dù có nhiều gian khó nhưng vô cùng tươi đẹp.

– Ngợi ca trân trọng về những đạo lý phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.

Nhận xét:

– Nhà thơ có tình cảm sâu nặng với đất nước.

– Từ tình cảm nhà thơ ta nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người Việt và trách nhiệm của bản thân với đất nước.

**********

Trên đây là một số đề đọc hiểu Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm mà đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất nhé!

Cùng tham khảo đề đọc hiểu Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doc-hieu-mat-duong-khat-vong-tac-gia-nguyen-khoa-diem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp