Biên bản cuộc họp là biểu mẫu được lập ra nhằm ghi chép lại toàn bộ nội dung diễn ra trong buổi họp, bao gồm thông tin được thông báo, ý kiến của người tham gia, quyết định cuối cùng.
Mẫu biên bản cuộc họp thường được dùng cho các buổi họp gia đình, họp bình xét thi đua, họp công ty, họp lớp, họp bàn giao công việc, họp giao ban, họp phân công nhiệm vụ. Biên bản cuộc họp được xem như một loại tài liệu, mặc dù không có hiệu lực về mặt pháp lý nhưng là cơ sở minh chứng cho sự kiện thực tế. Những yêu cầu chỉ đạo của cấp trên hoặc các ý kiến đóng góp của cá nhân… có thể được tổng hợp, thuận lợi cho điều chỉnh và giải quyết công việc.
1. Biên bản cuộc họp là gì?
Biên bản cuộc họp là loại hình văn bản quan trọng ghi lại những gì đã diễn ra trong cuộc họp, bao gồm rất nhiều thông tin, ý kiến khác nhau từ những người tham gia. Trong mỗi cuộc họp, thư ký (người ghi biên bản) có trách nhiệm điểm danh số người tham gia và vắng mặt, đồng thời ghi lại toàn bộ thông tin quan trọng theo diễn biến của cuộc họp.
Bạn đang xem: Biên bản cuộc họp 2022
2. Vai trò của biên bản cuộc họp
- Biên bản cuộc họp ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong cuộc họp. Đây được xem như một loại tài liệu lịch sử, không có hiệu lực pháp lý nhưng lại là căn cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
- Từ những nội dung tại cuộc họp, có thể là yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo hoặc những ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân, đơn vị có liên quan,… để có thể điều chỉnh, sắp xếp và giải quyết công việc hiệu quả hơn.
- Biên bản cuộc họp như lời nhắc nhở của các cá nhân, đơn vị đã ký xác nhận trong biên bản và chuyển các cam kết của họ vào danh sách công việc phải thực hiện.
- Bên cạnh đó biên bản cuộc họp sẽ giúp cho những người có liên quan trước khi bắt đầu cuộc họp tiếp theo có cùng nội dung có thể theo dõi và kiểm tra tính chính xác của công việc cần thực hiện.
3. Mẫu biên bản họp
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
Số: ……………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm …… |
BIÊN BẢN HỌP
Về việc (1)………………..………..
Hôm nay, vào lúc ….… giờ …… ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại (2)……………………………………………………. …………………………………………………………….
Diễn ra cuộc họp với nội dung (3)…………………………………
I. Thành phần tham dự:
1. Chủ trì (4): Ông/Bà ………………….….. Chức vụ: …..………
2. Thư ký (5): Ông/Bà ………..………… Chức vụ: ………………
3. Thành phần khác (6):
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
II. Nội dung cuộc họp: (7)
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
III. Biểu quyết (nếu có):
– Tổng số phiếu: …………. Phiếu
– Số phiếu tán thành: ……… phiếu, chiếm …… %
– Số phiếu không tán thành: ………… phiếu, chiếm …… %
IV. Kết luận cuộc họp (8):
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
……………………………………………………………. …………………………………………………………….
Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ……, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
THƯ KÝ |
CHỦ TỌA |
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC |
4. Ví dụ về biên bản cuộc họp
ĐẢNG ỦY…………………………….. CHI BỘ……………………………….. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
BIÊN BẢN HỌP CHI BỘ
Tháng………/20……
Thời gian:……………………………………………………………………………………………………..
Địa điểm:………………………………………………………………………………………………………
Thành phần: (Lưu ý có thể mời thêm Đảng ủy viên giám sát thì ghi cụ thể người giám sát).
Chủ tọa:…………………………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Phần mở đầu
– Triển khai cho đảng viên đóng đảng phí tháng …../20/…….
– Chi bộ cử thư ký cuộc họp:……………………………………………………………………………..
– Thông báo tình hình đảng viên của Chi bộ dự họp: (ghi cụ thể đảng viên chính thức, dự bị; số đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và lý do vắng, ghi cụ thể lý do vắng mặt từng đồng chí vào biên bản).
– Đồng chí Bí thư thông qua chương trình của cuộc họp:
2. Phần nội dung:
2.1. Thông tin thời sự (ghi cụ thể đề mục, hay văn bản thông tin….).
2.2. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết tháng trước (ghi cụ thể các nội dung. Phần này đồng chí ghi biên bản nên nói Bí thư đưa trước 01 bản dự thảo nghị quyết để ghi cho cụ thể).
-……………………………………………………………………………………………………………………
– Phần thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: (Bí thư chi bộ Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tập thể, đảng viên, quần chúng tháng trước; biểu dương đảng viên, quần chúng tiên phong, gương mẫu có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có). Sinh hoạt chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí minh trong tháng sinh hoạt).
-……………………………………………………………………………………………………………………..
– Bí thư thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biển pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiên quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-……………………………………………………………………………………………………………………
– Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiên trong tháng tới có nội dung chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tháng tiếp theo. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện.
-……………………………………………………………………………………………………………………
– Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên (ghi chi tiết các ý kiến đóng góp).
…………………………………………………………………………………………………………………..
3. Phần kết thúc
– Ghi tóm tắt ý kiến kết luận của Bí thư.
– Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (Nghị quyết) của chi bộ. Ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác.
Cuộc họp kết thúc lúc……………. giờ, ngày…..tháng…..năm 20……. biên bản được thông qua trước Chi bộ.
CHỦ TỌA (Ký và ghi rõ họ tên) |
THƯ KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) |
5. Cách ghi biên bản cuộc họp
(1) (3) Chủ đề, tiêu điểm chính của cuộc họp chẳng hạn như: Bình xét thi đua, giao ban, bàn giao nhiệm vụ….
(2) Bộ phận, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cuộc họp.
(4) Người chủ trì: Người đưa ra các vấn đề chính, hướng xử lý hoặc tổng hợp các ý kiến để giải quyết vấn đề.
(5) Thư ký: Người đảm nhiệm công việc điểm danh các thành phần tham gia và ghi chép các thông tin trong cuộc họp, lập biên bản họp.
(6) Thành phần khác: Có thể là đại diện các phòng ban hoặc nhân viên, người có liên quan tới chủ đề của cuộc họp.
(7) Nội dung cuộc họp: Đây là phần quan trọng nhất mà thư ký cần lưu ý khi viết biên bản cuộc họp bởi thư ký sẽ là người quan sát và ghi chép những gì diễn ra trong cuộc họp (các vấn đề được trình bày, thảo luận; những ý kiến phát biểu của các thành viên tham gia,…)
(8) Kết luận cuộc họp: Người chủ trì cuộc họp căn cứ các nội dung đã được trao đổi và thống nhất thông qua biểu quyết (nếu có) để đưa ra quyết định.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp