Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Hòa Bình, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.
Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 tỉnh Hòa Bình diễn ra vào ngày 22/6 và 23/6/2022. Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài là 120 phút không kể thời gian chép đề. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của :
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình năm 2022 – 2023
Câu 1
Bạn đang xem: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 Sở GD&ĐT Hòa Bình
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Lợi ích đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân.
c. Câu nói có thể hiểu: sống quá dựa dẫm vào người khác thì sau này ra ngoài cuộc sống chúng ta sẽ không làm được gì và tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vậy, mỗi người cần phải sống độc lập, tự chủ.
d. Gợi ý: Chúng ta cần phải sống tự lập.
Câu 2
a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 dòng.
b. Yêu cầu về nội dung:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lý do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập
– Giải thích: Tự lập là việc tự mình hoàn thành các công việc của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác. -> Ngày nay một số người trong giới trẻ chưa có thói quen tự lập.
– Lý do:
- Do được gia đình bao bọc từ nhỏ nên khi lớn lên không học được cách tự lập. +Do bản thân có tính ỷ lại vào người khác.
- Do bản thân yếu đuối, sợ vấp ngã, sợ khó khăn. + Do xã hội phát triển đi đôi với sự phát triển của các tiện ích khiến con người ngày càng phụ thuộc vào những tiện ích hiện đại mang lại.
- Do chính bản thân những người trẻ chưa ý thức được giá trị của việc tự lập.
– Mở rộng liên hệ:
- Ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc dạy trẻ cách sống tự lập.
- Cần phân biệt giữa sống tự lập và sống biệt lập.
Câu 3.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
– Những phẩm chất cao quý của người đồng minh:
“Người đồng mình…
… chí lớn”
- Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình.
- “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
- Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả.
- “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.
=> Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.
– Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
“Người đồng mình…
… làm phong tục”
- Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.
- Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.
=> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
– Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
“Dẫu làm sao…
… không lo cực nhọc”
- Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.
- Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.
- So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
- Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
* Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
– Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
“Con ơi…
… nghe con”
+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2022 – 2023
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp