Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

0
133
Rate this post

Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

cam nhan ve doan trich luc van tien cuu kieu nguyet nga

Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bạn đang xem: Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
– Giới thiệu trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

2. Thân bài

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

– Hoàn cảnh: Trên đường trở về thăm cha mẹ, gặp chuyện bất bình: Đám cướp Phong Lai đang hoành hành.
– Lời nói: khuyên bảo, cảnh cáo “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
– Hành động: “bẻ cây làm gậy”, “nhằm đàng xông vô”, “tả đột hữu xung” => dũng cảm, dứt khoát, không nề hà.
– Kết quả: đánh tan bầy lũ hùng đồ, tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai.
=> Chiến thắng của Lục Vân Tiên đã khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, qua đó bộc lộ tính cách nghĩa hiệp, dũng cảm, vị nghĩa vong thân.

b. Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

– Cách xưng hô “nàng – ta”: mực thước.

– Hành động:
+ Ân cần hỏi thăm “Ai than khóc ở trong xe này?”
+ Đồng cảm với hoàn cảnh của Kiều Nguyệt Nga “Vân Tiên nghe nói động lòng”.
+ Can ngăn Nguyệt Nga bước ra “Khoan khoan ngồi đó chớ ra”.
=> Hiểu biết, lịch thiệp, là nét đẹp trong lối ứng xử của bậc trượng phu.
+ Từ chối ý muốn trả ơn của Nguyệt Nga: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
=> Nét đẹp trong phẩm chất: trượng nghĩa, coi tiền bạc, công danh là ngoài thân.

c. Nghệ thuật

– Thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp với lối văn tự sự thơ.
– Ngôn ngữ hết sức giản dị và đời thường.
– Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, hành động.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị đoạn trích.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Chuẩn)

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Dương Hà- Từ Mậu,…Đặc biệt, một trong những thị phẩm đánh dấu thành công của ông trong sự nghiệp phải kể đến “Lục Vân Tiên”, tác phẩm được xem là viên ngọc sáng của văn học, gửi gắm những tư tưởng nhân văn cao đẹp. Đặc biệt, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” không chỉ thành công tái hiện hình tượng người anh hùng trượng nghĩa Lục Vân Tiên mà còn thể hiện ước mơ của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu về người anh hùng.

Truyện thơ Lục Vân Tiên được ra đời vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX, được viết bằng chữ Nôm với 2082 câu thơ lục bát. Trong tác phẩm, hình ảnh Lục Vân Tiên mang trong mình cốt cách của người anh hùng trong thiên hạ là nhân vật trung tâm truyện. Đoạn trích”Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn hay của tác phẩm.

Mở đầu đoạn trích là cảnh Lục Vân Tiên ra tay tương trợ người hoạn nạn:.

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô”

Trên đường trở về quê thăm bố mẹ, Lục Vân Tiên gặp phải chuyện bất bình trước mắt: Lũ giặc Phong Lai hoành hành. Với nghĩa khí của người anh hùng, Vân Tiên không thể nào làm ngơ, bỏ mặc, chàng chẳng chút mảy may do dự, chẳng nề hà đến an nguy của bản thân mà nhanh chóng bẻ cây bên đường làm vũ khí đánh lũ cướp cứu người.

“Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Trong lời khuyên bảo của Lục Vân Tiên thể hiện được nghĩa khí của một bậc trượng phu khi thấy việc bất bình. “Bớ đảng hung hồ”- những kẻ hung bạo, chuyên làm việc hồ đồ, Lục Vân Tiên đã can ngăn hành động mưu hại dân lành của chúng. Không chỉ buông lời trách móc, cần ngăn, hành động của Lục Vân Tiên cũng thể hiện nghĩa khí chính nghĩa, bảo vệ nhân dân mình. Hình ảnh chàng trai một mình với cây bên đường làm gâỵ , xông vào bọn cướp được tác giả khắc họa thật đẹp đẽ, chàng như một dũng tướng làm chủ chiến trận của mình như Triệu Tử phòng vòng vây Đương Dang:

“Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan…
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.”

Bằng những hành động mạnh mẽ, dứt khoát, Lục Vân Tiên đã đánh tan bầy lũ hùng đồ, tiêu diệt tên đầu đảng Phong Lai. Chiến thắng của chàng đã khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, qua đó thể hiện tính cách nghĩa hiệp, dũng cảm của Lục Vân Tiên.

Đánh tan “lũ kiến chòm ong”, Vân Tiên tìm đến hỏi thăm người bị hại. Nghe lời cảm tạ cất lên từ cô gái hầu Kim Liên, chàng hẳn đã đoán được người ngồi trong xe là một tiểu thư đài các, bèn buông lời :

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.”

Hành động ngăn cản “Khoan khoan ngồi đó chớ ra” thể hiện tính cách tốt đẹp của chàng thư sinh họ Lục. Chàng hiểu rõ đạo lý “nam nữ thụ thụ bất thân” và dành sự tôn trọng cao nhất của mình dành cho đối phương- vị tiểu thư khuê các đang ngồi trong xe. Có thể thấy vẻ đẹp của Lục Vân Tiên không chỉ thể hiện qua hành động nghĩa khí mà còn thể hiện qua lời nói, tính cách tốt đẹp của chàng. Cách xưng hô “nàng – ta” cùng hành động cần ngăn Nguyệt Nga bước ra thể hiện thái độ lịch sự của một người lịch thiệp, gia giáo, là nét đẹp trong lối ứng xử của bậc trượng phu.

Trước hành động chính nghĩa và những lời động viên dịu dàng, ân cần của Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga không khỏi xúc động, nàng ngỏ ý cảm tạ, đền ơn cho trọn. Nhưng với Vân Tiên, việc ra tay diệt “hung đồ” là xuất phát từ lòng hiệp nghĩa, chứ không mong cầu chuyện đền đáp, trả ơn. Vì vậy mà khi nghe Nguyệt Nga ngỏ ý đến ăn, chàng thẳng từ chối đầy dứt khoát:

“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn?
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

Với Lục Vân Tiên, người anh hùng trong thiên hạ nào phải sợ đo thiệt hơn, nào phải làm để trông mong người chịu ơn mình trả nghĩa. Chàng coi việc mình làm là chính đáng, nên làm, không mong cầu danh vọng tiền tài, phú quý. Câu hỏi tu từ bật lên trong tiếng cười hào sảng “Làm ơn há dễ trông người trả ơn?” cùng lời khẳng định “Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” đã cho thấy cái khí phách cùng phẩm chất trượng nghĩa đáng khâm phục nơi Lục Vân Tiên.

Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp với lối văn tự sự thơ, cùng ngôn ngữ hết sức giản dị và đời thường, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ nên người anh hùng Lục Vân Tiên vô cùng chân thực. Qua lời nói, hành động, cốt cách của nhân vật được thể hiện rõ. Qua đó, ta thấy Lục Vân Tiên mang vẻ đẹp của một người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” trong thiên hạ. Chàng là đại diện cho chính nghĩa và gửi gắm ước mơ của nhân dân về một người anh hùng trượng nghĩa, hành hiệp cứu đời trong thiên hạ.

————–HẾT—————

Qua bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, các em cũng đã có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về đoạn trích. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bài: Phân tích phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Đóng vai Lục Vân Tiên để kể lại việc đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-ve-doan-trich-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp