Tệ nạn ma túy là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy?

0
131
Rate this post

Cùng tìm hiểu tệ nạn ma túy là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy?

Ma túy là gì? Ma túy có những loại nào?

Định nghĩa ma túy là gì?

Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”.

Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi, để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.

Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cũng đưa khái niệm về chất ma túy như sau: Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ ban hành quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Theo Nghị định này các danh mục chất ma túy và tiền chất gồm các nhóm sau đây:

  • Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền, nhóm này gồm có 46 loại.
  • Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Nhóm này gồm có 398 loại.
  • Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Nhóm này gồm có 71 loại.
  • Danh mục IV: Các tiền chất sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Công an quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Nhóm này gồm có 44 loại.

Như vậy, theo quy định của Chính phủ Việt Nam, tại thời điểm hiện tại có tổng cộng có tới 559 chất được đưa vào danh mục là chất ma túy. Với sự ra đời ngày càng nhiều loại ma túy, danh mục ma túy chắc chắn sẽ được bổ sung.

Ma túy có những loại nào?

Dựa trên nguồn gốc, tác dụng trên hệ thần kinh, mức độ gây nghiện…người ta đưa ra một số phân loại ma tuý như sau:

Phân loại theo nguồn gốc của ma túy

Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

  • Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện (anh túc), cây cần sa (cây gai dầu), cây coca (cocain).
  • Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được tổng hợp một phần từ một số loại ma tuý có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Morphin, heroin.
  • Ma túy tổng hợp: Là nhóm các chất ma túy không có trong tự nhiên. Ma túy tổng hợp được tổng hợp nên từ các loại hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất): ví dụ: Amphetamin, MDMA, ecstasy, ma túy đá…

Phân loại theo tác động của ma túy lên thần kinh trung ương

  • Nhóm gây ức chế hệ thần kinh trung ương: Nhóm này khi sử dụng gây ra trạng thái buồn ngủ, an thần, giảm nhịp tim, ức chế hô hấp. Nhóm này gồm thuốc phiện, nguồn gốc thuốc phiện (morphin, heroin, cocain…), các thuốc an thần gây ngủ (seduxen, phenobarbital)
  • Nhóm gây kích thích thần kinh trung ương: Nhóm này gồm amphetamin và các dẫn xuất. Khi sử dụng gây tăng hoạt động, tăng sinh lực, tăng nhịp tim, tăng hô hấp…
  • Nhóm gây ảo giác: Nhóm này gây thay đổi về nhận thức và môi trường xung quanh, nghe thấy những âm thanh không có thực. Bao gồm các loại như LSD (bùa lưỡi), thuốc lắc, cần sa…

Tệ nạn ma túy là gì? Tác hại của tệ nạn ma túy

Tệ nạn ma túy là gì?

Theo quу định Luật phòng, ᴄhống ma túу năm 2000, ѕửa đổi bổ ѕung năm 2008: Tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm ᴠề ma tuý ᴠà ᴄáᴄ hành ᴠi trái phép kháᴄ ᴠề ma tuý.

Từ ᴠiệᴄ tìm hiểu ma tuý, ta ᴄó thể trả lời ᴄho ᴄâу hỏi Tệ nạn ma tuý là gì? Đó là khi ᴄon người rơi ᴠào tình trạng lệ thuộᴄ ᴠào ᴄáᴄ ᴄhất ma túу hoặᴄ phạm ᴄáᴄ tội phạm liên quan đến ma túу ᴠà ᴄáᴄ hành ᴠi kháᴄ ᴠề ma túу thì đượᴄ ᴄoi là tệ nạn ma túу.

Tác hại của tệ nạn ma túy

– Đối ᴠới bản thân người ѕử dụng ma tuý gâу tổn hại ᴠề ѕứᴄ khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, ᴄáᴄ bệnh ᴠề da, làm ѕuу giảm ᴄhứᴄ năng thải độᴄ, dẫn đến tình trạng ѕuу nhượᴄ toàn thân, ѕuу giảm ѕứᴄ lao động.

Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độᴄ ma tuý mãn tính, người gầу gò, хanh хao, mắt trắng, môi thâm, nướᴄ da tái хám, dáng đi хiêu ᴠẹo, ᴄơ thể gầу đét do ѕuу kiệt hoặᴄ phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp ѕinh họᴄ, thứᴄ đêm ngủ ngàу, ѕứᴄ khoẻ giảm ѕút rõ rệt.

Người nghiện ma tuý bị ѕuу giảm ѕứᴄ lao động, giảm hoặᴄ mất khả năng lao động ᴠà khả năng tập trung trí óᴄ.

Trường hợp ѕử dụng ma tuý quá liều ᴄó thể bị ᴄhết đột ngột.

– Với хã hội, Tệ nạn ma túу ảnh hưởng ѕâu ѕắᴄ đến nền kinh tế đất nướᴄ. Nhà nướᴄ phải ᴄhi phí hàng ngàn tỷ đồng ᴄho ᴠiệᴄ хóa bỏ ᴄâу thuốᴄ phiện, ᴄho ᴄông táᴄ ᴄai nghiện ma tuý, ᴄông táᴄ phòng, ᴄhống ᴠà kiểm ѕoát ma tuý.

Ma túу ᴄũng làm ѕuу giảm lựᴄ lượng lao động ᴄủa gia đình ᴠà хã hội ᴄả ᴠề ѕố lượng ᴠà ᴄhất lượng; làm ᴄho thu nhập quốᴄ dân ᴄũng giảm, ᴄhi phí ᴄho dự phòng ᴠà ᴄhăm ѕóᴄ у tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý ᴄủa ᴄáᴄ nhà đầu tư nướᴄ ngoài, kháᴄh du dịᴄh;

Tệ nạn ma túу ᴄòn là nguуên nhân ảnh hưởng ѕâu ѕắᴄ đến trật tự an toàn – хã hội. Ma tuý là nguуên nhân làm nảу ѕinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nướᴄ gâу ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, ᴄướp, buôn bán ma túу, buôn bán người, khủng bố…); là nguуên nhân, điều kiện nảу ѕinh, phát triển ᴄáᴄ tệ nạn хã hội kháᴄ (mại dâm,ᴄờ bạᴄ…).

Các dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy

Người nghiện ma túy thường không lường trước được tác hại ghê gớm của ma túy khi đưa vào cơ thể. Vì vậy nắm được các biểu hiện thường gặp của người vừa nghiện để kiểm tra, ngăn chặn rất quan trọng và cần thiết.

Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma tuý

Người vừa sử dụng xong một liều ma tuý thì nhìn chung tinh thần hưng phấn, vẻ mặt sung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường. Nếu tuổi còn trẻ họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnh, gây gổ đánh nhau, tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay… Các dấu hiệu trên được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Sau khi dùng 5–10 phút, biểu hiện phổ biến là mắt đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ mắt lim dim, gãi chân tay, vò đầu, bứt tóc… (thể hiện rõ nhất trong trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen), người nhà khó phát hiện ra vì nó thường xảy ra ở nơi hút chích.

Bạn đang xem: Tệ nạn ma túy là gì? Nguyên nhân và biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy?

Giai đoạn 2: Sau 10-20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuất hiện ở mức cao như vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn móng tay, lấy ráy tai…

Giai đoạn 3: Sau 90 phút, người sử dụng ma tuý tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ nhưng không ngủ, lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc, hôi, người sử dụng ma tuý sợ tắm, sợ ồn ào.

Một số đặc trưng chủ yếu của người sử dụng ma tuý

Về thể lực: Sống phụ thuộc vào ma tuý, sức khoẻ suy yếu, nhiều bệnh tật phát sinh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Về tinh thần: Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá trị tinh thần, thiếu ý trí quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống.

Về tâm lý: không có khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ giảm, mất phương hướng, không có hứng thú trong sinh hoạt. Lời nói không đi đôi với việc làm, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực.

Về xã hội: ít quan hệ (các quan hệ công khai chính đáng), sống vật vờ, cô lập và xa lánh mọi người.

Dấu hiệu nhận biết sớm người sử dụng ma tuý

  • Thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều…
  • Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buông thả như không lao động, không học hành… hoặc chơi thân với người sử dụng ma tuý.
  • Đi lại có quy luật: mỗi ngày, cứ đến một giờ nhất định nào đó, dù đang bận việc gì cũng tìm cách, kiếm cớ để đi khỏi nhà.
  • Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).
  • Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây.
  • Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân. Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định). Ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh.
  • Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…
  • Trong túi quần áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ heroin.
  • Có dấu kim trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ…
  • Đối với người sử dụng ma túy nặng, còn có biểu hiện giảm sút sức khỏe rõ rệt, hường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch…Nếu người nghiện ma túy được phát hiện sớm, cai sớm, thì càng có khả năng cai được và giảm nguy cơ nhiễm HIV.

Khi thấy những dấu hiệu người nghiện ma túy ở trên còn nghi ngờ có thể sử dụng test để kiểm tra.

Một số biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy

Những năm gần đây, tình hình tội phạm ma túy diễn biến tương đối phức tạp. Tệ nạn nghiện hút, chích ma túy ngày càng lan rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, kể cả ở những vùng nông thôn sâu, và phần lớn rơi vào lứa tuổi thanh thiếu niên. Để phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Gia đình phải thường xuyên quan tâm giáo dục con, em. Cha mẹ thương con nhưng không được nuông chìu con quá mức, ngược lại cũng không nên quá khắt khe, mắng chửi, đánh đập, sỉ nhục con cái. Phải quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt con em trong những khó khăn, vướng mắc của cuộc sống. Tạo môi trường gần gũi giữa cha mẹ và con cái, quan tâm, giám sát chặt chẽ giờ giấc học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của con em mình. Nên mềm mỏng nhưng cương quyết khuyên bảo con em mình tránh xa đám bạn xấu.

Khi phát hiện con em mình nghiện ma túy, cha mẹ phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, giải thích tác hại của ma túy cũng như khuyên nhủ con em mình không nên tiếp tục sử dụng ma túy. Đồng thời phải báo cáo, trao đổi với chính quyền địa phương để được giúp đỡ, hướng dẫn tổ chức cai nghiện cho con em mình, không nên bao che, giấu giếm.

Đối với bản thân mỗi người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, phải có lối sống trong sạch, lành mạnh, không ăn chơi, đua đòi, sống buông thả, cương quyết không quan hệ với những đối tượng xấu, có liên quan đến ma túy. Tuyệt đối không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần.

Đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội như: Hội LHPN; Đoàn Thanh niên; Hội Cựu chiến binh… nên thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức công dân, kỹ năng sống… giúp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết hậu quả tác hại do ma túy gây ra. Qua đó, có biện pháp chủ động phòng ngừa, biết cách phát hiện sớm người thân có sử dụng ma túy. Tham gia tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho những người nghiện ma túy nhẹ, đảm nhận việc giáo dục những người lầm lỗi liên quan đến ma túy, quản lý và giúp đỡ những người sau cai nghiện, tạo việc làm ổn định cuộc sống để họ tái hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện. Đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống ma túy, làm trong sạch địa bàn, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy.

Chỉ thị 21/CT-TW ngày 26/3/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, đã nêu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ đạo cấp ủy, lãnh đạo chính quyền và nhân dân tổ chức thực hiện; thể hiện ở từng đảng viên gương mẫu, tích cực tham gia phòng chống ma túy. Nhà nước quản lý công tác phòng chống ma túy thể hiện ở việc đề ra chương trình, kế hoạch, ban hành chính sách pháp luật nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi chương trình, kế hoạch đó”.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống ma túy hiện nay cũng không nhỏ. Tình hình diễn biến ma túy còn phức tạp, tội phạm ma túy và tệ nạn nghiện ma túy đang từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự của tỉnh, đến sự bình yên cuộc sống của mỗi gia đình và cộng đồng. Vì vậy, nhiệm vụ phòng chống ma túy là của toàn Đảng và toàn xã hội, trong đó, gia đình, nhà trường có vai trò không nhỏ trong việc phòng chống tệ nạn này.

Qua bài viết ở trên, đã giúp các bạn hiểu rõ tệ nạn ma túy là gì? Tác hại của tệ nạn ma túy; Biểu hiện của người có hành vi nghiện ma túy; Các biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy;… Các bạn có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/te-nan-ma-tuy-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp