Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ theo

0
113
Rate this post

Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ theo

phan tich suc manh cua tinh thuong yeu con nguoi qua doan mi cuu a phu va trang doi voi co vo theo

Bài văn mẫu Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ theo

Bài làm

1. Giới thiệu chung:

Bạn đang xem: Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ theo

– Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.

– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”.

2. Phân tích:

a. Sức mạnh của tình thương yêu thể hiện trong đoạn Mị cứu A Phủ:

Hành động Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người.

– Nguyên nhân: Mị trông thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Nó khiến Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. Mị nhớ lại kí ức đau khổ – lần mình bị trói đứng, thật đau khổ! Từ thương mình mà đồng cảm, thương cho người.

– Sự thức tỉnh ý thức:

+ Nhận ra dấu hiệu về cái chết, phán đoán “chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” => càng thương hơn và so sánh”người kia việc gì mà phải chết thế”

+ Lần đầu tiên Mị nhìn rõ kẻ thù của mình cũng như những kiếp người đau khổ như mình: “Chúng nó thật độc ác”

+ Nghĩ đến tình huống cha con Pá Tra bảo là Mị cởi trói cho A Phủ, bắt Mị đứng trói thay đến chết trên cái cọc ấy nhưng Mị cũng không sợ => tình thương vượt lên sự sợ hãi, lấn át cả nỗi thương thân.

– Cắt dây trói cho A Phủ => hành động tự phát, xuất phát từ tình thương nhưng cũng chính là Mị đang cắt dây trói cho chính mình, chiến thắng cường quyền, thần quyền.

– Sau đó, Mị “hốt hoảng”, “vụt chạy” đuổi theo A Phủ, nói “A Phủ cho tôi đi!… Ở đây thì chết mất!” => bắt đầu hành trình từ “thung lũng đau thương” đến “cánh đồng vui” ở mảnh đất Phiềng Sa.

=> Những hành động của Mị có ý nghĩa to lớn vì nó là sự hồi sinh, là biểu tượng của tinh thần phản kháng quyết liệt với cái ác, cái xấu. Sự hồi sinh đó xuất phát từ tình yêu thương con người sâu sắc.

b. Sức mạnh của tình thương yêu Tràng dành cho “vợ nhặt”:

– Tràng sẵn sàng cho thị ăn và đưa thị về dù Tràng cũng đang trong cảnh đói. Liều lĩnh chấp nhận thị thao làm vợ: Không chỉ là khát khao hạnh phúc mà còn có cá tính thương yêu con người. Đây cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động: sẵn sàng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh cơ hàn mà không tính toán, so đo.

– Tình thương yêu đã giúp họ vơi bớt mọi lo toan, buồn khổ và bước đầu đã tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, thể hiện qua cảnh dắt díu nhau về làng:

+ Tràng dường như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa. Trong lòng Tràng không gợn một chút coi thường thị, ngược lại anh cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc.

+ Thị cũng không hề có chút mặc cảm nào về thân phận “bị nhặt”, cô thay đổi tính cách theo hướng tích cực. Họ thực sự hướng về nhau, tìm thấy ở nhau những cảm xúc hạnh phúc như bất kì đôi tình nhân nào khác.

+ Ngay cả những người dân xóm ngụ cư, mặc dù có chút ngạc nhiên nhưng trên khuôn mặt u ám của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên như có một luồng sinh khí mới hiện về.

Tình thương yêu đã làm đổi thay không khí cuộc sống gia đình bà cụ Tứ, đổi thay cả những con người này (Không khí ấm cúng tràn đầy hạnh phúc trong gia đình, mọi người đều thay đổi theo hướng tốt đẹp).

3. Đánh giá chung:

Giống nhau:

– Sức mạnh của tình thương yêu giúp con người vượt qua tất cả.

– Bằng cái nhìn nhân đạo, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp của người lao động.

Khác nhau:

– Hiện thực cuộc sống được phản ánh trong hai tác phẩm khác nhau:

+ Vợ chồng A Phủ là bối cảnh sau cách mạng và trong kháng chiến ở miền núi Tây Bắc.

+ Vợ nhặt lấy bối cảnh là nạn đói trước cách mạng và ở miền xuôi.

– Số phận cụ thể của các nhân vật khác nhau:

+ Mị là nạn nhân của chế độ chúa đất phong kiến ở miền núi.

+ Vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói do bọn phong kiến, thực dân, phát xít gây ra.

– Phong cách nghệ thuật, bút pháp miêu tả của mỗi tác giả khác nhau:

+ Kim Lân khai thác từ tình huống và tâm lí nhân vật.

+ Tô Hoài có lối miêu tả nhân vật độc đáo.

Xem thêm các bài văn mẫu hay tác phẩm Vợ chồng A Phủ trên Taimienphi.vn

– Diễn biến tâm trạng của Mị trong “đêm tình mùa xuân” trong Vợ chồng A Phủ
– Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
– Tâm trạng và Hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-suc-manh-cua-tinh-thuong-yeu-con-nguoi-qua-doan-mi-cuu-a-phu-va-trang-doi-voi-co-vo-theo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp