Cùng tìm hiểu tò he là gì? Tò he có ăn được không? Nét đặc sắc của tò he Việt Nam,…
Tò he là gì? Tò he có ăn được không?
Tò he (còn từng được gọi là con giống bột) là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá… vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là “đồ chơi chim cò”. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi… tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên có lẽ người ta gọi là “tò te”, sau này nói trại thành “tò he”.
Nơi có truyền thống về tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Theo cách của làng này thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, một phần nếp (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích của nó.
Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra…
Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày.
Nét đặc sắc của Tò he Việt Nam
Tò he, tò he! Oh, nhiều con giống đáng yêu quá; hình con Rồng -biểu tượng của thành phố Hà nội này. Đây hẳn là thứ đồ chơi của của trẻ em Việt Nam phải không? Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng thích. Tôi nghĩ rằng, đây là nét văn hóa đặc sắc của đất nước các bạn đấy”.
Giá bán tò he khoảng 20 nghìn một sản phẩm |
Đó là sự thích thú của chị Brawone, du khách đến từ Wellinton, Newzeland, khi được nhóm các bạn trẻ Việt Nam giới thiệu đồ chơi dân gian tò he tại phố đi bộ Bờ Hồ.
Nếu như tò he lạ lẫm đối với người nước ngoài thì với người Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc thì không mấy ai lại không biết đến loại đồ chơi truyền thống này. Không rõ nghề nặn tò he có từ bao giờ, chỉ biết rằng đến nay, tại các lễ hội, khu vui chơi giải trí, công viên hay tại các sự kiện văn hóa từ nông thôn đến thành thị…tò he vẫn hiện hữu bên cạnh nhiều loại đồ chơi hiện đại khác…
Dạo phố đi bộ nhộn nhịp quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà nội vào dịp cuối tuần, du khách dễ dàng bắt gặp những hòm hàng tò he được bày bán đối diện với cổng đền Ngọc Sơn. Trẻ em, thanh niên và người nước ngoài thường nán lại khá lâu để ngắm những chú tò he xanh, đỏ, tím, vàng ngộ nghĩnh và rất sống động.
Tò he nhiều sắc màu, hình thù đa đa dạng bắt mắt |
Du khách Pháp Oryle Mark cho biết muốn mua tò he làm quà kỷ niệm khi về nước: “Oh, thật là hay. Có nhiều hình thù khác nhau. Tôi nghĩ rằng, đây là đồ chơi cho cả người già lẫn trẻ em. Món đồ này mua để làm quà tặng cũng tốt đây. Lại có mùi thơm và có thể ăn được nữa chứ”
Còn chị Elon đến từ Newzeland thích thú nói “Loại đồ chơi này rất đẹp, được làm kỳ công và mầu sắc vô cùng đẹp mắt. Thật ngạc nhiên là chúng được làm bằng tay.Trẻ em chắc rất thích những con giống xinh xắn này. Tôi sẽ mua một cái”
Giá bán tò he khoảng 20 nghìn đồng (hoặc 1 đôla) một sản phẩm. Nếu thích thêm chi tiết nào, người bán miễn phí tặng kèm. Còn nếu không thích mua sẵn, bạn có thể tự tay nặn tò he theo hình thù mình thích. Bé Hà Anh quận Hà Đông hào hứng nói:
“ Con thích nặn tò he vì chúng có nhiều màu sắc, đặc biệt bột làm tò he rất thơm, nặn tò he rất là vui. Con thích tạo những bông hoa đủ sắc màu. Con còn làm được nhiều tò he khác như bác nghệ nhân.
Hai bé say sưa nặn tò he |
“Con thích bông hoa nhưng trước tiên con phải nhờ bác nghệ nhân làm trước rồi làm theo. Con thích tò he bởi chúng rất đẹp, màu sắc rực rỡ”. Bé Hà Anh chia sẻ.
Xem các bé say sưa nặn tò he, chị Monique- du khách Canada nhận xét: “Khi đến đây, tôi cũng muốn biết những gì trẻ em và các bạn trẻ Việt Nam hay chơi.Tôi không biết nhiều đồ chơi truyền thống của Việt Nam, ngoài món nặn tò he này. Đây là một hoạt động bổ ích cho trẻ nhỏ bởi nó phát triển được khả năng sáng tạo, đặc biệt giúp các em tránh và hạn chế những tác hại từ việc xem quá nhiều tivi hay các trò chơi điện tử”
Ông Nguyễn Văn Đĩnh 61 tuổi, nghệ nhân làng Xuân La, Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nôi – nơi nổi tiếng với nghề truyền thống làm tò he cho biết, ông theo nghề từ năm 7 tuổi:“ Không ai biết rõ nghề nặn tò he có từ bao giờ, chỉ biết rằng các bậc cao niên nhất làng tôi kể rằng từ khi sinh ra đã thấy trong nhà đã nặn rất nhiều tò he. Tôi làm tập làm tò he từ năm 7,8 tuổi, đến nay đã gắn bó với nghề được này hơn 55 năm. Nghề truyền thống nặn tò he đã nuôi sống bao thế hệ ở làng tôi”
Nghệ nhân nặn tò he Nguyễn Văn Đĩnh |
Nguyên liệu chính để làm tò he là gạo tẻ trộn với một phần gạo nếp với tỉ lệ ra sao để bột gạo phải dẻo, dễ nặn nhưng không được dính tay. Gạo sau khi được trộn đem ra xay nhuyễn cho thật mịn, trộn với chút nước rồi treo khoảng 4 tiếng cho róc khô nước. Thứ bột ấy sau đó được trộn với nước màu, đem đồ chín thành bột nặn.
“Nước màu có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đó từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, ở đồng quê rất nhiều, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp”
Theo ông Đĩnh, làm tò he cần chút khéo tay, tỷ mỉ, sáng tạo và quan trọng nhất là phải có niềm đam mê, mới có thể “thổi hồn” được cho những con giống bé xinh tò he được.
Bác Đĩnh hướng dẫn các bé nặn tò he |
Nghệ nhân Đĩnh cho biết, như những đồ chơi truyền thống khác, việc duy trì nghề nặn tò he đang gặp nhiều khó khăn, bởi sự lấn áp của các đồ chơi Trung Quốc. Tuy nhiên, những người như ông và thế hệ làng Xuân La vẫn đang nỗ lực giữ gìn, phát triển nét đẹp văn hóa của địa phương và không ngừng tìm hướng đi mới cho tò he. Mới đây, con trai ông được Sở Văn hóa Thể thao-Du lịch Hà nội công nhận là nghệ nhân trẻ và mới đây sang Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản để giới thiệu quảng bá sản phẩm tò he như một nét văn hóa dân gian độc đáo cần được gìn giữ của Việt Nam.
Tò he của Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản cũng có sản phẩm tò he truyền thống, nhưng được gọi với cái tên là Amezaiku (dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là kẹo mút được chế biến một cách công phu), nó rất phổ biến trong các lễ hội văn hóa từ thời Edo. Đến nay Amezaiku không chỉ là một loại kẹo nữa mà đã biến thành bộ môn nghệ thuật thật sự, với một số ít nghệ nhân có thể thật sự chế tác được loại kẹo này cho đúng và đẹp.
Để làm Amezaiku, người ta sẽ trộn bột nếp với lượng mật đường tương xứng, đem nấu cho mềm. Khi bột vẫn còn dẻo thì nghệ nhân nhanh tay ngắt từng viên bột nhỏ, tạo hình hoặc nhuộm màu. Quá trình nặn kẹo chỉ kéo dài 3 – 5 phút trước khi bột cứng, đòi hỏi tay nghề cực khéo léo của người nghệ nhân.
Người làm kẹo Amezaiku cũng cần nhanh nhẹn, có óc sáng tạo và quan trọng nhất là…. không sợ nóng! (vì bột làm kẹo khi vừa chín sẽ rất nóng, nếu không quen thì không thao tác được).
Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm Amezaiku tiêu biểu nhé!
Amezaiku hình cá vàng – thiết kế phổ biến nhất của loại kẹo này. Để tạo nên cây kẹo trong suốt, người ta sẽ tăng lượng đường mật lên hoặc có thể thổi thêm 1 lớp mạch nha bên ngoài.
Cũng cùng kĩ thuật đó, người Nhật sẽ tạo ra các loại Amezaiku mô phỏng những con vật thiêng như ếch, rắn, mèo…
Một loại Amezaiku khác, sử dụng nhiều bột hơn, tạo nên lớp kẹo mịn lì giống như tò he của Việt Nam vậy.
Bạn đang xem: Tò he là gì? Tò he có ăn được không? Nét đặc sắc của tò he Việt Nam
Ngày nay ngoài các hình dạng tao nhã truyền thống, người ta còn tạo hình Amezaiku theo phong cách dễ thương.
Chỉ nhìn qua thì khó mà tin đây là kẹo chứ không phải các con giống bằng thủy tinh.
Qua bài viết ở trên, đã giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tò he – nghệ thuật dân gian truyền thống của ngươi Việt Nam, tò he có ăn được không, nét đặc sắc của tò he, tham khảo tò he của Nhật Bản,… Các em học sinh có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp