Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con sông Đà trữ tình

0
122
Rate this post

Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con sông Đà trữ tình

chung minh rang thien nhien trong nguoi lai do song da la con song da tru tinhBài văn mẫu Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con sông Đà trữ tình

Bạn đang xem: Chứng minh rằng thiên nhiên trong Người lái đò sông Đà là con sông Đà trữ tình

Bài làm

Con Sông Đà “trữ tình”

Sông Đà đâu chỉ hung bạo, mà còn là một dòng sông tuyệt vời thơ mộng. Đặc biệt, từ mạn Thác Bờ về xuôi, Sông Đà chỉ còn vẻ dịu dàng như bất kì một dòng sông nào ở vùng đồng bằng. Bởi vậy, bên cạnh tính hung bạo, Nguyễn Tuân rất chú trọng khắc họa tính trữ tình của dòng sông này. Vốn văn hóa, vốn từ vựng giàu có, trí tưởng tượng bay bổng của nhà văn thả sức tung hoành, tạo nên những đoạn văn mượt mà như những dòng thơ.

Để khắc họa tính trữ tình, dịu dàng cùa dòng sông, trước hết Nguyễn Tuân miêu tả Sông Đà một cách bao quát bằng một câu văn đầy hình ảnh và nhịp điệu: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai là cuồn cuộn mù khói nú Mèo đốt nương xuân. Có thể coi đây là một bức tranh tổng thể về Sông Đà, lúc đầu chảy ngoằn ngoèo giữa điệp trùng núi đá và đại ngàn Tây Bắc nhưng khi về dần đến miền trung du, Đà Giang chảy êm ả thẳng dòng?

Tác giả ngắm nhìn Sông Đà ở nhiều thời gian, nhiều không gian khác nhau. Với tình cảm trìu mến thiết tha, nhà văn đã phát hiện được một cách tinh tế màu sắc của dòng sông biến đổi theo từng mùa. Xuân về, Đà giang xanh ngọc bích, tức là màu xanh rất đẹp, vừa trong xanh lại vừa óng ánh, chứ không xanh như màu xanh canh hến. Khi thu sang, nước Sông Đà một vẻ đẹp riêng. Chính vì thế, Nguyễn Tuân bực bội khi bọn thực dân cướp nước lại gọi một cách thô bạo Sông Đà là dòng sông Đen – sông có màu đen (riviere Noire).

Tác giả đã dành những đoạn văn hay nhất tả cảnh vật ven Sông Đà để tôn thêm tính trữ tình của dòng sông, nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh trong sáng gợi cảm và đầy chất thơ. Nhịp điệu câu văn lúc thì hối hả, mau lẹ do cách ngắt câu và diễn đạt theo lối điệp (Bờ Đông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà) để diễn tả niềm sung sướng đang trào dâng trong lòng tác giả, lúc thì chậm rãi, như dãi ra để diễn tả cái vắng lặng rất nên thơ của con sông này: Cảnh ven sông ở đáy lặng tờ… như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Hình ảnh một bà tiên sứ, một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa có sức khơi gợi sâu xa, khắc họa được vẻ đẹp hoang sơ, tồn tại như vĩnh hằng của thiên nhiên. Với cách liên tưởng và ví von ấy, dường như Sông Đà còn có vẻ đẹp của một con sông bền bỉ chạy qua bao tháng năm lịch sử, mang dấu tích văn hóa ngàn xưa của dân tộc.

Hơn nữa, với một tình yêu thiên nhiên Tây Bắc tha thiết, tác giả nhìn Sông Đà như một cố nhân…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chung-minh-rang-thien-nhien-trong-nguoi-lai-do-song-da-la-con-song-da-tru-tinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp