Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022

0
103
Rate this post

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập tự luận kèm theo đề thi minh họa.

Đề cương ôn thi học kì 2 Lịch sử 9 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Lịch sử 9 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Lịch sử 9 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử 9

Nội dung

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương II

Việt Nam trong những năm 1930 – 1939

Kể được tên nhân vật lịch sử

Phân biệt được những sự kiện lịch sử

Nhận xét được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

2

0,5

5%

1

1

10%

4

1,75

17,5%

Chương III Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhớ được thời gian và nội dung sự kiện lịch sử

Giải thích được nội dung không phải là nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

2

0,5

5%

4

1

10%

Chương IV

Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến

Giải thích được vì sao sau cách mạng tháng Tám nước ta lại rơi vào tình thế “ngàn cân treo

sợi tóc”

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1

2

20%

Chương V

Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

– Nhớ được sự kiện lịch sử.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

Chương VI Việt Nam từ năm 1954-1975

– Nhớ được số liệu lịch sử.

– Kể tên được sự kiện lịch sử.

– Trình bày được sự kiện lịch sử.

Giải thích được nội dung kiến thức lịch sử

Phân tích sự kiện lịch sử

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

1

2,5

25%

2

0,5

5%

1

1,5

15%

6

5

50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

7

4

40%

5

3

30%

3

2

20%

1

1

10%

16

10

100%

II. Bài tập ôn thi học kì 2 Lịch sử 9

Câu 1: Hãy kể về chiến công của các anh hùng như: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, trong kháng chiến chống Pháp?

Câu 2: Trình bày kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960 )?

Câu 3: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch lớn như thế nào?

Câu 4: Vì sao thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?

Câu 5: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng những biện pháp và thủ đoạn gì? Chiến lược “Chiến tranh cục Bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 5: Vì sao Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh “ Chiến tranh cục bộ”? Tính chất ác liệt của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” được thể hiện như thế nào?

Câu 7: Mĩ thực hiện âm mưu, thủ đoạn gì trong việc đánh phá miền Bắc nước ta?

Câu 8: Vì sao Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bàng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

Câu 9: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa “Chiến lược chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

Câu 10: Trong các sự kiện lịch sử Việt Nam ở học Kì II lớp 9, em thích nhất sự kiện nào. Giải thích vì sao?

Câu 11: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và tài tình của Đảng ta?

Câu 12: Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari 1973?

Câu 13: Hoàn thành bảng kê phong trào đấu tranh của quân và dân ta từ khi Mỹ can thiệp vào miền Nam đến năm 1973?

Câu 14: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ từ 1954-1975?

Câu 15: Mĩ thực hiện âm mưu, thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”

III. Đề thi minh họa học kì 2 Lịch sử 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 Điểm)

Khoanh tròn trước câu trả lời đúng( mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1 : Hình thức đấu tranh thời kì 1936-1939 là hình thức nào?

A. Khởi nghĩ vũ trang .

B. Kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp .

C. Chính trị kết hợp với vũ trang .

D. Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa .

Câu 2: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. 22/12/1944

B. 24/12/1944

C. 13/8/1945

D. 16/8/1945

Câu 3 : Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?

A. Pháp công nhận Việt nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do .

B. Pháp cộng nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.

C. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền bắc thay quân Tưởng .

D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ

Câu 4 : Để đẩy lùi nạn đói , biện pháp nào là quan trọng nhất

A. Lập hũ gạo tiết kiệm .

B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.

C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất .

D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ .

Câu 5. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta có được những thuận lợi cơ bản nào?

A. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

B. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phận phụ thuộc.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hoà bình dân chủ phát triển.

D. A, B và C đúng.

Câu 6. Ai là tác giả của tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi”?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Trường Chinh

C. Phạm Văn Đồng

D. Võ Nguyên Giáp

Câu 7. Trong chiến dịch Biên giới 1950, trận đánh nào được xem là ác liệt và có ý nghĩa nhất?

A. Đông Khê.

B. Thất Khê.

C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.

D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.

Câu 8. Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?

A. Loại khỏi vòng chiến đầu hơn 8000 quân địch.

B. Giải phóng vùng biên giới Việt -Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.

C.Hành lang Đông -Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình.

D.Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơ – ve của Pháp bị phá sản.

Câu 9: Nơi nào diễn ra trận chiến đầu tiên giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ:

A. Cứ điểm Him Lam

B. Sân bay Mường Thanh

C. Đồi A1

D. Sở chỉ huy Đờ Cát –tơ – ri.

Câu 10: Kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp –Mĩ.

B. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.

C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.

D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na –va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Câu 11: Pháp rút lui khỏi Miền Nam, Mĩ nhảy vào và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu:

A.Chống phá cách mạng miền Bắc.

B.Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.

C. Cô lập miền Bắc, phá hoại miền Nam.

D. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne -vơ.

Câu 12: “ Đồng khởi” có nghĩa là:

A. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa

B. Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa

C.Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa

D. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 Điểm)

Câu 1: (2 điểm) Hãy giải thích vì sao . Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.?

Câu 2 (3 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp 1945-1954?

Câu 3 (1 điểm) Hãy đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập đảng?

Câu 4 (1 điểm) So sánh điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ” và “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) (mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA B A D C D B A B C D B C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 Điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

– Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cách mạng Việt Nam

– Đã đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. Mở đầu thời kỳ Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

– Cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới.

1

0,5

0,5

2

ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp 1945-1954

* Ý nghĩa lịch sử:

– Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Giáng 1 đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc , làm tan rã hình thức thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

* Nguyên nhân thắng lợi:

– Sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đường lối chính trị, quân sự đúng đắn.

– Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng mở rộng, có hậu phương vững chắc.

– Có tính đoàn kết liên minh chiến đấu Việt – Miên- lào, được sự giúp đỡ của Trung quốc, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác .

0,75

0,75

0,5

0,5

0,5

3

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập đảng

– Trực tiếp và chủ trì Hội nghị thành Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3-2-1930.

– Vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

0.5

0.5

4

Điểm giống chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ” và “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ

+ Lực lượng chủ yếu tham chiến trong “chiến tranh đặc biệt” là quân đội tay sai( ngụy quân- dùng người Việt trị người Việt)với trang thiết bị chiến tranh và cố vấn Mĩ

+ Trong “chiến tranh cục bộ” lực lượng tham gia chiến tranh gồm: quân Mĩ, quân đồng minh, trong đó quân Mĩ trực tiếp tham chiến và gữi vai trò quan trọng.

0.5

0.5

Giáo Dục, Lớp 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-tap-hoc-ki-2-mon-lich-su-lop-9-nam-2021-2022/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp