Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

0
115
Rate this post

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

phan tich hinh tuong nhan vat thuc sinh trong doan thuy kieu bao an bao oan

3 bài văn mẫu Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

Bạn đang xem: Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán

1. Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, mẫu số 1:

Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà ép làm gái lầu xanh, ở đây Kiều đã gặp Thúc Sinh – là con rể của quan Thượng thư, một người phong tình quen thói bốc rời. Lúc đầu, Thúc Sinh chỉ trăng gió nhưng về sau lại trở thành đá vàng với nàng. Thúc Sinh đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy làm vợ lẽ. Mặc dù sau này có chuyện Kiều bị đánh ghen, bị làm nhục nhưng Thúc Sinh trong điều kiện có thể, nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm Các để giữ chùa, chép kinh, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Có thể ta chê trách Thúc Sinh nhưng dù sao chàng cũng là ân nhân của Kiều, là người đã giúp Kiều hoàn lương. Kiều là một người phụ nữ phúc hậu nên nàng không bao giờ có thể quên ơn chàng. Thúc Sinh được mời tới trong cảnh oai nghiêm của nơi Kiều xử án:

Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run.

Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ mời rất trọng vọng. Trước cảnh gươm lớn giáo dài, chàng Thúc hoảng sợ đến mức mất cả thần sắc, mặt như chàm đổ, người run lên như đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách có phần nhu nhược của chàng ta.

—————-HẾT BÀI 1—————

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) SGK Ngữ Văn lớp 9.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán để có sự chuẩn bị tốt cho bài Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

2. Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, mẫu số 2:

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một thiên kiệt tác, không chỉ mang giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc mà thành công còn nằm ở mặt nghệ thuật của tác phẩm, điển hình nhất đó chính là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bằng những nét chấm phá ấn tượng. Do vậy,dù là nhân vật chính diện hay phản diện, nhân vật chính hay nhân vật phụ thì đều được khắc họa rõ nét.Trong đoạn trích ” Thúy Kiều báo ân báo oán”, hình ảnh Thúc Sinh dù chỉ xuất hiện thoáng qua và được khắc họa thông qua một vài câu nhưng cũng thể hiện được trọn vẹn con người cũng như tính cách của nhân vật này.

Thúc Sinh là một thư sinh, gia đình cũng thuộc hàng danh giá, lại lấy được con gái của Thượng Thư là Hoạn Thư.Trong một lần đi chơi ở chốn thanh lâu, Thúc Sinh đã gặp Thúy Kiều và đem lòng yêu mến nàng. Thúc Sinh đã dùng tiền để chuộc Thúy Kiều ra và muốn lập nàng làm thiếp.Khi gặp được Từ Hải, Thúy Kiều đã mời Thúc Sinh đến “phiên tòa” để báo đáp công ơn cứu giúp nàng. Ở đây, tính cách của nhân vật này được khắc họa khá rõ nét:

“Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ, mình giường lẽ run”

Trong phiên tòa xử phạt này, Thúy Kiều đã cho người đưa Thúc Sinh đến để tiện bề báo đáp ân nghĩa Thúc Sinh đã dành cho nàng.Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng từ “mời”, bản thân từ này cũng thể hiện phần nào sự coi trọng cũng như “tư cách” của Thúc Sinh trong phiên tòa này.Tuy nhiên, với bản tính nhu nhược, có phần nhát gan, khi chứng kiến không khí nghiêm túc cùng đội quân oai nghiêm của Từ Hải thì Thúc Sinh đã “Mặt như chàm đổ, mình giường lẽ run”. Dùng từ “chàm đổ” để miêu tả khuôn mặt của Thúc Sinh đã gợi cho người đọc liên tưởng về một gương mặt sợ hãi quá độ nên mất đi sắc hồng thông thường mà xám ngắt như màu chàm.

phan tich nhan vat thuc sinh trong truyen kieu

Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, văn mẫu tuyển chọn

Nếu như “chàm đổ” thể hiện được sắc mặt thì từ “run” mà Nguyễn Du dùng trong câu thơ này lại diễn tả được cái run rẩy, sợ hãi trong hành động của Thúc Sinh.

Có lẽ, Thúc Sinh cũng biết trong thời gian sống với mình, Thúy Kiều đã phải chịu bao nhiêu cay đắng, đau khổ, lại chịu sự hành hạ dã man của Hoạn Thư nên khi bị mời đến thì mang nặng một cảm giác bất an tột cùng. Lại thêm bản tính nhu nhược, bất lực càng làm cho hình ảnh Thúc Sinh trở nên đãng thương, lại có phần hài hước.

Khi nghe Thúy Kiều trần tình nguyên cớ mời mình đến là để báo đáp ân tình thì Thúc Sinh tuy có bình tâm hơn nhưng trong lòng lúc nào cũng thấp thỏm cảm giác bất an, sợ hãi. Đặc biệt, khi Thúy Kiều lên tiếng kết tội Hoạn Thư thì Thúc Sinh càng run sợ, một bộ dạng vô cùng đáng thương.

“Vợ chàng quỷ quái yêu ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”

Khi tiếng “vợ chàng” cất lên thì sự bình tâm vừa có được của Thúc Sinh thoáng chốc bị nỗi sợ hãi, hoảng hốt thổi đi không còn dấu vết.

“Thúc Sinh trông mặt bấy giờ
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm”

Khuôn mặt biến sắc đến xám ngắt của Thúc Sinh chưa kịp phục hồi sắc hồng thì lời kết tội của Thúy Kiều đối với Hoạn Thư, đặc biệt còn nhắc đến trong mối quan hệ với mình nên mồ hôi đã “như mưa ướt đầm”.

Phải chăng ở đây Thúc Sinh sợ Thúy Kiều vì lòng căm ghét với Hoạn Thư mà liên lụy đến mình chăng?

Qua câu ta thấy,Thúc Sinh không chỉ nhu nhược, bất tài mà còn nhát gan,thiếu bản lĩnh cần có của người đàn ông. Cũng có lẽ vì sự nhút nhát, thiếu dứt khoát, bản lĩnh này mà khi ở bên, Thúy Kiều đã phải chịu biết bao nhiêu đau khổ.

“Lòng riêng mừng sợ khôn cầm
Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai”

Nỗi lòng, tâm trạng của Thúc Sinh lúc này khá phức tạp,mừng có, sợ có.

“Mừng” ở đây có lẽ là nỗi vui mừng của một người cố nhân khi thấy Thúy Kiều đã có thể đứng ở vị trí “trên” mà trừng phạt những người đã gây ra đau khổ, chà đạp lên nhân phẩm của nàng. Nếu hiểu theo nghĩa này ta sẽ thấy Thúc Sinh tuy nhu nhược, hèn nhát song cũng là một kẻ đa tình. Tình yêu mà Thúc Sinh dành cho Thúy Kiều là chân thành, nhưng vì không đủ bản lĩnh nên không thể đấu tranh,bảo vệ và mang lại hạnh phúc cho nàng.

“Sợ” ở đây phải chăng là sự lo lắng cho số phận, bản án tới đây dành cho Hoạn Thư. Tuy với Hoạn Thư là cuộc “hôn nhân không hạnh phúc”, lại thường xuyên bị Hoạn Thư “đè đầu cưỡi cổ” song ở tận sâu đáy lòng thì chàng vẫn cảm thấy có chút xót xa, lo sợ thay cho nàng. Ta thấy Thúc Sinh cũng là một con người đầy tình nghĩa.

Như vậy,chỉ với vài nét khắc họa mô tả lời nói cũng như hành động của Thúc Sinh mà Nguyễn Du đã để lại cho người đọc toàn bộ tấm chân dung của nhân vật này: hèn nhát,nhu nhược nhưng cũng rất mực si tình, trọng tình nghĩa.
 

3. Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, mẫu số 3:

Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du , chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

Bên cạnh việc trả thù cho những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình thì Thúy Kiều là người coi trọng ơn nghĩa, vì thế sau khi được Từ Hải cứu giúp nàng đã quay lại trả ơn những người đã có ân tình

Đúng với phẩm chất nhân hậu vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới chuyện đền ơn trước rồi mới báo oán sau. Người được mời đầu tiên là Thúc Sinh: “Cho gươm mời đến Thúc lang”với mình trong thời gian trôi dạt của nàng.

Thúc Sinh là một con người vốn hiền lành, tốt bụng nhưng cũng là kẻ đa tình và nhu nhược, dám yêu nhưng không đủ dũng khí để bảo vệ và che chở cho tình yêu của mình, khi thấy cảnh “Cho gươm mời đến Thúc lang” chàng ta đã vô cùng hốt hoảng, điều này cũng dễ hiểu thôi vì bản tính của chàng ta vẫn là kẻ nhút nhát.

Nhưng Thúy Kiều là một người coi trọng ân nghĩa, trong cơn hoạn nạn, dù là kẻ nhu nhược nhưng đã đứng lên hành động nghĩa hiệp để phần nào cứu giúp nàng trong lúc khó khăn:

“Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?…”

Khi Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục, Thúy Kiều đã có những tháng ngày được xem là tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh. Nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”, nàng không bao giờ quên.

Thúy Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng. Hai chữ “người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi,biểu hiện tấm lòng biết ơn chân thành của nàng.

Khi nói với Thúc Sinh, trong ngôn ngữ của Kiều xuất hiện nhiều từ Hán Việt: “nghĩa”,”tòng”,”phụ”,”cố nhân”… kết hợp với điển cố “Sâm Thương”. Lời lẽ của Kiều khi nói với Thúc Sinh là lời lẽ của một “phu nhân” với những khái niệm đạo đức phong kiến như chữ “nghĩa”, chữ “tòng” và “những phong cách biểu hiện ước lệ, công thức “Sâm Thương”, “nghĩa trọng nghìn non” ( Đặng Thanh Lê). Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

bai van phan tich nhan vat thuc sinh trong thuy kieu bao an bao oan

Bài văn Phân tích hình tượng nhân vật Thúc Sinh trong đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán đầy đủ, chi tiết

Vì muốn thoát khỏi cảnh: “Sống làm vợ khắp người ta” nên Kiều đã nhận lời làm vợ lẽ Thúc Sinh. Nhưng cũng vì gắn bó với Thúc Sinh mà Kiều khốn khổ với thân phận tôi đòi khi rơi vào tay vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư. Nàng cho rằng nỗi đau đớn của mình không phải do Thúc Sinh gây ra. Thúy Kiều cũng thấu hiểu hoàn cảnh éo le và tâm trạng của Thúc Sinh: yêu nàng nhưng không đủ sức bảo vệ nàng. Dù thế nhưng trong thâm tâm nàng chưa bào giờ oán hận và trách cứ chàng điều gì cả, tuy thời gian ở bên chàng ít và cũng không hẳn là yên ổn nhưng đối với Thúy Kiều lúc thì như thế là một ân huệ quá lớn, nàng đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” xem như báo đáp phần nào những gì mà Thúc Sinh đã cố gắng giúp đỡ mình trong thời gian đó.

Nhưng thật sự những nỗi đau mà do người vợ của chàng gây ra đến tận bây giờ nàng cũng chưa thể nào quên được, chưa thể nào xoa dịu được, bởi vết thương lòng quá lớn, nàng như muốn hét lên vì những tội ác mà do vợ của chàng gây ra:

“Vợ chàng quỉ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”

Cách nói đã có thay đổi. Khi nhắc về ân nghĩa của Thúc Sinh, cách nói của Kiều rất trang trọng. Nhưng nói đến Hoạn Thư, cách nói lại chuyển sang nôm na như kiểu nói của người bình dân. Những thành ngữ “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén” và câu nói dứt khoát “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán theo quan điểm của nhân dân: cái ác phải bị trừng phạt, “ác giả ác báo”.

Qua việc báo ân Thúc Sinh, ta thấy Thúy Kiều là một người nhân hậu,nghĩa tình “Ơn ai một chút chẳng quên”. Và Thúc sinh là một con người tốt bụng, hiền lành nhưng lại tỏ ra nhu nhược, hèn nhát không dám đứng lên để bảo vệ tình yêu của mình, bảo vệ người mình yêu thương.

—————HẾT—————–

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) với phần Soạn bài Chị em Thúy Kiều để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-hinh-tuong-nhan-vat-thuc-sinh-trong-doan-thuy-kieu-bao-an-bao-oan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp